Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CƠN ĐAU RĂNG THƯỜNG KÉO DÀI BAO LÂU? 7 CÁCH LÀM DỊU CƠN ĐAU HIỆU QUẢ
Mục lục nội dung
1. Cơn đau răng kéo dài bao lâu?
Đau răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do sâu răng. Ở giai đoạn đầu tiên, cảm giác đau nhức răng không quá rõ ràng. Đây là lý do nhiều người bệnh chủ quan không chữa trị, làm cho mức độ đau răng trở nên nghiêm trọng hơn. Lâu ngày, những cơn đau nhức răng lan rộng ra vùng xung quanh, xuất hiện với tần suất liên tục và kéo dài dai dẳng. Vậy thường cơn đau răng kéo dài bao lâu?
Cơn đau răng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào mức độ và cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng của mỗi người. Thông thường đau răng chỉ diễn ra trong khoảng 5 - 10 phút, một số trường hợp có thể diễn biến liên tục trong 30 phút. Cơn đau xuất hiện nhanh chóng và biến mất sau đó, để lại cảm giác ê buốt và khó chịu cho người bệnh.
Nếu Quý khách không có phương pháp khắc phục sớm, tình trạng đau răng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, những cơn đau răng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, Quý khách có thể bị đau nhức răng liên tục trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Cơn đau răng thông thường sẽ xuất hiện và biến mất nhanh chóng
>>> Xem thêm: 5 mẹo giảm đau nhức răng tự nhiên hiệu quả và nhanh chóng
2. Đau nhức răng lâu ngày có nguy hiểm không?
Đau răng gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Nếu Quý khách không khắc phục sớm tình trạng này sẽ dẫn tới những hậu quả sau đây.
2.1. Đau răng tiến triển qua mức độ nghiêm trọng hơn
Đau nhức răng lâu ngày không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc này, triệu chứng đau răng xuất hiện liên tục và kéo dài hơn. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau răng còn kèm theo biểu hiện sưng nóng, tấy đỏ, thậm chí là sốt cao, co giật, đe dọa tới tính mạng.
2.2. Khó khăn trong sinh hoạt
Đau răng kéo dài, Quý khách sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc ăn uống, trò chuyện, giao tiếp. Những cơn đau dữ dội diễn ra liên tục làm cho người bệnh có tâm lý mệt mỏi, chán nản, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc… Lâu ngày, việc đau răng còn gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
2.3. Bệnh lý răng miệng
Đau răng, nhất là đau do sâu răng tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công cấu trúc men răng, tủy răng. Điều này đã gây cản trở quá trình lưu thông máu tới tủy răng, làm tăng nguy cơ viêm áp xe răng.
Khi đau do sâu răng không được điều trị sớm, Quý khách có nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu cũng ngày càng gia tăng.
Đau răng còn có thể đi kèm với triệu chứng sốt cao
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Giảm cơn đau răng tức thời bằng những phương pháp tại nhà
Trong trường hợp xuất hiện những cơn đau răng nhẹ, chưa gây nhiều ảnh hưởng, Quý khách có thể áp dụng các mẹo làm giảm đau tại nhà như sau.
3.1. Ngậm nước muối
Dung dịch muối có tính sát khuẩn cao, hỗ trợ làm giảm sưng và loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả. Khi bị đau răng, Quý khách có thể sử dụng nước muối với tỉ lệ 0,9% để súc miệng mỗi sáng và tối. Quý khách nên ngậm và súc miệng trong khoảng 30 - 60s để làm sạch khoang miệng sau đó súc miệng lại một lần nữa với nước sạch.
3.2. Chườm đá
Chườm đá cũng là một phương pháp giúp làm giảm đau nhức răng hiệu quả. Quý khách cho đá vào khăn và áp trực tiếp chúng vào vị trí răng đau. Nhiệt độ thấp của đá làm cho các mạch máu co lại, hỗ trợ làm giảm cơn đau nhanh chóng. Quý khách cũng có thể kết hợp với việc massage bằng đá lạnh để tác động vào dây thần kinh, giảm bớt tình trạng đau nhức khó chịu.
