Trang chủ / Kiến thức / ĐAU RĂNG BUỐT LÊN ĐẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

ĐAU RĂNG BUỐT LÊN ĐẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Đau răng buốt lên đầu xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như sâu răng, nhiễm trùng chóp răng, mọc răng khôn, hoại tử tủy,... Các cơn đau kéo dài liên tục, đặc biệt gây khó chịu, đau buốt khi ăn đồ cay nóng, uống nước đá. Để xử lý dứt điểm vấn đề này, bạn cần tới khám tại nha khoa. Tham khảo những kiến thức hữu ích sau đây để hiểu cách điều trị và phòng ngừa đau buốt răng.

1. Vì sao đau răng lại buốt lên đầu?

Các vị trí xung quanh răng gắn liền với rất nhiều dây thần kinh như dây thần kinh chẩm, dây thần kinh hàm trên, hàm dưới,... Các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu răng gặp các vấn đề xấu.

1.1. Đau răng buốt lên đầu do răng hàm bị sâu

Răng hàm là những chiếc răng nằm ở phía trong cùng của cung hàm. Răng hàm có hình thể răng lớn, bề mặt nhiều gờ rãnh với số lượng chân răng từ 3 - 4 chân. Nằm ở vị trí sâu nhất, răng hàm thường khó vệ sinh hơn răng cửa, răng nanh.

Lỗ sâu răng ngày càng lớn, thức ăn đọng lại không được làm sạch sẽ tích tụ vi khuẩn. Vi khuẩn ăn mòn men răng, ngà răng, làm tổn thương buồng tủy, ống tủy dẫn tới đau nhức dữ dội. 

đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Răng hàm là những chiếc răng nằm ở phía trong cùng của cung hàm

1.2. Nhiễm trùng chóp răng gây ra cảm giác buốt lan rộng

Hiện tượng nhiễm trùng cuống răng (chóp răng) thường gặp khi tủy răng bị viêm, nhiễm trùng. Trong tủy và các mô tế bào xung quanh chóp răng có chứa hệ thống dây thần kinh và mạch máu. Vi khuẩn tấn công tủy, lan sang chóp chân răng, làm xuất hiện ổ mủ viêm quanh chân răng, đau răng buốt lên đầu,...

Cảm giác đau bắt đầu từ vị trí chóp răng viêm rồi tác động tới các răng bên cạnh và toàn hàm. Các cơn đau buốt kéo dài liên tục từ hàm sang tới cổ, tai và vùng đầu. Nếu không có hướng xử lý kịp thời, bệnh này có thể gây ra biến chứng áp xe nha chu, mất răng vĩnh viễn,...

1.3. Đau răng buốt lên đầu do răng bị hoại tử tuỷ

Tủy răng bị chết do sâu răng, nhiễm trùng nướu,... Hoại tử tủy răng làm quá trình sinh hoạt, ăn uống trở nên khó khăn. Tủy răng hoại tử làm cho màu sắc răng thay đổi, chuyển dần sang màu nâu, đen.

Thường những người bị hoại tử tủy răng thì hơi thở có mùi bởi dịch tủy chảy ra ngoài theo đường lỗ sâu hoặc lỗ ở chân răng. Hoại tử tủy là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây đau nhức mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm,...

1.4. Mọc răng khôn gây đau răng buốt lên đầu

Răng khôn còn được biết đến là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng ở người trưởng thành từ 17 - 25 tuổi. Phần lợi hoàn thiện và cứng lại, răng khôn mọc lên khó khăn, thiếu chỗ trống nên thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm. Răng mọc không thẳng hàng đụng trúng dây thần kinh hoặc đâm ngang răng số 7.

Do đó, khi răng khôn mọc, bạn thường có cảm giác đau quanh vùng lợi và hàm, cơn đau răng buốt lên đầu. Thậm chí một số người còn có triệu chứng sốt và đau dữ dội lên vùng đầu. Hiện tượng mọc răng khôn tuân theo quy trình tự nhiên nên bạn cần đợi răng mọc rồi mới xử lý.

đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Răng khôn còn được biết đến là răng số 8

1.5. Đau răng buốt lên đầu do rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là dấu hiệu cho thấy khớp cắn bị lệch, không cân đều nhau. Biểu hiện rõ rệt nhất là khi ăn nhai, bạn thấy có tiếng kêu lục cục bên tai, hàm khó chuyển động hoặc kẹt lại. Bệnh này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như mặt lệch một bên, suy nhược cơ thể do ăn uống kém. Tần suất đau kéo dài, xuất hiện ở phần cơ hàm, tai, hai bên thái dương, đau vai gáy và thậm chí đau lên đỉnh đầu.

2. Cách điều trị đau răng buốt lên đầu hiệu quả

Nếu thấy răng nướu xuất hiện các dấu hiệu như đau, sưng tấy, chảy mủ,..., bạn hãy tới nha khoa để kiểm tra ngay. Bác sĩ tại nha khoa sẽ giúp bạn khám răng và tư vấn cách điều trị phù hợp.

2.1. Trám chữa sâu răng

Khi răng bị sâu, phần men răng và ngà răng bị ăn mòn, thiếu hụt thành lỗ trống gây đau răng buốt lên đầu. Trám răng còn gọi là hàn răng giúp bổ sung, lấp đầy phần răng bị thiếu. Các chất trám được sử dụng cho răng có thể là composite, GIC (axit acrylic và bột thủy tinh mịn), sứ, Amalgam,... 

Trong đó, Composite là chất trám được sử dụng nhiều nhất. Ưu điểm của loại này là có màu trắng giống với màu răng thật, giá thành rẻ và khả năng bám trên răng chắc chắn.

đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Trám răng sẽ giúp lấp đầy phần răng bị thiếu

2.2. Điều trị tủy răng

Điều trị tủy răng là biện pháp chữa đau răng buốt lên đầu hiệu quả. Chữa tủy răng đòi hỏi kỹ thuật cao và cần bác sĩ có chuyên môn giỏi. Bác sĩ cần loại bỏ phần tủy răng bị tổn thương, hoại tử trong ống tủy. Sau đó, bác sĩ tiến hành làm sạch, tạo hình và trám bít ống tủy.

Sau khi chữa tủy, nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục, có dấu hiệu của sưng và nhiễm trùng thì cần tái khám lại. Một số trường hợp bác sĩ xử lý tủy không triệt để, trám bít không cẩn thận, còn lỗ hổng. Vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong răng, làm nhiễm trùng răng, các mô quanh răng gây đau nhức.

2.3. Nhổ răng khôn

Nếu răng khôn mọc đâm ngang răng số 7, răng bị sâu, gây viêm nha chu, đau răng buốt lên đầu,... thì buộc phải nhổ. Nhổ răng khôn sớm giúp bạn loại bỏ các cơn đau nhức, ngăn chặn tác hại xấu tới răng liền kề, hạn chế sâu răng. Và bạn cần lưu ý:

  • Bạn nên làm xét nghiệm máu đông, đo huyết áp,... trước khi nhổ răng khôn để tránh trường hợp nhổ răng không cầm được máu. Người huyết áp tăng cao, không ổn định thường khó lành vết thương. Oxy không cấp đủ tới các mao mạch, tĩnh mạch làm giảm khả năng phục hồi và tái tạo mô liên kết, khả năng nhiễm trùng cao.
  • Sau khi nhổ răng khôn, nếu xuất hiện đau nhức dữ dội, rỉ máu kéo dài thì bạn hãy tái khá. Bạn có thể đã gặp biến chứng như là viêm ổ răng khô, nhiễm trùng nướu,... 

Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng số 8, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề giỏi. Hệ thống thiết bị, dụng cụ đạt chuẩn y khoa sẽ giúp bạn yên tâm sử dụng dịch vụ.

đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn khi nhổ răng khôn

2.4. Nhổ răng & cạo bỏ ổ viêm ở chóp răng

Đối với các trường hợp răng sâu nặng, răng chuyển màu đen, không thể xử lý bằng cách lấy tủy răng thì nên nhổ răng. Nhổ răng giúp bảo tồn các răng bên cạnh, tránh khỏi viêm nhiễm, đau răng buốt lên đầu. Nếu bạn cố tình để lại, răng sẽ yếu và lung lay, tích tụ thức ăn gây hôi miệng, đau nhức.

Trường hợp chóp răng bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định cắt, nạo bỏ tất cả các ổ viêm xung quanh. Trừ các trường hợp phụ nữ có thai, cho con bú, chân răng quá ngắn,... bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị khác an toàn hơn.

3. Phòng ngừa đau răng buốt lên đầu

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên bạn cần chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách, khám định kỳ thường xuyên,...

3.1. Giữ vệ sinh răng miệng

Bạn có thể giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần và sử dụng kem đánh răng có chứa flour. Theo các chuyên gia, lượng kem đánh răng trung bình đủ cho người trưởng thành bằng hạt đậu. Bạn cần lấy đủ lượng kem, sử dụng bàn chải lông mềm giúp tăng hiệu quả làm sạch.

đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Nên đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần và sử dụng kem đánh răng có chứa flour

Các trường hợp niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài nên sử dụng kết hợp máy tăm nước, chỉ nha khoa. Các thiết bị này hỗ trợ làm sạch từng kẽ răng nhỏ, lấy đi toàn bộ thức ăn dính trên mắc cài, ngăn ngừa sâu răng. Qua đó, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng đau răng buốt lên đầu.

3.2. Cạo vôi răng & khám răng định kỳ

Vi khuẩn tích tụ ở cao răng tấn công trực tiếp tới chân răng, gây sưng viêm nướu, các tổ chức mô quanh răng, đau răng buốt lên đầu. Ngày nay, với công nghệ lấy cao răng hiện đại, máy cạo vôi răng siêu âm siêu nhỏ được ứng dụng để loại bỏ cao răng.

Bạn nên lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng/1 lần. Đây cũng là mốc thời gian được bác sĩ khuyên nên đi khám răng miệng tổng quát. Lưu ý rằng, bạn không được tự mua dụng cụ để lấy cao răng tại nhà. Lấy cao răng sai cách, tay không vệ sinh sạch dễ làm bạn bị chảy máu chân răng, nhiễm trùng.

3.3. Xây dựng thực đơn khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giúp cho răng miệng được cung cấp đủ chất để phát triển, có đề kháng tốt chống lại vi khuẩn. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, các loại hạt,... Rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, muối khoáng giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.

đau răng buốt lên đầu có nguy hiểm không

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp răng miệng có đề kháng tốt chống lại vi khuẩn

Đặc biệt, trong quá trình chữa đau răng buốt lên đầu, bạn không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Đây là nguyên nhân làm răng ố vàng, vết thương khó hồi phục. Các loại thức ăn cứng, chưa được nấu chín, đồ cay nóng, nước đá cũng cần được hạn chế để tránh đau buốt nặng hơn.

Răng miệng có vai trò rất quan trọng, tác động lớn tới thẩm mỹ và sức khỏe nụ cười. Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng đau răng buốt lên đầu, sâu răng, nhiễm trùng,... bạn hãy liên hệ với Tâm Đức Smile ngay bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp