Trang chủ / Kiến thức / VÌ SAO CÓ RĂNG MỌC NGẦM? DẤU HIỆU RĂNG MỌC NGẦM VÀ CÁCH LOẠI BỎ KHÔNG ĐAU

VÌ SAO CÓ RĂNG MỌC NGẦM? DẤU HIỆU RĂNG MỌC NGẦM VÀ CÁCH LOẠI BỎ KHÔNG ĐAU

Quý khách đang hoang mang vì nhận được chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng răng mọc ngầm. Nhưng Quý khách không biết răng mọc ngầm là gì? Nó có ảnh hưởng gì không và làm cách nào để loại bỏ răng mọc ngầm một cách an toàn mà không bị đau hay khó chịu? Trong bài viết này, nha khoa Tâm Đức Smile sẽ giúp Quý khách giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên đây.

1. Răng mọc ngầm là sao? Dấu hiệu răng mọc ngầm là gì?

Răng mọc ngầm vừa tạo cảm giác khó chịu vừa gây hoang mang cho Quý khách trong thời gian dài. Trước khi tìm cách loại bỏ chiếc răng “khó chịu” này, Quý khách hãy xem qua răng mọc ngầm là gì và nguyên nhân nào dẫn tới răng mọc ngầm.

1.1. Khái niệm răng mọc ngầm 

Thay vì mọc ra ngoài như các răng bình thường, răng mọc ngầm lại mọc ở bên trong xương hàm. Quý khách không thể nhìn thấy dấu hiệu răng  mọc ngầm bằng mắt thường nhưng kết quả thăm khám lâm sàng sẽ thể hiện rõ tình trạng này.

Răng mọc ngầm có thể xảy ra ở cả hàm trên lẫn hàm dưới. Trong đó, vị trí răng nanh và răng cửa ở hàm trên là nơi dễ làm phát sinh răng ngầm nhất. Ngoài ra, răng khôn cũng thường mọc ngầm dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội. Nếu nhận thấy những cơn đau khó chịu vào thời điểm mọc răng khôn, Quý khách hãy đến nha khoa để thăm khám và nhổ răng khôn an toàn.

1.2. Nguyên nhân gây ra

Qua phim X-Quang, Quý khách có thể thấy những chiếc răng mọc ngầm chi chít bên trong xương hàm. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức vô cớ khi Quý khách ăn nhai, cũng là dấu hiệu răng mọc ngầm cần chú ý. Vậy điều gì dẫn tới hiện tượng răng mọc ngầm?

phim x-quang thể hiện răng mọc ngầm ở vị trí răng khôn

Răng khôn mọc ngầm đụng trúng răng số 7 kế cận

1.2.1. Răng mọc ngầm do di truyền

Hình dáng, cấu trúc hay màu sắc răng của Quý khách đều là yếu tố được quyết định bởi mã di truyền. Đối với hiện tượng răng mọc ngầm cũng vậy, Quý khách cũng gặp tình trạng này nếu như người thân cũng từng có răng phát triển ngầm.

1.2.2. Cơ địa phát triển chậm

Cơ địa tăng trưởng của mỗi người có sự khác biệt nên nó tác động tới sự phát triển của mầm răng, làm cho răng dễ mọc ngầm, mọc chậm.

1.2.3. Nhổ răng sữa sớm

Nhổ răng sữa quá sớm là một trong các nguyên nhân dẫn đến răng mọc ngầm. Bởi vì ở khoảng trống răng vừa nhổ, các răng bên cạnh dần di chuyển và mọc chen chúc làm mất khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên.

1.2.4. Răng khôn không có đủ không gian để mọc

Răng khôn mọc ngầm là hiện tượng phổ biến bắt nguồn từ nguyên do răng không có đủ không gian để mọc. Răng khôn mọc ngầm gây đau nhức, có thể làm hỏng răng kế cận, gây viêm nướu, áp xe rất khó chịu.

dấu hiệu răng mọc ngầm

Hai mầm răng khôn đang có dấu hiệu mọc ngầm

1.3. 6 dấu hiệu răng mọc ngầm để Quý khách kịp thời chữa trị

Răng mọc ngầm gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng, tạo nên sự xô lệch giữa các răng trên hàm. Để tránh bị hỏng răng hoặc gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, Quý khách nên đến nha khoa để thăm khám và tìm cách điều trị. 

Các dấu hiệu cho thấy răng mọc ngầm bao gồm:

  • Răng sữa không rụng hoặc rụng lâu so với thời điểm mọc răng vĩnh viễn.

  • Thấy răng mọc ngầm qua hình ảnh chụp X-quang.

  • Khi kiểm tra bằng tay, thấy vùng cứng như răng ở khu vực dọc theo ổ xương răng hoặc thấy vùng lợi bị trồi lên không bình thường.

  • Cảm thấy đau nhức và ê buốt ở khu vực xung quanh răng mọc ngầm khi chúng xô lệch gây áp lực. Triệu chứng này thường xuất hiện dưới dạng ê buốt và đau đớn khi ăn uống. Trong trường hợp nặng hơn, đau răng có thể xuất hiện liên tục, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Thường, sự xô lệch của răng mọc ngầm có thể gây tổn thương dây thần kinh răng hàm, dẫn đến đau nhức kéo dài và có thể lan rộng.

  • Răng mọc ngầm có thể gây ra tình trạng viêm nướu, sâu răng, và các vấn đề về hôi miệng và đắng miệng.

  • Nếu có các dấu hiệu như nướu sưng đỏ, sốt, và đau đớn mà không thấy răng mọc, có thể răng đang bị kẹt ở dưới hàm không thể nổi lên được. Các triệu chứng thường xuất hiện khi răng này di chuyển hoặc bị tác động từ bên ngoài, thường thấy nhiều ở răng ở hàm dưới.

2. Cách loại bỏ răng khôn mọc ngầm không đau & an toàn

Nếu Quý khách gặp phải hiện tượng răng khôn mọc ngầm, Quý khách nên tìm một cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.1. Tự theo dõi tại nhà

Trường hợp răng khôn mọc ngầm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chưa có tác động xấu đến răng, Quý khách có thể tự theo dõi tại nhà. Việc này giúp phát hiện sự di chuyển của răng mọc ngầm và xử lý sớm nhất có thể.

2.2. Tiểu phẫu loại bỏ răng khôn mọc ngầm

Khi răng khôn mọc ngầm gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt nên bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định tiểu phẫu nhổ răng. Đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm, việc nhổ bỏ là cần thiết để răng không tác động đến các răng khác trên hàm.

Mời Quý khách tham khảo quy trình nhổ răng khôn hiện đại không đau

Quá trình nhổ bỏ răng khôn thường diễn ra trong khoảng 45 - 60 phút và được tiêm thuốc gây tê cục bộ. Sau tiểu phẫu, Quý khách có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để cảm thấy dễ chịu hơn. Để vết thương nhanh lành, Quý khách cần lưu ý trong việc ăn uống, nên ưu tiên thức ăn mềm lỏng và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng.

2.3. Cách xử lý nếu răng mọc ngầm không phải là răng khôn

Nếu răng mọc ngầm là do răng sữa chưa rụng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định kích thích quá trình mọc răng. Các biện pháp hỗ trợ răng mọc ngầm thường được thực hiện như niềng răng, nhổ răng.

Qua bài viết trên, Quý khách đã biết vì sao có răng mọc ngầm, dấu hiệu răng mọc ngầm và cách loại bỏ không đau. Nếu Quý khách đã được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng răng ngầm thì hãy đến Nha Khoa Tâm Đức Smile ngay hôm nay.

Nhanh chóng đặt hẹn online sẽ giúp Quý khách tiết kiệm thời gian chờ đợi, Quý khách hãy gọi Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng bên dưới.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp