Trang chủ / Kiến thức / SƯNG NƯỚU RĂNG CÓ PHẢI DẤU HIỆU KHI MANG THAI? CÁCH KHẮC PHỤC AN TOÀN

SƯNG NƯỚU RĂNG CÓ PHẢI DẤU HIỆU KHI MANG THAI? CÁCH KHẮC PHỤC AN TOÀN

Mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ có những chuyển biến khác so với bình thường. Những thay đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của Quý khách trong suốt quá trình thai kỳ. Vậy sưng nướu răng có phải dấu hiệu khi mang thai hay là dấu hiệu của một tình trạng bệnh khác? Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Sưng nướu răng có phải dấu hiệu khi mang thai?

Sưng nướu răng là một trong các dấu hiệu nhận biết người phụ nữ đang mang thai. Phần lớn, sưng nướu răng xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

1.1. Nguyên nhân sưng nướu răng khi mang thai

Nguyên nhân dẫn sưng nướu răng khi mang thai có thể kể đến như sau.

1.1.1. Kích thích tố thay đổi

Cơ thể của Quý khách sẽ có những sự thay đổi nội tiết tố để nuôi thai nhi. Hormone Progesterone và Estrogen sẽ tăng cao từ tháng thứ ba của thai kỳ để nuôi thai. Quá trình vận chuyển Hormone trong cơ thể sẽ làm tăng lưu lượng máu. Khi lưu lượng máu đến mô nướu tăng cao sẽ làm Quý khách tăng nguy cơ làm sưng nướu răng.

1.1.2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm gây có hại cho răng

Phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác thèm ăn hơn bình thường. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt hoặc đồ nóng sẽ làm lợi bị kích ứng và sưng lợi. Ngoài ra, đồ ngọt là tác nhân dễ tạo vi khuẩn gây viêm nướu. Nướu bị viêm cũng sẽ bị sưng và đau.

1.1.3. Thiếu hụt Canxi

Khi mang thai, Canxi trong cơ thể sẽ được huy động để nuôi thai nhi. Lượng Canxi từ răng sẽ bị suy giảm, do đó dễ mắc các vấn đề về răng miệng. Khi chất lượng Canxi trong răng giảm, răng sẽ dễ bị sâu và vi khuẩn dễ dàng tấn công lên nướu gây sưng nướu.

Sưng nướu răng do thiếu canxi

Thiếu canxi làm răng yếu đi, làm nướu nhạy cảm và sưng tấy

1.1.4. Giữ gìn vệ sinh răng miệng chưa tốt

Phụ nữ mang thai sẽ ăn uống nhiều hơn so với lúc bình thường. Từ đó tăng nguy cơ ảnh hưởng răng nướu như:

Những căn bệnh đó sẽ phá hủy răng và chân răng, tấn công vào mô mềm ở nướu. Nướu bị phá hủy sẽ bị viêm và trở nên sưng to. 

Ngoài ra những cơn ốm nghén sẽ đẩy axit từ dạ dày lên khoang miệng. Axit từ dạ dày làm kích ứng nướu và làm nướu bị sưng. Axit dạ dày cũng gây có thể bào mòn men răng, tạo điều vi khuẩn tấn công từ răng vào nướu.

1.1.5. Răng có mảng bám và cao răng

Mảng bám và cao răng là nơi vi khuẩn tích tụ rất nhiều. Việc loại bỏ cao răng sớm sẽ giúp Quý khách và thai nhi đảm bảo sức khỏe hơn. Loại bỏ cao răng và mảng bám sẽ hạn chế được vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu cho Quý khách.

1.1.6. Sâu răng 

Sâu răng có thể là tình trạng Quý khách mắc phải trước thời gian mang thai nhưng đến đầu thai kỳ mới có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Những thay đổi về nội tiết tố, thói quen sinh hoạt sẽ làm sâu răng nặng hơn. Sâu răng không chỉ gây nhức răng mà còn phá hủy tủy răng, men răng và nguy cơ viêm nướu. Nướu bị viêm sẽ sưng to kéo dài, gây khó khăn ăn uống cho Quý khách. 

sưng nướu răng có phải dấu hiệu khi mang thai?

Thai kỳ làm cho răng yếu đi và dễ bị sâu hơn

1.2. Sưng nướu răng ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Sưng nướu răng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến Quý khách mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Làm Quý khách dễ cáu gắt, nóng giận: Khi mang thai, tâm lý của người làm mẹ thường bị thay đổi. Những vấn đề dù nhỏ cũng sẽ tạo ảnh hưởng cho Quý khách. Sung nướu khi mang thai tạo cảm giác khó chịu ở vùng miệng của Quý khách. Nó gây đau, sưng, rất dễ làm bản thân cáu gắt. 

