Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
7 NHÓM KHÁNG SINH CHÍNH BAO GỒM NHỮNG GÌ? CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
Mục lục nội dung
1. 7 nhóm kháng sinh chính
Kháng sinh là những chất kháng khuẩn được tạo nên từ các chủng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm hay Actinomycetes. Đây là một hoạt chất có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh. Về phân loại, có 7 nhóm kháng sinh chính dưới đây:
- Beta-lactam - Kháng sinh nhóm 1: Gồm các beta-lactam khác, cephalosporin, Carbapenem, Monobactam, penicillin và các chất ức chế beta-lactamase.
- Aminoglycosid - Kháng sinh nhóm 2.
- Macrolid - Kháng sinh nhóm 3.
- Lincosamid - Kháng sinh nhóm 4.
- Phenicol - Kháng sinh nhóm 5.
- Tetracyclin - Kháng sinh nhóm 6, bao gồm kháng sinh thế hệ 1 và 2.
- Peptid - Kháng sinh nhóm 7, bao gồm Glycopeptid, Lipopeptide và Polypeptide.
7 nhóm kháng sinh chính bao gồm những gì?
Bên cạnh 7 nhóm kháng sinh chính trên thì còn có kháng sinh nhóm 8 Quinolon, bao gồm các kháng sinh thế hệ 1 và fluoroquinolon thế hệ 2, 3 và 4. Ngoài ra còn có nhóm kháng sinh 9, bao gồm Sulfonamid, Oxazolidinone và 5-nitroimidazole.
2. Cơ chế hoạt động của 7 nhóm kháng sinh chính
2.1. Nhóm kháng sinh beta-lactam
Beta-lactam là một nhóm kháng sinh rất lớn nằm trong 7 nhóm kháng sinh chính. Chúng bao gồm các loại kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam. Khi nhóm thuốc kháng sinh này liên kết với một cấu trúc vòng sẽ hình thành các phân nhóm lớn.
- Nhóm penicillin: Là dẫn xuất của acid 6 - aminopenicillanic, bao gồm kháng sinh tự nhiên và một số chất bán tổng hợp. Dựa theo phổ kháng khuẩn, kháng sinh nhóm penicilin được phân loại thành: Penicillin phổ hẹp, penicilin phổ kháng khuẩn rộng và penicilin phổ trung bình.
- Nhóm cephalosporin: Là những dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic. Nhóm kháng sinh này được phân thành 4 hệ từ 1 - 4, theo phổ kháng khuẩn.
- Các beta-lactam khác: Bao gồm nhóm kháng sinh carbapenem gây ra hoạt tính mạnh trên chủng vi khuẩn Gram-âm. Bên cạnh đó là nhóm monobactam, có tác dụng mạnh mẽ trên Enterobacteriaceae cũng như P. aeruginosa.
Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Phù Quincke, phát ban, nổi mề đay,… Thậm chí, những trường hợp nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, tai biến, chảy máu, rối loạn tiêu hóa,…
2.2. Nhóm kháng sinh Aminosid
Đây là một trong 7 nhóm kháng sinh chính bao gồm các kháng sinh bán tổng hợp hoặc các sản phẩm tự nhiên. Kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm: Netilmicin, Gentamicin, Tobramycin, Kanamycin và Amikacin với cơ chế hoạt động.
- Kháng sinh Kanamycin có phổ kháng khuẩn hẹp nhất và không có tác dụng trên P. Aeruginosa hay Serratia.
- Tobramycin và Gentamycin khi tác dụng lên trực khuẩn Gram âm có hoạt tính tương tự nhau. Tuy nhiên, kháng sinh Gentamycin mạnh hơn trên Serratia còn Tobramycin lại mạnh hơn trên P. aeruginosa và Proteus spp.
- Netilmicin, Amikacin là 2 loại kháng sinh vẫn giữ được hoạt tính trên các chủng kháng Gentamicin.
Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này cũng gây ra một số tác dụng phụ như suy thận, giảm thính lực,… Bên cạnh đó, người bệnh sử dụng kháng sinh có nguy cơ bị nhược cơ, dị ứng da hay sốc quá mẫn.
Thuốc kháng sinh gây ra nhiều tác dụng phụ
2.3. Nhóm kháng sinh macrolid
Macrolid bao gồm nhóm kháng sinh bán tổng hợp hoặc các sản phẩm tự nhiên, được phân lập từ môi trường nuôi cấy chủng vi sinh. Dựa trên cấu trúc hóa học, kháng sinh nhóm macrolid được phân thành:
- Cấu trúc 14 nguyên tử cacbon, trong đó bao gồm: Oleandomycin, erythromycin, clarithromycin, roxithromycin và dirithromycin.
- Cấu trúc 15 nguyên tử carbon, gồm có azithromycin.
- Cấu trúc 16 nguyên tử cacbon, bao gồm spiramycin và josamycin.
Về tác dụng, nhóm kháng sinh chính này tác động lên một số chủng vi khuẩn gram dương và các vi khuẩn không điển hình. Chúng không có tác dụng đến hầu hết các chủng trực khuẩn gram âm đường ruột.
