Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CẤU TẠO NƯỚU RĂNG NHƯ THẾ NÀO? LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ NƯỚU LUÔN KHOẺ MẠNH?
Mục lục nội dung
1. Cấu tạo nướu răng gồm các phần nào?
Nướu răng là các mô niêm mạc mềm, có màu hồng. Nướu răng bao phủ quanh chân răng hàm trên và răng hàm dưới. Chúng giúp răng gắn kết chặt vào khung xương hàm.
Cấu tạo nướu răng tương đối phức tạp. Tuy nhiên nướu răng được chia làm 2 thành phần chính là nướu rời và nướu dính.
1.1. Nướu rời
Đây là một thành phần quan trọng cấu tạo nướu răng. Nướu rời là phần nướu tự do, nằm viền quanh cổ răng. Nướu rời ngăn cách với nướu dính bởi một rãnh nhỏ.
Rãnh nướu là một rãnh nhỏ hẹp có hình chữ V. Gồm 2 vách: vách mềm (nướu rời) và vách cứng (bề mặt gốc răng).
Gai nướu là phần nướu có dạng hình tháp, nằm giữa hai chiếc răng. Các khoảng hở trong kẽ răng sẽ được hình thành nếu gai nướu quá to hoặc quá nhỏ. Chúng gây ứ đọng thức ăn, làm vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển. Một thời gian dài sẽ làm răng bị nhiễm khuẩn và gây viêm nha chu.
1.2. Nướu dính
Nướu dính nằm trải dài và áp sát vào răng. Chúng bám dính chặt vào xương ổ răng. Nướu dính khi chịu áp lực nhai của răng sẽ không di động như nướu rời.
Vị trí của nướu rời và nướu dính
2. Chức năng của nướu răng là gì?
Vì cấu tạo nướu răng bao phủ quanh chân răng, do đó nướu răng có nhiều vai trò quan trọng.
- Cố định, nâng đỡ răng. Giữ cho răng được đặt đúng vị trí trong xương ổ răng.
- Tạo ra một hàng rào liên kết tất cả các răng trên khung hàm.
- Duy trì liên kết chặt chẽ với các tổ chức niêm mạc miệng.
- Bao phủ và bảo vệ chân răng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Nướu đảm nhận chức năng bảo vệ chân răng
3. Một nướu răng khỏe mạnh có đặc điểm gì?
Sau khi tìm hiểu tổng quan về cấu tạo nướu răng, vậy đặc điểm của một nướu răng khỏe mạnh như thế nào?
3.1. Nướu có màu hồng
Nướu khoẻ mạnh thường có màu hồng nhạt. Khi bị viêm, nướu răng có màu đỏ, trắng hoặc xanh lam. Việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ma túy cũng làm tăng khả năng thay đổi màu nướu.
Ngoài ra, tùy vào từng cơ địa, nướu răng cũng bị thay đổi màu do các yếu tố như: lượng máu đến nướu, sắc tố da, độ dày và mức độ sừng hóa.
3.2. Không có đốm đen, mảng đen trên nướu
Hiện tượng này xảy ra do sự lắng đọng quá mức của sắc tố Melanin gây tăng sắc tố nướu. Đốm đen thường xuất hiện ở vị trí gai nướu. Để loại bỏ các đốm đen, mảng đen này, bác sĩ cần thực hiện phương pháp khử sắc tố nướu - hay còn gọi là tẩy trắng nướu.
3.3. Nướu có hình cong, hình vỏ sò ôm sát răng
Nướu khỏe mạnh sẽ lấp đầy các khoảng trống trong răng. Nướu giúp khoảng cách giữa các răng được khít, không để lại khoảng hở. Nướu bám chặt vào từng chiếc răng, giúp răng vững chắc hơn.
3.4. Không đau hay chảy máu
Khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như thăm dò nha chu, nướu khỏe mạnh sẽ không xuất hiện các hiện tượng như chảy máu hay đau rát. Nướu không chảy máu kể cả trong các hoạt động vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Tụt nướu làm lộ chân răng dẫn đến nguy cơ mất răng
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
4. Tìm hiểu một số bệnh thường gặp liên quan đến nướu răng
Khi các thành phần cấu tạo nướu răng gặp bất thường như: thay đổi màu nướu, chảy máu nướu, phù nề,... là dấu hiệu của bệnh về nướu. Nguyên nhân có thể là do chấn thương hoặc vi khuẩn đang xâm nhập và phát triển. Sự tích tụ quá mức của các mảng bám trên răng cũng gây nên tình trạng này.
Dưới đây là 3 trường hợp thường gặp liên quan đến nướu răng.
4.1. Viêm nướu
Viêm nướu là giai đoạn đầu trước khi tiến triển thành viêm nha chu . Nguyên nhân do các mảng bám tồn tại lâu ngày hoặc vi khuẩn tích tụ. Làm tăng kích ứng gây nướu bị sưng đỏ và dễ chảy máu.
Viêm nướu có các dấu hiệu như: nướu bị sưng, có màu đỏ tím hay tím thẫm,... Nướu dễ chảy máu khi Quý khách đánh răng, hơi thở của Quý khách có mùi,... Đặc biệt, viêm nướu trở nặng sẽ dễ chảy máu ngay cả khi không đánh răng.
Viêm nướu không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, Quý khách vẫn điều trị được bệnh tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng và nước súc miệng. Điều này để hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn. Nhưng khi viêm nướu trở nặng thì Quý khách cần thăm khám sớm để được điều trị triệt để.
Nướu bị viêm
4.2. Viêm nha chu
Là bệnh nhiễm trùng nướu lan rộng ra các tổ chức bên dưới của mô nha chu. Nếu Quý khách không kịp thời điều trị, nướu bị mất dần khả năng bám dính vào răng. Điều này làm xương ổ răng nhanh chóng bị phá hủy, làm răng lung lay dẫn đến mất răng.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu như:
- Nướu bị đau, sưng đỏ
- Xuất hiện dịch mủ giữa răng và nướu
- Chảy máu khi đánh răng
- Hơi thở có mùi
- Răng bị lung lay
Viêm nướu nặng kéo dài dễ chuyển biến thành viêm nha chu. Quý khách nên thăm khám nha khoa để điều trị sớm, đồng thời kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả tại nhà..
Dấu hiệu bị viêm nha chu
4.3. Chảy máu nướu
Là hiện tượng xảy ra do tổn thương nướu răng. Đây là dấu hiệu nhận biết các bệnh có khả năng xảy ra như: viêm nướu, viêm nha chu,...
Nhiều nguyên nhân gây chảy máu nướu răng như:
- Đánh răng quá mạnh gây tổn thương nướu
- Vệ sinh răng miệng không sạch còn sót lại mảng bám
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
- Thiếu các Vitamin C, Vitamin K và Canxi
Chảy máu nướu gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Quý khách hãy điều trị sớm để giúp kiểm soát sức khỏe của nướu tốt hơn.
>>> Xem thêm:
5. Biện pháp bảo vệ nướu răng khỏe mạnh
Bên cạnh việc thăm khám để điều trị tại nha khoa, Quý khách cần phải vệ sinh nướu tại nhà đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ nướu răng mà Quý khách có thể tham khảo..
5.1. Vệ sinh răng miệng đúng thời gian và đúng cách
- Tạo thói quen vệ sinh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Dùng bàn chải làm từ lông mềm.
- Cần làm sạch các mảng bám trong kẽ răng, Quý khách nên dùng thêm chỉ nha khoa.
- Dùng lực vừa phải khi đánh răng, không đánh quá mạnh dễ gây chảy máu.
- Nên dùng nước súc miệng để hạn chế tối đa vi khuẩn hình thành trong khoang miệng.
5.2. Hạn chế hút thuốc lá truyền thống cũng như thuốc lá điện tử
- Người hút thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao hơn 3 lần so với người khác.
- Người hút thuốc lá nhiều hơn 1 gói mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao gấp 6 lần người bình thường.
5.3. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng và phù hợp với tình trạng nướu hiện tại
Quý khách ăn nhiều rau, trái cây hay các loại đậu, dầu thực vật,... sẽ làm giảm đáng kể các vấn đề về viêm nhiễm ở nướu răng. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo, omega-3 cũng giúp Quý khách giảm nguy cơ bị viêm nha chu.
Các loại thực phẩm tốt cho răng
5.4. Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần
Quý khách nên cạo vôi răng định kỳ và khám sức khỏe răng miệng thường xuyên. Hoạt động này giúp Quý khách phòng ngừa các bệnh viêm nướu, viêm nha chu hiệu quả.
5.5. Điều trị ngay khi có dấu hiệu của bệnh liên quan đến nướu răng
Khi nướu bị sưng, đỏ đau, dễ chảy máu và răng bị lung lay,... Đây là các dấu hiệu nhận thấy Quý khách đã mắc phải có bệnh liên quan đến nướu. Quý khách cần phải đến thăm khám và điều trị tại nha khoa càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm:
Trên đây là những thông tin về cấu tạo nướu răng và cách bảo vệ nướu luôn khoẻ mạnh. Nếu Quý khách đang gặp vấn đề về nướu, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile ngay để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, Quý khách hãy đặt hẹn với Tâm Đức Smile bằng cách:
- Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Để lại thông tin vào bảng sau đây.