Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CHẢY MÁU RĂNG SÂU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU RĂNG SÂU
1. Nguyên nhân gây chảy máu răng sâu
Chảy máu răng sâu xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong số đó, các vấn đề sức khỏe bao gồm: Thiếu hụt vitamin, tăng giảm hormon bất thường, rối loạn đông máu, căng thẳng… đều gây chảy máu răng.
Các nguyên nhân gây chảy máu răng sâu bao gồm:
1.1. Không thường xuyên chăm sóc răng miệng hoặc chăm sóc răng miệng sai cách
Nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây chảy máu chân răng đến từ việc vệ sinh răng miệng thường ngày. Quý khách chủ quan trong vấn đề vệ sinh răng miệng gây tích tụ vi khuẩn ở chân răng. Thời gian lâu dài, vi khuẩn phát triển ăn mòn chân răng gây chảy máu, viêm nhiễm nướu răng.
Nên chăm sóc răng miệng đúng cách để ngừa chảy máu răng sâu
1.2. Hút thuốc lá gây chảy máu răng
Trong thuốc lá chứa nhiều thành phần độc hại như: Nicotin, Benzen, hắc ín, khí CO… Đây là các chất hóa học gây hại đến răng và đường hô hấp. Quý khách sử dụng thuốc lá trong thời gian dài gây mòn men răng, ố vàng răng. Một thời gian sau khi men răng bị mài mòn, các chất hóa học đi sâu vào tủy răng, phá hủy tủy, gây đau nhức và chảy máu chân răng.
1.3. Bệnh lý viêm nướu gây chảy máu răng sâu
Viêm nướu làm răng trở nên yếu và viêm nhiễm. Các ổ áp xe ở nướu tích tụ nhiều vi khuẩn và dịch mủ, ảnh hưởng trực tiếp tới chân răng bị sâu và các răng lân cận. Trong quá trình sinh hoạt, Quý khách nhai thức ăn vô tình làm vỡ ổ áp xe. Điều này làm tràn dịch mủ, vi khuẩn từ ổ áp xe lây sang các răng bên cạnh và tích tụ gây chảy máu chân răng.
1.4. Bệnh lý thiếu máu ác tính, giảm tiểu cầu, bệnh máu khó đông dễ gây chảy máu răng
Các bệnh lý này hình thành một phần do gen di truyền, thói quen sinh hoạt hoặc do tác dụng phụ của các thuốc đang sử dụng. Các bệnh lý này dễ gây chảy máu chân răng và khó cầm máu. Nguyên nhân do trong máu thiếu các sợi fibrin - được xem là lưới kết nối hồng cầu lại với nhau. Thiếu fibrin làm miệng vết thương không được bịt kín nhanh chóng, gây mất máu.
1.5. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh
Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, khi mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh dễ làm chân răng chảy máu. Ở các giai đoạn này, lượng hormon và nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi.
Trong một số trường hợp, Quý khách cảm thấy cơ thể quá nóng hay quá lạnh, tâm trạng thất thường… Một phần nguyên do là vì cơ thể đang dần điều hòa để cân bằng lại lượng hormon hiện tại.
1.6. Thiếu vitamin K, vitamin C gây chảy máu răng thường xuyên
Vitamin K và Vitamin C là các vitamin giúp làm bền thành mạch máu, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Thiếu các vitamin này làm thành mạch máu không đủ lực đàn hồi, dễ gây vỡ hay tắc nghẽn mạch, làm chảy máu.
Nên tăng cường bổ sung vitamin K và C cho cơ thể
Thiếu vitamin C còn gây ra bệnh Scorbut - hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin C nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Scorbut gây chảy máu nướu răng, làm răng lung lay hay thậm chí chảy máu dưới da.
>>> Xem thêm: Răng lung lay làm sao để chắc lại? Cách chữa răng lung lay
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Chảy máu răng sâu có nguy hiểm không?
Chảy máu răng sâu không phải là bệnh lý gây nguy hiểm với tính mạng. Trong trường hợp chân răng chỉ rỉ một lượng máu nhỏ, Quý khách không cần quá lo lắng vì đây không phải trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp này, Quý khách cần dùng một miếng bông gòn nhỏ đã khử trùng, ngậm chặt vào nơi máu đang chảy từ 1 đến 2 phút.
Tuy nhiên, nếu sau 2 giờ, máu vẫn tiếp tục chảy và không có dấu hiệu dừng lại, Quý khách hãy lập tức đến bệnh viện hoặc nha khoa để được xử lý kịp thời.
3. Các cách ngăn ngừa chảy máu răng sâu hiệu quả
Nguyên nhân phổ biến gây chảy máu răng sâu là do mảng bám hoặc cao răng tích tụ trong thời gian dài. Các mảng bám này là môi trường thích hợp để vi khuẩn sinh sôi phát triển dọc theo đường viền nướu, gây chảy máu nướu.
Sau đây là các cách ngăn ngừa chảy máu răng sâu phổ biến.
3.1. Sử dụng gạc, bông khử trùng để ngăn chảy máu răng
Quý khách hãy sử dụng gạc hoặc miếng bông đã được khử trùng ngay lập tức áp vào vùng đang chảy máu. Sau đó, Quý khách nhẹ nhàng ấn miếng gạc vào vị trí răng chảy máu đến khi máu ngừng chảy.
Đối với người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, nướu mất một thời gian dài để cầm máu. Trong trường hợp khẩn cấp, Quý khách hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý cấp cứu kịp thời.
Đến ngay bệnh viện hoặc nha khoa uy tín trong trường hợp chảy máu răng không ngừng
3.2. Sử dụng đá chườm, hỗ trợ đông máu nhanh chóng
Quý khách hãy dùng túi chườm lạnh hoặc đá áp vào vùng mặt nơi gần nhất với răng bị chảy máu khoảng 5 phút. Điều này giúp máu nhanh chóng đông lại, ngăn mất máu.
Túi đá chườm đặc biệt có tác dụng hữu ích trong việc làm dịu các vết sưng tấy đỏ, chảy máu do viêm nướu.
>>> Xem thêm: Chảy máu chân răng và biện pháp chữa trị dứt điểm
3.3. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn ngăn ngừa chảy máu răng sâu
Nước súc miệng kháng khuẩn vừa có tác dụng điều trị, vừa giúp ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Nước súc miệng giúp ngăn ngừa viêm nướu - một trong các nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu răng.
Các thành phần có tác dụng hữu ích trong nước súc miệng bao gồm: Clorohexidin, Hydro peroxit…
3.4. Sử dụng nước muối ấm rửa và sát khuẩn vùng miệng
Súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm thiểu tối đa vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, muối loãng giúp tăng thời gian làm lành vết thương, ngăn ngừa chảy máu răng.
Quý khách hãy pha nửa thìa cà phê muối vào khoảng 150 đến 200 ml nước ấm. Sau đó, Quý khách tiến hành súc miệng bằng nước muối ấm theo từng ngụm nhỏ. Quý khách hãy lặp lại nhiều lần để nước muối làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
3.5. Sử dụng nghệ để ngăn ngừa chảy máu răng sâu
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Chính vì thế, việc đắp bột nghệ lên vùng răng bị chảy máu giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập qua miệng vết thương.
Nghệ tuy có màu vàng, nhưng màu vàng này không làm răng của Quý khách bị ố sau khi sử dụng. Quý khách hãy súc miệng sạch sau khi đắp nghệ để tránh làm răng xỉn màu.
Bột nghệ có công dụng kháng khuẩn nên được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng vùng răng bị chảy máu
Tóm lại chảy máu răng sâu có nguy hiểm tới sức khỏe hay không thì còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. Nếu răng bị chảy máu do Quý khách dùng lực quá mạnh làm trầy nướu, thì việc chảy một lượng máu nhỏ là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp máu chảy quá nhiều không rõ nguyên nhân, Quý khách hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được tiến hành sơ cứu kịp thời.
Quý khách đang gặp trường hợp máu chảy ở chân răng không rõ nguyên nhân, hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.