Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
TRẺ BỊ HÔI MIỆNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CÓ SAO KHÔNG? 5 CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Mục lục nội dung
1. Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng có sao không?
Nhìn chung, tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu nguyên nhân gây hôi miệng chảy máu chân răng là các bệnh lý như viêm lợi, tụt lợi hoặc viêm nha chu thì trẻ cần được điều trị sớm.
Nếu không sớm điều trị, tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng có thể dẫn đến:
-
Áp xe chân răng
-
Mất răng
-
Hoại tử nướu
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười
-
Làm giảm sức nhai của trẻ, làm trẻ biếng ăn, dễ cáu kỉnh
-
Tác động xấu đến đường tiêu hoá và sức khoẻ tổng thể của trẻ
Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng còn là “tín hiệu” cho thấy hệ miễn dịch của bé đang bị sụt giảm. Bên cạnh việc thăm khám tại nha khoa, Quý khách nên cho trẻ bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để hệ xương răng của bé phát triển khoẻ mạnh.
Viêm nướu gây chảy máu chân răng
2. Nguyên nhân trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng
Hôi miệng kèm theo chảy máu chân răng thường do sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu. Đây còn là dấu hiệu của những vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân làm trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng.
2.1. Tổn thương nướu
Nướu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chân răng cho trẻ nhỏ. Ở độ tuổi này, nướu và các mô mềm xung quanh răng còn yếu. Những yếu tố bên ngoài như chải răng quá mạnh hoặc vi khuẩn gây sâu răng có thể làm nướu trở nên nhạy cảm.
Nướu bị tổn thương nhưng không được điều trị kịp thời có thể làm trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng.
2.2. Chăm sóc sức khỏe răng miệng kém
Nhận thức về việc chăm sóc răng miệng ở trẻ chưa cao và chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu mảng bám còn sót lại ở viền nướu, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây ra các bệnh như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi,...
Việc trẻ sử dụng nhiều đồ ăn chứa đường và đồ uống ngọt sẽ làm vi khuẩn phát triển nhanh và gây hại nặng hơn.
2.3. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Vitamin C, A, B2, kẽm... đều là những chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Đặc biệt, cơ thể bé không thể thiếu vitamin C vì nó có tác dụng tổng hợp collagen nhằm mục đích hỗ trợ lành thương. Thiếu hụt những chất này có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng và làm vết thương lâu lành.
2.4. Viêm nha chu làm trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng
Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nặng gây đau nhức kéo dài. Viêm nha chu không được điều trị sẽ làm răng lung lay, chảy máu, sinh ra mùi hôi khó chịu.
Viêm nha chu làm trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng kéo dài
>>> Xem thêm:
2.5. Một số bệnh lý sau đây
Chảy máu chân răng không chỉ xuất phát từ viêm lợi mà còn từ một số bệnh lý khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng răng miệng và sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dưới đây là một số bệnh lý cụ thể mà Quý khách cần lưu ý:
-
Sâu răng
-
U nhú nướu răng
-
Loét miệng chảy máu chân răng
-
Viêm lợi do mọc răng
-
Chảy máu chân răng có mủ sưng
-
Giảm tiểu cầu
-
Ung thư máu
-
Tủy xương
-
Máu bị khó đông
-
Bệnh tim mạch
-
…
3. Cách trị hôi miệng chảy máu chân răng ở trẻ
Chảy máu chân răng đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn nội tiết tố, thiếu vitamin, hoặc mắc các bệnh răng miệng. Để giảm tình trạng này, Quý khách nên đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị ngay.
3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
-
Hướng dẫn trẻ đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày.
-
Lựa chọn bàn chải có độ cứng vừa phải và kem đánh răng chứa fluoride.
-
Sử dụng nước muối loãng để súc miệng 2 lần/ ngày.
3.2. Hướng dẫn trẻ chăm sóc nướu
-
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và duy trì sức khỏe của nướu.
-
Theo dõi và thăm khám định kỳ giúp ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng nướu.
3.3. Hạn chế thức ăn gây hôi miệng
-
Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành và các gia vị mạnh.
-
Tăng cường bổ sung trái cây tươi, rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ để giúp trẻ duy trì sức khỏe răng miệng.
-
Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
3.4. Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt và nước có gas
Quý khách nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn và đồ uống gây nhức răng như nước ngọt, nước uống có gas, và các loại bánh kẹo.
>>> Xem thêm:
Sai lầm của bố mẹ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của bé yêu
3.5. Bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Như đã đề cập, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của răng và nướu cho trẻ. Vì vậy, Quý khách cần bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé để ngăn chặn tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng.
Nhìn chung, trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh lý này không chỉ làm bé khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh khác về răng miệng. Quý khách nên đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời và luôn giữ được nụ cười khỏe mạnh, vui vẻ.
Để nhanh chóng chữa trị các bệnh răng miệng ở trẻ, Quý khách hãy gọi đến nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber), bác sĩ sẽ hỗ trợ ngay hôm nay.