  • Tạo sự lo lắng: Sưng nướu có thể là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Nó sẽ tạo tâm lý lo lắng cho Quý khách, liệu khi bị sưng nướu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

  • Khó khăn khi ăn uống: Quý khách khi mang thai sẽ có cảm giác thèm ăn. Vì thế sưng nướu khi mang thai cản trở khả năng ăn uống của Quý khách. Nó làm giảm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng để nuôi mẹ và bé.

  • Thai nhi sinh non, cân nặng thấp: Nhiều báo cáo đã thống kê những thai phụ bị sưng nướu có nguy cơ sinh non và cân nặng thấp hơn thai phụ bình thường. Nguyên nhân có thể kể đến chính là vi khuẩn từ vị trí sưng, viêm. Vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể người mẹ, ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ làm thai nhi nhẹ cân. 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2. Cách điều trị sưng nướu răng khi mang thai an toàn

Nếu phát hiện bị sưng nướu răng khi đang mang thai, Quý khách nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn điều trị để bảo đảm an toàn. Quý khách mang thai rất nhạy cảm với các loại thuốc. Tự ý sử dụng các loại thuốc tại nhà hoặc các bài thuốc dân gian có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, việc lựa chọn một nha khoa uy tín và đáng tin cậy để khám bệnh là vô cùng quan trọng. 

Nha khoa Tâm Đức Smile là địa chỉ uy tín và chất lượng, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là nơi thăm khám các vấn đề về răng miệng. Quý khách mang thai khi đến nha khoa điều trị sưng nướu sẽ được tư vấn cụ thể cách chữa trị.

  • Đội ngũ bác sĩ lành nghề, chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm. 
  • Nhân viên hỗ trợ, lễ tân nhiệt tình, thân thiện với khách hàng.
  • Các thiết bị hỗ trợ đời mới, dụng cụ hiện đại.
  • Quy trình điều trị rõ ràng, đạt chuẩn Quốc tế.

sưng nướu răng có phải dấu hiệu khi mang thai

Thăm khám sưng nướu răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

2.1. Cạo vôi răng

Cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám và vôi răng là vô cùng cần thiết. Vi khuẩn không còn nơi trú ngụ sẽ hạn chế nguy cơ gây sưng nướu răng cho Quý khách. Quy trình cạo vôi răng tại Tâm Đức Smile cam kết:

  • Không đau.
  • không ê buốt.
  • An toàn - nhanh chóng.

>>> Xem thêm:

Cận cảnh cạo vôi răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

2.2. Trám răng

Quý khách sẽ được bác sĩ tại nha khoa thăm khám và đánh giá sức khỏe trước khi trám. Sau khi trám răng Quý khách sẽ biến mất những cơn đau nhức răng, không còn dấu hiệu sưng nướu răng. Răng khỏe giúp Quý khách ăn uống dễ dàng và thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

2.3. Kê toa thuốc 

Trong trường hợp Quý khách đang ở cuối thai kỳ hoặc sức khỏe không đảm bảo, Quý khách sẽ được kê toa thuốc uống. Đây là cách tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của Quý khách cũng như thai nhi. 

3. Phòng ngừa sưng nướu khi mang thai tại nhà như thế nào?

3.1. Vệ sinh răng miệng hợp lý

Quý khách nên tăng số lần vệ sinh răng miệng hơn bình thường, tối thiểu 2 lần/ ngày. Kết hợp thêm sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những mảng bám còn sót lại.

3.2. Không sử dụng quá nhiều thực phẩm gây kích ứng

Lựa chọn những thực phẩm tốt cho Quý khách và thai nhi. Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngọt hoặc có đường. Đây là những thực phẩm rất dễ gây sâu răng và sưng nướu răng. 

3.3. Tăng cường các chất khoáng và vitamin 

Vitamin và chất khoáng không chỉ bồi bổ cho Quý khách và thai nhi mà còn giúp răng, nướu chắc khỏe và ít bệnh hơn.

3.4. Khám răng định kỳ

Duy trì thói quen 6 tháng khám răng một lần sẽ giúp Quý khách sở hữu một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng ngời. 

Sưng nướu răng là một dấu hiệu khi mang thai gây đến nhiều phiền hà cho Quý khách. Quý khách hãy đến ngay nha khoa Tâm Đức Smile để được các bác sĩ tư vấn kỹ càng hơn. Quý khách có thể đặt lịch hẹn hoặc liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để được hỗ trợ nhanh nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp