Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
VIÊM LỢI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI
Mục lục nội dung
1. Viêm lợi là gì?
Viêm lợi là tình trạng lợi răng bị sưng tấy, lợi chuyển thành màu đỏ và gây cảm giác đau. Viêm lợi vừa gây ảnh hưởng sức khỏe, vừa làm Quý khách giảm đi cảm giác ngon miệng và làm tăng nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân gây viêm lợi
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến làm cho Quý khách dễ bị viêm lợi.
2.1. Viêm lợi do cao răng
Những mảng bám tích tụ lâu ngày ở viền lợi bị vôi hoá, trở nên cứng dần tạo thành cao răng. Đây là nơi tập hợp của nhiều vi khuẩn có hại, chúng tấn công lợi gây nên nhiễm trùng, viêm sưng.
2.2. Viêm lợi do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Quý khách dùng lực chải răng quá mạnh hoặc dùng chỉ nha khoa không đúng cách làm lợi bị trầy xước. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào lợi và gây viêm.
Viêm lợi và tụt lợi chân răng
2.3. Viêm lợi do dị ứng
Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc ăn thức ăn lạ có thể làm cơ thể bị dị ứng. Dị ứng thức ăn làm mô mềm xung quanh răng bị sưng tấy ngay sau khi ăn. Nếu gặp phải trường hợp này, Quý khách hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị.
2.4. Viêm lợi do hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá nhanh chóng làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho mảng bám bám vào răng nhiều hơn. Nicotin trong thuốc lá có thể làm cứng biểu mô ở khoang miệng. Nếu không vệ sinh kỹ sau mỗi bữa ăn, mảng bám tích tụ lâu ngày trở thành cao răng và gây ra viêm lợi.
2.5. Viêm lợi do chấn thương
Những chấn thương ở vùng lợi dễ dẫn đến viêm nhiễm như:
- Thói quen dùng tăm xỉa răng chọc thủng mô lợi.
- Thường xuyên cắn đồ vật hoặc ăn mía dễ làm trầy xước lợi.
- Mô lợi bị dập nát do tác động từ bên ngoài như tai nạn, va đập, …
3. Ảnh hưởng khi bị viêm lợi
Viêm lợi diễn biến qua hai giai đoạn chính, bao gồm:
- Giai đoạn đầu: Viêm lợi.
- Giai đoạn sau: Viêm nha chu.
Viêm lợi ở giai đoạn đầu thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó khá nhiều người lơ ý mà bỏ qua. Tuy nhiên, khi viêm lợi tiến triển nặng hơn sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như sưng đau, hôi miệng, mất răng vĩnh viễn, …
3.1. Ảnh hưởng về sức khỏe
-
Viêm nha chu: Đây là giai đoạn sau của viêm lợi. Lúc này Quý khách cảm thấy vùng lợi rất đau, sưng và bị chảy máu. Hơi thở của Quý khách nặng mùi hơn, răng bị thưa và có thể chảy mủ.
-
Tăng nguy cơ mất răng: Viêm lợi kéo dài làm cho men răng suy yếu và dần dần làm tổn thương chân răng, gây tiêu xương hàm. Răng dễ bị lung lay do tiêu xương và giãn dây chằng quanh răng, cuối cùng dẫn đến mất răng.
-
Một số bệnh lý nguy hiểm khác: Viêm lợi kéo dài thường kéo theo nhiều bệnh lý khác như hô hấp, tim mạch, tiểu đường, nhiễm trùng máu…
3.2. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
-
Khó ăn uống: Những cơn đau ở lợi cản trở việc ăn uống, làm cho Quý khách cảm thấy khó chịu, đau buốt khi nhai cắn thức ăn.
-
Mất thẩm mỹ: Khi bị viêm lợi ở giai đoạn nhẹ, khuôn mặt của Quý khách có thể thay đổi do vùng lợi bị viêm sưng to, chèn ép xung quanh vùng mặt.
-
Mất tự tin trong giao tiếp: Viêm lợi nặng kéo theo bệnh hôi miệng, làm Quý khách mất đi tự tin trong giao tiếp, không dám nói cười thoải mái như trước.
-
Tinh thần giảm sút: Những cơn đau dai dẳng kéo dài hoặc những cơn đau bất chợt sẽ làm Quý khách mất tập trung, gây cản trở công việc lẫn học tập.
Viêm lợi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của Quý khách
4. Cách điều trị viêm lợi
Viêm lợi là bệnh lý nguy hiểm cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu Quý khách đang bị viêm lợi, hãy tham khảo những giải pháp sau đây.
4.1. Điều trị viêm lợi tại nha khoa
Tuỳ vào nguyên nhân gây viêm lợi và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Chẳng hạn như:
4.1.1. Cạo vôi răng
Bác sĩ sẽ làm sạch những mảng bám, ổ vôi răng lâu ngày trên răng, không để vi khuẩn tích tụ. Sau đó bác sĩ sử dụng tia laser để tiêu diệt những vi khuẩn còn sót lại sau khi loại bỏ những mảng bám.
4.1.2. Tiểu phẫu áp-xe chân răng
Bác sĩ có thể thực hiện những cuộc tiểu phẫu để loại bỏ những ổ viêm (áp-xe), hoặc chỉnh sửa những vị trí răng không phù hợp (răng mọc lệch, miếng trám răng bị vỡ ra) để khắc phục tình trạng viêm lợi.
4.1.3. Bọc răng sứ nếu nguyên nhân gây viêm lợi là do sâu răng
Sâu răng là một trong những căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Sâu răng không chỉ gây viêm lợi mà còn đe dọa mất răng vĩnh viễn. Trường hợp Quý khách bị sâu răng nhẹ, tủy răng chưa bị hỏng thì cần phải bọc sứ để bảo vệ răng. Răng sứ còn giúp Quý khách khắc phục được lỗi mẻ vỡ răng, răng xỉn màu và trả lại nụ cười rạng rỡ tự tin hơn.
Quá trình bọc răng sứ tại nha khoa Tâm Đức Smile diễn ra an toàn, nhanh chóng chỉ mất tầm 2 - 4 ngày làm việc. Sau khi bọc răng sứ, Quý khách sở hữu ngay dáng răng đẹp tự nhiên, có màu sắc phù hợp với răng gốc.
Mời Quý khách lắng nghe chia sẻ của nghệ sĩ Quốc Thuận sau khi bọc răng sứ tại nha khoa Tâm Đức Smile
4.1.4. Nhổ răng và trồng implant khi viêm lợi do sâu răng nặng
Quý khách bị viêm lợi do sâu răng nặng, răng đã bị hoại tử tủy và chỉ còn chân răng thì nên nhổ răng để loại bỏ ổ viêm ngay. Nguyên nhân là vì vùng lợi bị tổn thương lâu ngày làm chân răng dần yếu đi, lung lay và gãy rụng.
Trồng implant là giải pháp giúp khôi phục mất răng hiệu quả và có tác dụng lên đến vĩnh viễn. Răng giả Implant được thiết kế rắn chắc và đẹp tự nhiên như răng thật, giúp Quý khách ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm ngay lập tức.
Sau khi chữa viêm lợi và trồng răng Implant, Quý khách nhanh chóng lấy lại cảm giác ăn ngon và tự tin hơn trong giao tiếp.
4.2. Các biện pháp làm giảm cảm giác sưng đau khi bị viêm lợi
-
Súc miệng nước muối: Đây là phương pháp truyền thống dùng để trị và ngừa hầu những bệnh về răng miệng. Phương pháp: Pha loãng muối và một ly nước ấm, súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày.
-
Súc miệng bằng tinh dầu: Một số loại tinh dầu thực vật có tác dụng giảm đau, kháng viêm như tinh dầu xả, tinh dầu tràm. Phương pháp: Nhỏ vài 2 -5 giọt tinh dầu vào nước ấm, súc miệng 2 -3 lần mỗi ngày.
-
Sử dụng mật ong: Mật ong có khả năng chữa lành và tái tạo vết thương. Phương pháp: Thoa nhẹ mật ong vào vị trí viêm lợi sau khi đã vệ sinh răng miệng, thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần.
-
Sử dụng tỏi: Tỏi có khả năng sát trùng và kháng viêm rất tốt, trong tỏi có hợp chất tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng. Phương pháp: Băm tỏi thật nhuyễn và trộn với một ít muối, sau đó đắp vào vị trí viêm lợi, thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần.
-
Sử dụng tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ có tính kháng viêm và giảm đau rất tốt. Phương pháp: Thoa một ít tinh bột nghệ vào vùng viêm lợi, sau 5 phút thì súc miệng rửa sạch, thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần.
5. Điều trị viêm lợi ở đâu uy tín?
Nha khoa Tâm Đức Smile tự hào là địa chỉ uy tín, được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng lựa chọn là nơi để điều trị các vấn đề về răng miệng. Với đội ngũ bác sĩ lành nghề, dày dặn kinh nghiệm, Quý khách sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về giải pháp điều viêm lợi phù hợp.
Quy trình điều trị viêm lợi ở Nha khoa Tâm Đức Smile được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn và nhanh chóng. Khi phát hiện những vấn đề về răng miệng, Quý khách hãy sớm liên lạc với Nha khoa Tâm Đức Smile qua số Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được bác sĩ giải đáp kịp thời.
Chúc Quý khách luôn có nhiều sức khỏe và năng lượng tươi mới trong cuộc sống!
Khi Quý khách đặt hẹn online tại đây:
- Nhận ưu đãi hấp dẫn dịch vụ trồng răng Implant và bọc răng sứ.
- Tham gia trả góp 0% lãi suất.