Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NỨT DỌC THÂN RĂNG PHẢI LÀM SAO? RĂNG CÓ TỰ LÀNH ĐƯỢC KHÔNG?
Mục lục nội dung
1. Nứt dọc thân răng là bị gì?
Bất kỳ vấn đề nào xảy đến với răng miệng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Chính vì vậy, hiện tượng nứt dọc thân răng càng phải được thăm khám sớm vì nó tiềm ẩn nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
1.1. Hiện tượng nứt dọc thân răng
Nứt dọc thân răng là hiện tượng răng xuất hiện một hoặc nhiều đường nứt theo chiều dọc ở phần thân. Vết nứt có thể kéo dài đến chân răng, làm tổn thương tuỷ răng và mô nướu. Nguy cơ mất răng vĩnh viễn khi thân răng bị nứt vỡ diễn rộng.
Ngoài nứt dọc thân răng, răng có thể bị nứt ở phần đỉnh, bị chẻ ra hoặc bị trầy xước dẫn đến tổn thương men răng.
1.2. Dấu hiệu nhận biết sớm thân răng bị nứt
Nhận biết sớm thân răng có dấu hiệu sắp nứt để xử lý kịp thời có thể bảo tồn được răng gốc. Vì vậy, Quý khách hãy để ý đến những cảm giác trong lúc ăn uống hoặc cắn đồ vật. Chẳng hạn cảm giác đau nhói chính là một dấu hiệu báo động răng đang yếu, rất dễ nứt vỡ. Những chiếc răng này sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hơn răng bình thường. Mỗi khi Quý khách ăn nóng hoặc uống lạnh sẽ thấy ê buốt dữ dội.
Một số dấu hiệu nhận biết răng có vấn đề, răng dễ bị nứt gãy là tình trạng sưng nướu diễn ra thường xuyên. Sự tấn công của vi khuẩn mau chóng làm hoại tử tủy răng, làm nứt dọc thân răng hoặc gãy đôi răng.
Dấu hiệu thân răng bị nứt
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Các nguyên nhân làm cho thân răng bị nứt
Có không ít nguyên nhân làm cho răng bị hỏng, bị nứt vỡ hoặc bị mất răng vĩnh viễn. Trong đó chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng là yếu tố tác động lớn nhất. Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile điểm qua những nguyên nhân sau đây để biết hướng phòng tránh.
2.1. Bệnh lý sâu răng thường làm thân răng bị nứt
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Sâu răng thực chất là quá trình ăn mòn răng của vi khuẩn. Nguyên nhân gây ra sâu răng bắt nguồn từ việc có nhiều mảng thức ăn tích tụ sau khi ăn mà không được loại bỏ kỹ. Mảng bám bị vôi hoá thành cao răng và bám chặt vào thân răng, cổ răng. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây nên sâu răng, viêm lợi, tụt nướu.
Các nguyên nhân dẫn đến sâu răng bao gồm:
-
Ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều tinh bột.
-
Không cạo vôi răng định kỳ.
-
Không thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách.
-
Tuổi già, răng bị lão hoá, men răng bị mòn không còn khả năng bảo vệ răng.
Sâu răng làm nứt dọc thân răng vừa ảnh hưởng khả năng ăn uống vừa gây mất thẩm mỹ. Sâu răng tiến triển từ một lỗ nhỏ hoặc một đường rãnh tối màu trên răng. Nếu không kịp thời phát hiện hoặc Quý khách đã thấy nhưng bỏ qua sẽ tạo điều kiện cho sâu răng ngày càng nặng hơn.
Chính vì vậy, Quý khách nên tạo thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Việc cạo vôi răng thường xuyên hoặc bọc sứ cho răng có tác dụng bảo vệ răng gốc rất hiệu quả.
Nứt dọc thân răng do sâu răng đang tiến triển
2.2. Các thói quen gây hại cho răng
Thói quen nhai nước đá hoặc dùng răng để cắn mở nắp chai là nguyên nhân trực tiếp khiến răng bị nứt dọc từ phần thân. Ngoài ra, dùng răng xé băng keo, róc mía hoặc cắn vỏ cua cũng làm cho răng dễ bị nứt gãy.
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt, không chải răng sau ăn hoặc ăn muộn sau 20h cũng sẽ làm sức khỏe răng miệng suy giảm.
2.3. Nứt dọc thân răng do chấn thương
Chấn thương do té ngã, tai nạn hoặc va đập mạnh có thể làm răng bị nứt dọc, nứt chân, thậm chí là vỡ đôi. Một số trường hợp răng bị nứt vỡ do các thủ thuật chữa răng không đúng cách hay tay nghề của bác sĩ còn yếu kém.
3. Ảnh hưởng của việc nứt dọc thân răng
Nứt dọc thân răng có thể xảy ra bất chợt hoặc chỉ có dấu hiệu thầm lặng mà Quý khách thường không chú ý đến. Khi thân răng bị nứt, không chỉ chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng mà còn gây ra những vấn đề sau đây.
3.1. Nứt dọc thân răng có thể gây mất răng vĩnh viễn
Thân răng bị nứt do sâu răng kèm theo hoại tử tủy làm răng yếu, dễ lung lay và gãy rụng. Thân răng bị nứt sâu nhưng Quý khách không cảm nhận được cơn đau là dấu hiệu tủy răng đã chết. Răng bị sâu chỉ còn phần chân thì không nên giữ lại để tránh lây sâu răng cho răng kế bên.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3.2. Đau nhức, khó chịu, ăn uống không ngon khi bị nứt dọc thân răng
Răng bị nứt tác động đến tủy và nướu răng nên thường sẽ tạo cảm giác đau buốt trong ăn uống. Tại vị trí bị nứt, thức ăn dễ lẻn vào và mắc lại. Điều này có thể dẫn đến sâu răng và gây hôi miệng nếu không được xử lý sớm.
Ngoài ra, Quý khách khó có thể ăn nhai thoải mái, dẫn đến việc không còn cảm giác ngon miệng.
3.3. Ảnh hưởng đường tiêu hoá
Răng bị nứt làm giảm khả năng chịu lực khi nhai cắn thức ăn. Số lượng răng bị nứt hoặc sâu răng nhiều gián tiếp ảnh hưởng đến việc tiêu hoá. Điều này có thể dẫn đến việc ăn không tiêu, đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá.
3.4. Nứt dọc thân răng gây ảnh hưởng đến răng kế cận
Thân răng bị nứt tạo điều kiện cho sâu răng tiến triển. Đây là căn bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ răng này sang răng khác nếu không được ngăn chặn kịp thời.
4. Nứt dọc thân răng phải làm sao?
Thân răng bị nứt hoặc bị mẻ vỡ không thể tự lành mà cần phải được bác sĩ chữa trị bằng những biện pháp sau đây.
4.1. Trám răng khi thân răng bị nứt dọc
Quy trình trám răng khắc phục sự cố nứt dọc thân răng
Trám răng là biện pháp “hàn gắn” vết nứt bằng cách dùng vật liệu composite phủ kín lên vết nứt. Trám răng còn giúp khôi phục thẩm mỹ cho răng và đảm bảo khả năng nhai cắn của răng bị nứt.
Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ sạch phần răng màu đen đang có dấu hiệu bị sâu.
4.2. Bọc sứ để phòng nứt dọc thân răng
Bọc răng sứ là phương pháp khôi phục thẩm mỹ cho răng bị nứt một cách hoàn hảo. Bên cạnh đó, bọc răng sứ còn là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Nếu răng của Quý khách dễ bị sâu hoặc có men răng yếu thì nên bọc răng sứ càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm:
Trám răng thẩm mỹ có đau không?
4.3. Nhổ răng và trồng Implant trong trường hợp nứt dọc thân răng nghiêm trọng
Răng bị nứt và sâu nghiêm trọng không thể giữ lại thì cần nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Sau đó, Quý khách cần phải trồng răng mới để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Nguyên nhân là vì tiêu xương hàm có thể gây ra những ảnh hưởng lớn hơn về thẩm mỹ.
Danh hài Nhật Cường đã trồng răng Implant tại nha khoa Tâm Đức Smile, Quý khách còn chần chờ gì?
Tóm lại, nứt dọc thân răng là một sự cố đáng tiếc cần phải được khắc phục sớm. Nếu phát hiện thân răng của mình đang có dấu hiệu bị nứt, mẻ, vỡ, Quý khách hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được xử lý càng sớm càng tốt. Để bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách xử lý tại nhà, Quý khách hãy gọi ngay vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới.