Kiến thức quanh ta
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
VIÊM LÀ GÌ: TÌM HIỂU TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Mục lục nội dung
1. Giải đáp: Viêm là gì?
Viêm là thuật ngữ sử dụng trong y khoa, để mô tả phản ứng của cơ thể khi đối mặt với tổn thương hoặc tác nhân gây hại. Các triệu chứng của viêm xảy ra nhằm mục đích bảo vệ cơ thể.
1.1. Phân loại tình trạng viêm nhiễm
Để hiểu về khái niệm viêm là gì, bạn cần phân biệt 2 loại viêm: Viêm nhiễm cấp tính và mãn tính.
1.1.1. Viêm nhiễm cấp tính
Viêm nhiễm cấp tính khởi phát đột ngột, thuộc loại phản ứng tức thì của cơ thể nhằm bảo vệ vùng tổn thương. Viêm xảy ra sau khi cơ thể nhận diện được mối đe dọa và có các tính chất:
- Diễn ra trong thời gian ngắn: Thường kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của cơ thể.
- Mức độ nặng/nhẹ tùy loại viêm: Ví dụ viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm họng, viêm dạ dày ruột cấp tính,... là những loại viêm nhẹ. Viêm sẽ khỏi hoàn toàn sau vài ngày uống thuốc. Trường hợp viêm gan, viêm thận, viêm phổi cấp tính,... cần xử lý ngay, nguy cơ cao chuyển sang viêm mãn tính (suy gan, suy thận,...)
1.1.2. Viêm nhiễm mãn tính
Khác với cấp tính, viêm nhiễm mãn tính là phản ứng viêm kéo dài của cơ thể, gây mệt mỏi, đau đớn. Đặc điểm của loại viêm nhiễm này là:
- Viêm mãn tính phát triển chậm, giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng nên nhiều người chủ quan, không khám định kỳ.
- Không giới hạn ảnh hưởng tới nhiều khu vực, bộ phận cơ thể.
- Bệnh nhân có thể mắc viêm mãn tính trong vài tháng đến vài năm, cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài, thay đổi lối sống, xử lý bệnh nền.
Viêm là phản ứng của cơ thể để bảo vệ vùng bị tổn thương
1.2. Viêm nhiễm có thể xảy ra ở đâu trên cơ thể?
Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, từ da, cơ, xương đến cơ quan nội tạng tim, gan, phổi, thận,... đều có thể bị viêm nhiễm. Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm nhiễm, không phân biệt lứa tuổi, giới tính.
Những người có hệ miễn dịch kém, người đang điều trị ung thư, tiểu đường hoặc người sử dụng thuốc lá, rượu bia,... có nguy cơ viêm cao hơn. Cơ thể cần sinh ra các phản ứng để chống lại bệnh tật và những chất độc hại.
1.3. Biến chứng của viêm nhiễm kéo dài
Viêm nhiễm kéo dài gây tổn thương nặng nề, đặc biệt cho 3 hệ cơ quan: Tiêu hóa, hô hấp và xương khớp. Điều này dẫn tới suy giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng: Xơ gan, viêm phổi mãn tính,...
1.3.1. Viêm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Các tế bào miễn dịch bắt đầu phản ứng lại với vi khuẩn sẵn có trong đường ruột. Hệ tiêu hóa bị tấn công khiến cơ thể mắc các bệnh tự miễn như:
- Viêm loét dạ dày và tá tràng.
- Viêm đại tràng.
- Trào ngược dạ dày, thực quản.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Rối loạn vi khuẩn đường ruột.
- Bệnh Celiac.
- Ung thư dạ dày.
Chế độ ăn uống không lành mạnh làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi viêm nhiễm. Niêm mạc dạ dày, ruột tiếp xúc với thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín chứa lượng lớn vi khuẩn. Sưng viêm mãn tính làm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, làm cơ thể suy nhược.
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể làm ảnh hưởng sức khỏe hệ tiêu hóa
1.3.2. Viêm gây biến chứng lên đường hô hấp
Hệ hô hấp gồm có mũi, họng, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi,... Viêm kéo dài ở hệ hô hấp làm tăng tích tụ dịch, tắc nghẽn đường thở, gây ra các bệnh như:
- Hen suyễn.
- Nhiễm trùng hô hấp ở phổi.
- Lao phổi.
- Ung thư phổi.
- Viêm xoang mãn tính.
1.3.3. Viêm nhiễm kéo dài làm phá huỷ xương khớp
Viêm mãn tính cản trở sự phát triển của xương, khiến trẻ còi xương, chậm lớn. Các chất gây viêm như cytokine và prostaglandin có thể tấn công ngược các tế bào mô sụn và khớp, làm xương giòn, dễ gãy.
Viêm mãn tính gây mất cân bằng giữa tái tạo và phân hủy mô, làm cho quá trình hồi phục trở nên khó khăn. Viêm ở hệ tiêu hóa gây cản trở sự hấp thụ canxi - một chất dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe.
1.3.4. Viêm nhiễm đi kèm sưng nướu, loét miệng
Đối với răng miệng, viêm nướu là một bệnh phổ biến. Tại vị trí viêm, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, mùi hôi, thậm chí xuất hiện ổ nhiễm trùng, có mủ. Ngày càng có nhiều vi khuẩn tích tụ, kết hợp vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn tới viêm nha chu. Đây là biểu hiện của nhiễm trùng cấp độ nặng, có nguy cơ cao tiêu xương răng, mất răng.
