Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NHỔ RĂNG KHÔN 2 TUẦN VẪN ĐAU LÀ DO ĐÂU? KHẮC PHỤC THẾ NÀO?
1. Nguyên nhân nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau
Đa số mọi người đều trải qua cảm giác đau và bị sưng sau khi nhổ răng khôn. Cảm giác này thường kéo dài trong khoảng vài giờ hoặc tối đa chỉ 3 - 4 ngày. Nếu sau 2 tuần kể từ ngày nhổ răng khôn, Quý khách vẫn thấy đau thì rất có thể là do những nguyên nhân sau đây.
1.1. Nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau do nhiễm trùng
Khoang miệng luôn tồn tại lợi khuẩn và hại khuẩn. Khoảng 24h sau khi nhổ răng, chúng bắt đầu xâm nhập vào các mô bị tổn thương. Tiếp đó, chúng phát triển và gây hại ở vùng niêm mạc lợi, gây nên tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên do hàng đầu gây ra tình trạng nhổ răng khôn 2 tuần mà vẫn đau.
Nguyên nhân bị nhiễm trùng có thể là:
- Phòng thực hiện tiểu phẫu chưa đáp ứng tiêu chuẩn vô trùng. Các loại dụng cụ y khoa phục vụ cho quá trình nhổ răng khôn chưa được khử trùng kỹ lưỡng.
- Bác sĩ nhổ răng khôn chưa có kinh nghiệm, chưa thực hiện việc vệ sinh khoang miệng cho Quý khách trước khi nhổ răng. Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, làm xâm lấn vùng nướu và xương hàm xung quanh.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, vệ sinh răng miệng kém,… làm cho vết thương bị bong rách, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Vận động răng quá mạnh, nhai các loại thức ăn cứng, đá lạnh… làm vùng nướu bị viêm nhiễm.
Dụng cụ nhổ răng khôn không được khử trùng dễ dẫn tới nhiễm khuẩn
Chính những lý do trên đây đã làm Quý khách nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau. Để xác định chắc chắn mình có đang bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn hay không, Quý khách hãy dựa vào các dấu hiệu sau đây.
- Mùi hôi miệng khó chịu.
- Miệng có vị đắng.
- Có dấu hiệu sốt cao.
- Cơn đau nhức tái đi tái lại thường xuyên dù đã dùng thuốc giảm đau.
- Nướu, cổ và hàm bị sưng tấy.
- Quai hàm có cảm giác đau.
- Khô ổ răng.
Viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay khi phát hiện nhiễm trùng, Quý khách hãy gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
1.2. Nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau do dị cảm răng
Dị cảm răng hay còn được gọi là tổn thương dây thần kinh. Đây là biến chứng thường gặp khi bác sĩ nhổ răng khôn sai cách. Tay nghề của bác sĩ chưa vững, dễ làm động đến dây thần kinh trong quá trình nhổ răng hoặc khi tiêm thuốc tê.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của dị cảm răng là những cơn đau nhức, tê hay ngứa xuất hiện ở khu vực lưỡi, răng, nướu, môi dưới. Hiện tượng này có thể kéo dài liên tục 1 - 2 tuần, thậm chí là cả tháng. Một số trường hợp dị cảm răng kéo dài vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương quá nghiêm trọng.
1.3. Đau do chấn thương mô mềm
Khi nhổ răng khôn, vùng má, vòm miệng, nướu, hàm…là những mô mềm rất dễ bị tổn thương. Nếu Quý khách bị chấn thương mô mềm, tình trạng đau nhức có thể kéo dài tới vài tuần. Những cơn đau dai dẳng, âm ỉ tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Chấn thương mô mềm có thể gây đau đớn kéo dài
1.4. Khô ổ răng nên nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau
Khô ổ răng còn được biết đến là tình trạng viêm xương ổ răng, thường xảy ra sau khi nhổ răng khôn. Xác suất bị khô ổ răng chỉ chiếm chưa tới 2% trong số các biến chứng sau khi nhổ răng thường. Với nhổ răng khôn, tỷ lệ xuất hiện của biến chứng này có thể lên tới 20%.
Nguyên nhân gây khô ổ răng là do Quý khách không vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách. Điều này đã tạo điều kiện để vi khuẩn, hóa chất xâm nhập vào bên trong gây khô ổ răng. Quý khách có thể gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài, cơn đau lan tỏa ra xung quanh, kèm theo đó là chứng hôi miệng.
>>> Xem thêm: Mổ răng khôn kiêng ăn gì? 3 cách giúp vết mổ răng lành nhanh
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Giải pháp khắc phục hiện tượng nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau
Nếu Quý khách nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau, Quý khách nên đến trực tiếp cơ sở y tế để được khám chữa ngay. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị tùy theo biến chứng của bệnh.
2.1. Biến chứng nhiễm trùng
Khi phát hiện biến chứng nhiễm trùng, trước hết bác sĩ phải gây tê vùng bị tổn thương. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành loại bỏ các ổ vi khuẩn, ổ mủ và chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được kê đơn như thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau tùy vào mức độ nhiễm trùng.
2.2. Biến chứng khô ổ răng
Bác sĩ làm sạch ổ răng để loại bỏ thức ăn, mảng bám còn bị kẹt lại. Tiếp đó, bác sĩ đặt 1 viên thuốc và một miếng gạc chuyên dụng. Trong miếng băng gạc còn có tác dụng giảm đau để Quý khách cảm thấy dễ chịu hơn.
2.3. Do tổn thương thần kinh
Khi người bệnh gặp phải biến chứng tổn thương thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc giảm đau, chống viêm. Điều này giúp làm giảm bớt triệu chứng đau nhức đồng thời chờ dây thần kinh phục hồi. Trong trường hợp dây thần kinh bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để có thể phục hồi.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn như thế nào?
3. Lưu ý ngăn ngừa biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là giải pháp hiệu quả giúp Quý khách ngăn ngừa biến chứng khi nhổ răng.
- Hạn chế vận động mạnh sau khi nhổ răng khôn, đặc biệt là không nên nhai, cắn, xé thức ăn quá mạnh.
- Tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào chạm vào vị trí vừa nhổ răng. Điều này không những gây đau nhức mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Quý khách nên kiêng bia, rượu, các loại thức ăn cay nóng, đồ chua,…
- Thay vì chải răng sau khi nhổ răng khôn, Quý khách nên súc miệng với nước sạch. Khi cảm giác đau thuyên giảm, Quý khách đánh răng và vệ sinh răng miệng bình thường trở lại.
Trên đây là những lý giải về nguyên nhân vì sao nhổ răng khôn 2 tuần vẫn đau và một số phương pháp khắc phục. Quý khách đừng ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến răng khôn. Quý khách hãy gọi về Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây.