Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
BỊ CAO RĂNG NẶNG NÊN ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA NHƯ THẾ NÀO?
Mục lục nội dung
1. Có mấy loại cao răng?
Cao răng, còn được gọi là vôi răng, là một lớp mảng bám trên răng đã bị vôi hóa bởi các khoáng chất có trong nước bọt. Cao răng xuất hiện ở cả phía trên và phía dưới đường viền nướu.
Khoang miệng luôn tồn tại vi khuẩn, ngay cả sau khi vệ sinh răng miệng. Các vi khuẩn này kết hợp với protein và thức ăn dư thừa dính trên răng, tạo thành những mảng bám răng. Các mảng bám này bao phủ toàn bộ bề mặt của răng, cứng lại và biến thành cao răng. Những mảng bám không thể thể loại bỏ bằng cách chải răng thông thường.
Cao răng thường chứa nhiều vi khuẩn, làm tổn thương men răng và nướu trở nên sưng, chảy máu. Để loại bỏ cao răng, Quý khách sẽ cần sự can thiệp và quá trình vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn nha khoa. Nếu không được xử lý, cao răng có thể gây ra các tình trạng bệnh lý về nướu răng, bao gồm viêm nha chu nguy hiểm.
1.1. Cao răng thường
Cao răng thường xuất hiện ở phần cổ của răng, có màu trắng đục hoặc nhạt và màu sẫm hơn đối với những người hút thuốc lá. Cao răng thường gây ra viêm nướu, và nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến chảy máu chân răng và hình thành cao răng huyết thanh.
1.2. Cao răng huyết thanh
Cao răng huyết thanh thường nằm dưới nướu, có màu đỏ nâu hoặc nâu đen. So với cao răng thường, cao răng huyết thanh chứa nhiều vi khuẩn hơn, gây ra viêm nướu và tăng tốc độ nhiễm khuẩn ở chân răng.
Bị cao răng nặng làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn
2. Các mức độ của cao răng
Cao răng có bốn cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hình thành trên bề mặt răng.
2.1. Cao răng cấp độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi cao răng chưa phát triển nhiều và ít người chú ý đến. Cao răng ở cấp độ này thường mỏng và có màu nhạt, xuất hiện ở phía trong khuôn hàm. Việc chải răng vẫn có thể làm sạch, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn vì cạo mạnh có thể gây tổn thương cho men răng.
2.2. Cao răng cấp độ 2
So với cấp độ 1, cao răng cấp độ 2 đã dày và cứng hơn rất nhiều. Tuy nhiên biểu hiện không quá rõ ràng, màu sắc khá nhạt nên chúng thường bị bỏ qua. Tại giai đoạn này, không thể tự cạo cao răng vì chúng đã cứng chắc và bám chặt trên bề mặt răng.
2.3. Cao răng cấp độ 3
Cao răng cấp độ 3 dễ dàng nhận biết. Lúc này cao răng đã chuyển sang màu vàng sậm hơn, mức độ mảng bám trên răng cũng nhiều hơn. Thường xuất hiện ở mặt trong của răng, và đôi khi có thể xuất hiện ở mặt ngoài.
2.4. Cao răng cấp độ 4
Cao răng cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất. Trong giai đoạn này, cao răng đã chuyển sang màu đen và đã xâm nhập sâu xuống phần nướu chân răng. Nghiêm trọng hơn nữa, chúng có thể xâm nhập vào xương hàm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cao răng nặng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
3. Bị cao răng nặng có sao không?
Mức độ cao răng còn được quyết định bởi mức độ tổn thương của răng. Trạng thái ban đầu là cấp 1, sau đó tiến dần lên cấp độ tiếp theo và cuối cùng cấp 4 là cấp độ nguy hiểm nhất.
Lúc này, cao răng có thể gây ra các vấn đề răng miệng sau:
-
Khi cao răng cứng không thể được loại bỏ bằng các phương pháp làm sạch thông thường, răng có thể bị ố vàng, mất thẩm mỹ.
-
Cao răng cũng có thể gây hôi miệng. Vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng không thể kiểm soát được. Điều này làm quá trình giao tiếp trở nên ngại ngùng, làm đối phương cảm thấy khó chịu.
-
Cao răng chính là căn nguyên gây ra những căn bệnh nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu. Những căn bệnh này là mối nguy hiểm tiềm ẩn dẫn đến lung lay răng, mất răng, viêm nhiễm đầu răng, áp xe răng,...
-
Cao răng còn gây ra các nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, v.v..
Khách hàng lần đầu tiên cạo vôi răng tại nha khoa Tâm Đức Smile
4. Cách điều trị cao răng nặng
Do các tác hại được đề cập ở trên, điều trị cao răng là rất cần thiết. Cách tốt nhất để loại bỏ cao răng và mảng bám là làm sạch răng của Quý khách tại địa chỉ nha khoa uy tín. Có nhiều cách để loại bỏ cao răng, chẳng hạn như sử dụng các dụng cụ cầm tay chuyên dụng, máy thổi cát, thiết bị siêu âm, v.v.
4.1. Chữa cao răng nặng bằng các dụng cụ cầm tay chuyên dụng
Đây là một phương pháp truyền thống, nha sĩ sử dụng các dụng cụ cầm tay để loại bỏ cao răng ở trên và bên dưới nướu. Nếu bác sĩ không kiểm soát lực cạo hoặc cao răng quá dày và cứng, răng có thể bị tổn thương, dẫn đến cảm giác ê buốt và chảy máu sau khi cạo.
4.2. Chữa cao răng nặng bằng thiết bị siêu âm
Do tính hiệu quả và an toàn của nó, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu máy siêu âm để loại bỏ dần từ bên dưới nướu mà không ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh.
Sau khi cao răng được loại bỏ, bác sĩ sẽ đánh bóng bề mặt răng để loại bỏ chất kết dính nhỏ còn lại.
5. Phòng ngừa cao răng tại nhà
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là một số cách giúp Quý khách ngăn ngừa bị cao răng nặng.
5.1. Cạo vôi răng định kỳ
Việc đến bác sĩ để kiểm tra và làm sạch răng 2 lần mỗi năm là cần thiết. Nếu răng của Quý khách yếu hơn và dễ tích tụ cao răng hơn thì cần cạo vôi răng mỗi 3 tháng/lần.
5.2. Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày
Dùng chỉ nha khoa truyền thống hoặc bàn chải kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các răng. Quý khách có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu các sản phẩm cụ thể.
Chỉ nha khoa giúp loại sạch mảng bám ở kẽ răng
5.3. Súc miệng với nước có chất sát khuẩn
Súc miệng bằng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn (không có cồn) ít nhất 2 lần mỗi ngày. Điều này giúp tiêu diệt vi khuẩn làm hình thành tạo mảng bám và vôi răng.
5.4. Ngưng sử dụng thuốc lá
Người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn bị cao răng so với người không hút thuốc lá.
5.5. Chải răng 2-3 lần mỗi ngày
Sử dụng bàn chải răng có lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
5.6. Tuân theo chế độ ăn uống
Vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh nhờ thức ăn có chứa đường và tinh bột. Khi tiếp xúc với những thực phẩm này, chúng sẽ sản xuất axit gây hại. Một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đường và tinh bột sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng.
5.7. Chọn kem đánh răng chứa fluoride để kiểm soát tạo vôi răng
Fluoride giúp khắc phục tình trạng hư hỏng men răng. Quý khách nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng có khả năng chống lại vi khuẩn.
>>> Xem thêm:
Lấy cao răng mất bao lâu? Địa chỉ nha khoa lấy cao răng uy tín, giá tốt
Cao răng là hiện tượng phổ biến, tác động tiêu cực đến sức khỏe răng và nướu. Bị cao răng nặng vừa làm nụ cười của Quý khách mất thẩm mỹ, vừa gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Nha khoa Tâm Đức Smile tự tin là địa chỉ nha khoa công nghệ hiện đại giúp loại bỏ cao răng an toàn, không đau. Sau khi cạo bỏ vôi răng, Quý khách hãy thực hiện các biện pháp được đề cập ở trên để kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng.
Quý khách hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được tư vấn nhanh nhất.