Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CỤC MÁU ĐÔNG LÀ GÌ? XUẤT HIỆN CỤC MÁU ĐÔNG SAU KHI NHỔ RĂNG CÓ SAO KHÔNG?
1. Cục máu đông là gì?
Cục máu đông là một khối máu đặc như thạch rau câu, xuất hiện tại vết thương hở trên cơ thể. Ví dụ, khi nhổ răng sẽ tạo vết thương hở trong khoang miệng, cục máu đông sẽ xuất hiện lấp đi phần hở và ngăn máu chảy quá nhiều.
Cục máu đông hình thành tại vị trí mà cơ thể bị tổn thương như: vết trầy, xước, đứt tay chân, nhổ răng,... Sau khi vết thương lành, nó sẽ tự tiêu hủy hoặc teo nhỏ lại.
Một số cục máu đông tại các vết thương ngoài da sau khi tiếp xúc với không khí sẽ khô lại. Khi vết thương lành, nó sẽ hình thành lớp mài và bị bong ra.
Cục máu đông là cơ chế bảo vệ của cơ thể
2. Xuất hiện cục máu đông sau khi nhổ răng có ảnh hưởng gì không?
Xuất hiện cục máu đông không chỉ vô hại mà còn là tín hiệu đáng mừng báo hiệu vết thương của Quý khách đang lành lại. Vậy vai trò của cục máu đông là gì?
2.1. Cục máu đông đóng vai trò cầm máu
Sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ được hình thành và chặn miệng vết thương hở trong khoang miệng. Điều đó giúp ngăn máu chảy ra ồ ạt dẫn đến mất máu. Đồng thời, cục máu đông hình thành cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập thông qua vết thương.
2.2. Cục máu đông giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
Cục máu đông không chỉ cầm máu mà còn hỗ trợ các tế bào ở nướu liên kết với nhau. Từ đó giúp quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn khi có sự hình thành của cục máu đông.
2.3. Cục máu đông bảo vệ ổ răng
Sau khi nhổ răng, vết rách tại nướu sẽ làm lộ ra phần xương răng và các dây thần kinh. Đây là một vị trí rất dễ cho vi khuẩn hay những tác nhân lạ tấn công, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng nghiêm trọng.
Sự xuất hiện của cục máu đông giúp ngăn vi khuẩn hoặc mảnh vụn thức ăn lọt vào vết rách. Từ đó, nó bảo vệ vết rách và các thành phần của ổ răng tránh khỏi các tác nhân lạ trong quá trình làm lành vết thương.
Cục máu đông ngăn cản vi khuẩn và thức ăn rơi vào ổ răng
3. Nguyên nhân hình thành cục máu đông
Cục máu đông là máu chảy ra từ vết thương trên cơ thể với các thành phần cơ bản bao gồm:
- Hồng cầu: Vận chuyển oxy cho các cơ quan trong cơ thể.
- Bạch cầu: Đóng vai trò như một vệ sĩ giúp tiêu diệt các tác nhân lạ xâm nhập vào máu (vi khuẩn, vi rút,...).
- Tiểu cầu: Đóng vai trò như những viên gạch giúp làm lành vết thương (đây là tác nhân chính tạo nên cục máu đông).
Khi răng bị nhổ bỏ, máu sẽ chảy ra từ vết rách ở nướu. Lúc này, tiểu cầu trong máu sẽ đóng vai trò như những viên gạch tập trung tại miệng vết thương. Cùng lúc đó, tiểu cầu sẽ tổng hợp Fibrin - một tác nhân liên kết giúp dựng lên bức tường bịt kín vết thương và ngăn chặn máu chảy ra. “Bức tường” đó chính là cục máu đông tạo ra từ tiểu cầu và Fibrin.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu không có cục máu đông?
Biến chứng thường gặp nhất sau khi nhổ răng là “hố răng khô” hay còn gọi là “ổ răng khô”. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông không hình thành tại vết thương.
- Vết thương quá lớn khiến máu chảy ra quá nhiều, khó hình thành cục máu đông.
- Không hiểu rõ cục máu đông là gì nên tìm cách loại bỏ khỏi vết thương, gây khô ổ răng.
- Cục máu đông bị tróc ra khi vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Hiện tượng “hố răng khô” hay “ổ răng khô” là hiện tượng lộ xương răng và các dây thần kinh bên dưới răng. Điều này làm chậm quá trình làm lành vết thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn tác động đến những phần bị lộ ra bên trong vết thương.
Cục máu đông không hình thành làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Từ đó, nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và xuất hiện các bệnh về răng miệng như:
- Hôi miệng: Xuất hiện mùi, vị khó chịu trong miệng và có mùi hôi trong hơi thở.
- Viêm lợi, viêm nha chu.
- Vết thương sau khi nhổ răng đau dữ dội và sưng lên.
- Vết rách chậm lành.
Một số cách khắc phục khi Quý khách gặp trường hợp “hố răng khô”:
- Thường xuyên súc miệng đúng cách bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol, Ibuprofen,... nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng của Quý khách.
- Chườm lạnh ở vùng đang sưng, đau để giảm đau.
- Hạn chế hút thuốc.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách theo 6 bước đơn giản.
- Ăn các loại thức ăn mềm, tránh ăn đồ ngọt hay các loại đồ ăn cứng, dai.
5. Một số câu hỏi liên quan đến cục máu đông sau khi nhổ răng
5.1. Cách để đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông là gì?
Máu chảy chậm lại hoặc máu ngưng chảy là dấu hiệu nhận biết cục máu đông đang được hình thành.
Sau khi nhổ răng, Quý khách hãy lót một miếng gạc nhỏ tại vết rách. Dùng răng cắn nhẹ trong vòng 30 - 45 phút. Nếu sau thời gian đó, vết thương vẫn chảy máu, Quý khách hãy thay miếng gạc khác và tiến hành tương tự.
Quý khách hãy nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động ăn uống để giúp quá trình hình thành cục máu đông được diễn ra thuận lợi.
5.2. Khi nào cục máu đông biến mất?
Thông thường cục máu đông sẽ tự biến mất trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 10 ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của từng người cũng như vị trí hay kích thước của vết rách mà thời gian cục máu đông tiêu biến cũng khác nhau.
5.3. Làm thế nào để bảo vệ cục máu đông?
Trong vòng ít nhất 72 giờ sau khi nhổ răng, Quý khách hãy hạn chế các hành động sau:
- Khạc nhổ quá nhiều: Việc khạc nhổ tác động mạnh đến vết thương đang trong quá trình tạo cục máu đông, dễ phá vỡ cục máu đông.
- Dùng các chất kích thích: Bia, rượu,... có nồng độ cồn cao, làm loãng máu khiến cục máu đông khó hình thành.
- Súc miệng hoặc uống nước quá nhanh và mạnh có thể làm trôi cục máu đông.
- Nhai tại vị trí vừa nhổ răng: Vết thương sau khi nhổ răng chưa lành lại hoàn toàn. Việc nhai tại vị trí vừa nhổ răng sẽ đưa mảnh thức ăn vào vết thương, gây nhiễm trùng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp Quý khách hiểu hơn về cục máu đông là gì. Đồng thời, Quý khách hãy yên tâm về việc xuất hiện cục máu đông sau khi nhổ răng. Đây chính là cơ chế lành thương bình thường của cơ thể. Nếu sau khi nhổ răng, Quý khách cảm thấy đau dai dẳng hoặc chảy máu không ngừng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay. Quý khách có thể gọi đến Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber), hoặc điền thông tin vào bảng bên dưới.