Tương tự như 7 nhóm kháng sinh chính, macrolid cũng gây ra những tác dụng phụ nhất định. Điển hình nhất là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… khi sử dụng đường uống. Người bệnh có thể bị viêm tĩnh mạch huyết khối khi sử dụng thông qua đường tiêm. Ngoài ra, thuốc có thể gây dị ứng da, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây ứ mật, viêm gan,…
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2.4. Nhóm kháng sinh lincosamid
Lincomycin là một trong 7 nhóm kháng sinh chính, trong đó bao gồm clindamycin (kháng sinh bán tổng hợp) và lincomycin (kháng sinh tự nhiên). Nhóm kháng sinh này có phổ kháng khuẩn tương tự như nhóm Macrolid trên Viridans streptococci, S. pyogenes và pneumococci. Cơ chế hoạt động:
- Lincosamid không có tác dụng trên S. Aureus kháng methicillin, tuy nhiên lại có hiệu quả trên S. Aureus.
- Có tác dụng với một số chủng vi khuẩn kỵ khí như B. Fragilis. Ngoài ra, chúng có tác dụng tương đối tốt trên chủng C. Perfringens nhưng lại có những tác dụng khác nhau với chủng Clostridium spp.
- Chỉ có tác dụng yếu hoặc thậm chí không có tác dụng với các chủng vi khuẩn không điển hình.
Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm kháng sinh lincomycin là gây tiêu chảy hoặc gây viêm đại tràng giả mạc. Bên cạnh đó, chúng còn có nguy cơ gây viêm gan hoặc làm suy giảm bạch cầu đa nhân trung tính.
2.5. Nhóm kháng sinh phenicol
Phenicol là nhóm kháng sinh bao gồm thiamphenicol (kháng sinh tổng hợp) và chloramphenicol (kháng sinh tự nhiên). Chúng có phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm một số vi khuẩn Gram-âm như Enterobacteriaceae hay N. Gonorrhoeae... và các cầu khuẩn Gram-dương.
Nhóm thuốc này có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như Chlamydia, Rickettsia hay Mycoplasma. Bên cạnh đó, chúng còn tác dụng trên các chủng kỵ khí như Clostridium spp. hay B.Fragilis.
Nhóm kháng sinh chính Phenicol
Tuy nhiên, do nhóm thuốc này đã được sử dụng rất lâu nên các chủng vi khuẩn có thể kháng lại thuốc với tỷ lệ cao. Mặt khác, độc tính của phenicol cũng khá nghiêm trọng, có thể dẫn đến chứng thiếu máu, trụy mạch, hội chứng xám gây tím tái…
2.6. Nhóm kháng sinh cyclin
Một trong 7 nhóm kháng sinh chính, được sử dụng phổ biến hiện nay là cyclin. Nhóm thuốc này bao gồm: Demeclocycline, Methacycline, Chlortetracycline, Oxytetracycline, Doxycycline và Minocycline. Chúng đều là những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên cả chủng gram dương, gram âm và vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí.
Bên cạnh đó, nhóm kháng sinh này cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn gây bệnh không điển hình. Trong đó có thể kể đến như: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp. hay Ureaplasma,... Ngoài ra, chúng còn có hiệu quả trên một số loại xoắn khuẩn như Borrelia recurrentis, Treponema pertenue hay Borrelia burgdorferi.
Trên thực tế, nhóm kháng sinh này có thể gây ra các tác dụng phụ như: Chậm phát triển răng ở trẻ, làm xấu và hỏng răng, đau bụng, buồn nôn, viêm gan…Một số trường hợp khác còn có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, suy thận… Nhóm thuốc này được đưa vào điều trị từ rất lâu, do đó tỉ lệ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh cũng ở mức cao.
2.7. Nhóm kháng sinh peptid
Kháng sinh Peptid có cấu trúc hóa học bao gồm các peptide. Về cơ bản, nhóm kháng sinh này được phân thành 3 nhóm với cơ chế hoạt động như sau:
- Kháng sinh glycopeptid: Có nguồn gốc tự nhiên và tác dụng chủ yếu trên chủng vi khuẩn gram dương. Nhóm này không có tác dụng với trực khuẩn gram âm và Mycobacteria. Do đó, chúng thường được sử dụng trong triều trị S.Aureus kháng methicillin.
- Kháng sinh polypeptid: Trong nhóm này có 2 loại kháng sinh được sử dụng trên lâm sàng là Polymyxin B và Colistin. Nhóm 2 loại kháng sinh này có nguồn gốc tự nhiên, chỉ tác dụng với trực khuẩn gram âm như: E.Coli, Klebsiella, Shigella và Salmonella.
- Kháng sinh polypeptid: Có tác dụng trên chủng vi khuẩn gram dương kỵ khí và hiếu khí như: Enterococcus, Propionibacteria, Peptostreptococcus... Mặt khác, chúng còn có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn kháng Vancomycin.
Nhóm kháng sinh này có thể gây ra các tác dụng phụ như: Gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, nguy hiểm với thận, tổn thương hệ cơ xương,…
3. Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh
Để sử dụng 7 nhóm kháng sinh chính trên đây một cách hiệu quả, Quý khách hãy lưu ý những điều sau đây.
- Chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà.
- Sử dụng đúng loại kháng sinh, liều dùng, cách dùng và sử dụng đủ thời gian (Thông thường thời gian sử dụng kháng sinh từ 5 - 10 ngày).
- Không sử dụng kháng sinh để điều trị các chứng bệnh do virus gây ra như cảm cúm, cảm lạnh,…Với đối tượng phụ nữ có thai, bệnh nhân suy gan, suy thận, người cao tuổi…nên trình bày tiền sử bệnh, thể trạng thực tế để được bác sĩ tư vấn và kê đơn.
Trên đây là 7 nhóm kháng sinh chính được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mặc dù có tác dụng tốt, tuy nhiên chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ và có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Chính vì vậy, Quý khách chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi đã hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Quý khách đang gặp vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua:
- Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Bảng thông tin dưới đây.