3.3. Sử dụng bạc hà
Hoạt chất menthol trong bạc hà có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Khi bị đau răng, Quý khách có thể sử dụng nước bạc hà để để súc miệng. Ngoài ra, Quý khách có thể đặt một túi trà bạc hà còn ấm lên vùng răng bị đau trong vài phút để làm giảm cơn đau.
3.4. Dùng tinh dầu đinh hương
Tương tự bạc hà, đinh hương có chứa hoạt chất Eugenol giúp kháng khuẩn, chống viêm và gây tê hiệu quả. Quý khách có thể dùng tăm bông và thoa một ít tinh dầu đinh hương lên vùng đau răng. Để dầu nóng lên từ từ 5 - 10 phút, cơn đau của Quý khách sẽ được xoa dịu tạm thời.
Tinh dầu đinh hương có công dụng làm giảm cơn đau răng
3.5. Thuốc giảm đau
Một số trường hợp đau nhức răng liên tục và kéo dài, Quý khách có thể sử dụng thuốc giảm đau. Thông thường, các loại thuốc có tác dụng giảm đau răng được bác sĩ chỉ định bao gồm Aspirin, Paracetamol hoặc Beta Lactam, Metronidazol. Chúng có tác dụng giảm viêm, giảm đau, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị sâu răng hiệu quả.
Khi dùng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau, Quý khách cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Quý khách tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc lạm dụng để tránh nguy cơ kháng thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng đau răng
Cơn đau răng kéo dài bao lâu? Thông thường, những cơn đau răng chỉ diễn ra đột ngột và kéo dài trong vòng 1 tuần. Nếu qua thời gian trên tình trạng đau nhức vẫn còn hoặc nghiêm trọng hơn, Quý khách cần tới nha khoa để được thăm khám.
Nếu đau răng kéo dài, hãy đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn điều trị
Tùy vào mức độ đau răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau nhức răng phổ biến.
4.1. Trám răng
Trám răng là kỹ thuật nha khoa áp dụng đối với những lỗ sâu răng nhỏ, sâu răng ở giai đoạn khởi phát. Bác sĩ sẽ nạo hết phần mô cứng bị sâu, loại bỏ hết ổ viêm nhiễm bên trong. Sau khi vệ sinh và sát khuẩn, bác sĩ tiến hành trám lỗ thủng bằng vật liệu trám phù hợp để bảo vệ răng cả bên trong và bên ngoài.
4.2. Lấy tủy răng
Trường hợp đau răng do nhiễm trùng tủy, Quý khách cần đi lấy tủy răng để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị nhiễm trùng. Sau điều trị tủy, Quý khách cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa sâu răng.
4.3. Bọc răng sứ
Khi mức độ đau nhức do sâu răng quá nghiêm trọng nhưng vẫn còn khả năng bảo tồn chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ. Răng sứ có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai và yếu tố thẩm mỹ. Ngoài ra, bọc răng sứ còn là một trong những phương pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả hiện nay.
Khách hàng sau khi bọc răng sứ tại Tâm Đức Smile
4.4. Nhổ răng
Nếu răng bị đau nhức do hư hỏng nặng và không thể phục hồi, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Sau khi nhổ răng, Quý khách nên cân nhắc tới việc trồng răng implant để cải thiện tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai.
>>> Xem thêm: 5 giải pháp quyết định có nên trồng răng implant hay không?
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng Quý khách đã có lời giải đáp cho thắc mắc cơn đau răng kéo dài bao lâu. Nếu Quý khách chủ quan không điều trị sớm, tình trạng đau nhức răng sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng đau nhức răng, Quý khách liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để thăm khám qua 2 cách dưới đây:
- Gọi điện tới số Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin và những thắc mắc vào bảng bên dưới, bác sĩ sẽ phản hồi ngay.