Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
RĂNG NANH LÀ RĂNG SỐ MẤY? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RĂNG NANH
Mục lục nội dung
1. Răng nanh là răng số mấy trên cung hàm?
Người trưởng thành thường sở hữu từ 28 đến 32 chiếc răng, trong đó có 4 chiếc răng nanh. Răng nanh được đặt ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa vào nên thường được gọi là răng số 3. Trên cung hàm, bốn chiếc răng nanh sẽ phân bố đều ở 4 bên, trên và dưới.
Răng nanh so với các loại răng khác sẽ có hình dáng sắc và nhọn. Điều này là đặc điểm giúp nhận biết răng nanh. Về hình dáng, thân răng nanh thường dài và dày và chỉ có một chân răng nên có khả năng chịu lực cao.
Răng nanh thường được sử dụng chính khi nhai các vật cứng. Cấu trúc của răng nanh giống với các răng khác, bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng.
Răng nanh sữa thường bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 16-23 tháng tuổi sau khi mọc đủ răng cửa giữa, răng cửa bên và răng hàm thứ nhất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, khi một số trẻ có thể phát triển răng nanh trước cả răng cửa. Khi trẻ đạt khoảng 9-12 tuổi, răng nanh sữa sẽ rụng để nhường chỗ cho răng nanh vĩnh viễn mới nảy mọc lên.
Răng nanh là răng số 3 từ răng cửa đếm sang hai bên
2. Chức năng của răng nanh là gì?
Răng nanh đóng vai trò quan trọng và thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong hệ thống răng miệng. Các chức năng này bao gồm:
2.1. Chức năng ăn nhai
Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình cắn xé và nhai thức ăn nhờ vào sức mạnh và độ chắc chắn.
2.2. Nâng đỡ và hỗ trợ cơ mặt
Nằm ở bốn góc của vùng răng, răng nanh chịu trách nhiệm nâng đỡ cơ mặt và giữ cho khuôn mặt duy trì sự cân đối.
2.3. Chức năng định hình khớp cắn
Răng nanh giúp kiểm soát hoạt động của hàm dưới và định hình khớp cắn cho hàm.
2.4. Giảm tác động
Răng nanh giúp giảm tác động mạnh, giảm áp lực lên các răng khác, bảo vệ chúng khỏi tổn thương.
2.5. Chức năng thẩm mỹ
Vì răng nanh thường hiện ra khi cười nên vị trí, hình dạng và kích thước của chúng đóng vai trò quan trọng, tạo sự cân đối và hài hòa cho khuôn mặt.
Răng nanh tô điểm cho nụ cười khoẻ xinh
3. Răng nanh thường gặp những vấn đề gì?
Hàm răng của con người thường có tính đối xứng, các răng sắp xếp cạnh nhau để thay thế khi một trong hai răng gặp vấn đề. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho răng nanh. Khi một chiếc răng nanh bị mất, không có chiếc răng nào thay thế được. Vậy nên, khi gặp những vấn đề sau đây, Quý khách nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Răng nanh bị mẻ, vỡ hoặc răng sâu, viêm tủy, mòn men: Ưu tiên điều trị bằng phương pháp trám răng, chữa tủy hoặc bọc sứ.
-
Nếu vấn đề nghiêm trọng: Có thể cần nhổ răng. Sau khi nhổ, với từng tình trạng, Quý khách có thể tham khảo trồng răng, cầu răng sứ hoặc sử dụng răng giả tháo lắp.
-
Nếu răng nanh mọc lệch, mọc chìa, khểnh: Cần niềng răng hoặc chỉnh nha để đưa chúng về đúng vị trí, đồng bộ với các răng khác.
Bọc răng sứ giúp khắc phục các vấn đề mà răng nanh gặp phải
4. Có nên nhổ răng nanh không?
Không nên nhổ răng nanh vì chúng đóng vai trò quan trọng trên cung hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nanh để tránh làm ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng.
Các tình huống đó bao gồm:
-
Răng nanh mọc ngầm: Có thể dẫn đến các biến chứng như đau nhức kéo dài, giảm thể tích xương hàm, và ảnh hưởng xấu đến răng lân cận.
-
Răng nanh mắc bệnh lý nặng: Bao gồm sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hoặc viêm tủy răng. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ khi không thể điều trị triệt để bằng các phương pháp nha khoa thông thường.
-
Răng nanh bị gãy, vỡ nặng: Khi chỉ còn lại ít thân răng và không thể khắc phục bằng các phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ
Quý khách nên thăm khám tại địa chỉ nha khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn phương án xử lý phù hợp.
5. Phương pháp bảo vệ răng nanh chắc khỏe
Khi răng nanh không được chăm sóc đúng cách, có thể gặp phải nhiều vấn đề hư hại. Dưới đây là một số lưu ý sau khi chăm sóc sức khỏe răng miệng.
5.1. Chọn kem đánh răng
Chọn kem đánh răng chứa fluor để ngăn chặn sâu răng. Lưu ý đến các chức năng khác như làm trắng răng, gây tê, kiểm soát cao răng, và chọn mùi vị ưa thích.
5.2. Xử lý răng nanh bị gãy
Đối mặt với tình trạng răng bị gãy, sứt mẻ, hãy đến nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn về trám răng hoặc quyết định nhổ bỏ răng nếu cần thiết.
5.3. Lấy cao răng định kỳ
Việc lấy cao răng định kỳ không ảnh hưởng đến răng, đảm bảo răng khỏe mạnh và nên thực hiện mỗi năm.
>>> Xem thêm:
5.4. Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng
Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn sót lại để tránh các mảng bám tích tụ làm hình thành sâu răng, cao răng,…
5.5. Khám nha khoa định kỳ
Khám nha khoa ít nhất 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện và giải quyết vấn đề răng miệng.
5.6. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Hạn chế thực phẩm nhiều đường và acid để ngăn chặn tác động tiêu cực lên men răng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp Quý khách giải đáp thắc mắc răng nanh là răng số mấy. Răng nanh là một phần quan trọng trong cung hàm nên cần được chú ý và chăm sóc đặc biệt. Khi răng nanh gặp tình trạng như sâu, viêm hoặc gãy thì Quý khách nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.
Quý khách hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để bác sĩ tư vấn sớm nhất.