Viêm nướu là bệnh răng miệng phổ biến
2. Nhận biết dấu hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm
Phản ứng của viêm nhiễm là cách cơ thể loại bỏ tác nhân gây hại, giới hạn sự lan rộng của tổn thương và bắt đầu quá trình phục hồi. Hệ thống miễn dịch kích hoạt tế bào đề kháng, tấn công vi khuẩn, nấm ký sinh,... Triệu chứng khi bị viêm là:
- Sưng to do tích tụ của chất lỏng và tế bào miễn dịch.
- Vùng da viêm tăng lưu thông máu nên tấy đỏ, nóng rát.
- Đau nhức cơ thể, mệt mỏi, tăng nhiệt độ gây sốt.
- Chảy dịch, mưng mủ, nặng hơn là nhiễm trùng.
- Viêm ở khớp làm giảm khả năng cử động, đi lại khó khăn, tê bì chân tay.
- Chán ăn, ợ chua, ợ hơi, trào ngược axit dạ dày.
- Nhịp tim tăng nhanh, khó thở, buồn nôn, choáng váng.
- Da ngứa ngáy, kích ứng, nổi mụn nhỏ li ti.
3. Phòng tránh viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng
Viêm nhiễm vừa có lợi cho sức khỏe, cũng vừa có hại nếu không được xử lý đúng cách. Việc giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh là biện pháp tốt nhất giúp bạn phòng tránh viêm, nhiễm trùng.
3.1. Ăn đủ chất để phòng viêm nhiễm
Cung cấp đủ các chất vitamin, protein, chất xơ,... giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, giảm viêm hiệu quả. Đặc biệt, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chống viêm như:
- Rau xanh và hoa quả tươi: Cải bó xôi, bông cải xanh, và trái cây cam, bưởi, quả mọng (việt quất, mâm xôi, dâu tây, cherry,...).
- Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, hạt lanh, và quả óc chó,... chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
- Ngũ cốc và hạt nguyên cám: Hạnh nhân, hạt chia, yến mạch,... cung cấp nhiều chất xơ, vitamin E và các khoáng chất cần thiết.
- Thực phẩm chứa probiotic: Sữa chua và các sản phẩm lên men khác giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường miễn dịch.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là cách phòng chống viêm nhiễm hiệu quả
3.2. Không dùng chất kích thích
Không sử dụng chất kích thích là một biện pháp quan trọng để phòng tránh viêm nhiễm, ngăn ngừa suy giảm hệ miễn dịch. Bạn cần tránh xa các dạng chất kích thích sau:
- Thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại như nicotine, hắc ín, carbon monoxide và các hợp chất gây ung thư. Nicotine gây nghiện và kích thích giải phóng các chất gây viêm, làm tổn hại mô, tế bào.
- Rượu bia chứa thành phần chính ethanol, có thể làm viêm gan, viêm tụy, stress oxy hóa,... dẫn tới viêm mãn tính.
- Cafe và các thức uống chứa cafein có lợi ích nhất định cho sức khỏe. Nhưng khi tiêu thụ quá mức gây mất ngủ, căng thẳng, kích thích sản xuất cortisol - một hormone tăng viêm nhiễm.
- Ma túy gồm các loại cần sa, heroin, cocain, thuốc phiện,... Sử dụng ma túy làm tăng nhịp tim, tích tụ độc tố trong gan, tê liệt thần kinh, ức chế chức năng miễn dịch, gây ra nhiều viêm nhiễm.
3.3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng, nướu và toàn bộ khoang miệng. Răng miệng làm sạch không đúng cách sẽ tích tụ mảng bám, vi khuẩn. Từ đó dẫn đến các bệnh lý như: Viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng có thể lan rộng.
- Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Mỗi lần đánh răng kéo dài ít nhất 2 phút.
- Dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng, những nơi mà bàn chải không thể chạm tới.
- Nước súc miệng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm nguy cơ viêm nướu và sâu răng. Bạn nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau bữa ăn.
Đánh răng đúng cách là cách để bảo vệ sức khỏe khoang miệng
3.4. Rèn luyện thể thao để nâng cao miễn dịch
Tập luyện thể thao đều đặn giúp tăng lưu thông máu để tế bào miễn dịch di chuyển nhanh chóng đến các khu vực viêm nhiễm. Thể thao cũng giúp giảm căng thẳng, điều hòa hormone, và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tất cả đều là những yếu tố quan trọng để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Một số hình thức thể thao bạn có thể tham khảo là: Đạp xe, bơi lội, đi bộ, tập với tạ, chống đẩy, kéo xà, squat,... Bạn có thể tập từ 2-3 lần mỗi tuần, mỗi bài tập 2-4 set với 8-12 lần lặp lại.
3.5. Khám sức khỏe định kỳ
Nhiều loại viêm bên trong không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề như tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, và ung thư do viêm.
- Bác sĩ đưa ra các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thực phẩm chức năng,...
- Theo khuyến nghị của bác sĩ, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần.
- Nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền sẵn hoặc người đang trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, chấn thương nên khám thường xuyên hơn.
Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp bạn giải đáp các câu hỏi viêm là gì, dấu hiệu, triệu chứng khi bị viêm,... Người có sức khỏe tốt sẽ tăng năng suất làm việc, tạo ra những giá trị tốt đẹp. Hãy luôn quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, tránh bị viêm nhiễm nguy hiểm.
Các viêm nhiễm xảy ra ở răng miệng cũng có tác động rất lớn đến sức khoẻ, nếu Quý khách cần nhận thêm tư vấn, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền câu hỏi thắc mắc vào bảng sau đây.