Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CÁC DẠNG NHIỄM TRÙNG RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP, CÁCH KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA
Mục lục nội dung
1. Các loại nhiễm trùng răng miệng phổ biến
Trong khoang miệng của con người tồn tại khoảng 500-1000 loại vi khuẩn khác nhau. Trong đó bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Hại khuẩn sẽ tấn công, gây bệnh lý và nhiễm trùng răng miệng là 1 trong số đó. Dưới đây là 4 dạng nhiễm trùng răng miệng thường gặp nhất.
1.1. Sâu răng
Sâu răng bệnh lý bắt buồn từ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, chúng phát triển, tấn công và phá hủy men răng. Khi bị sâu răng, Quý khách có thể nhìn thấy những lỗ hổng li ti trên bề mặt răng. Mặt khác, răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ, thường xuất hiện những cơn đau nhức.
Sâu răng là một trong những dạng nhiễm trùng răng miệng thường gặp nhất
1.1.1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới răng sâu, trong đó phổ biến nhất là do vi khuẩn, chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng. Cụ thể:
- Vi khuẩn: Streptococcus mutans là loại vi khuẩn có hại, nguyên nhân chính gây sâu răng. Chúng trú ngụ và sử dụng tinh bột, đường trong thức ăn để tạo axit làm phá hủy men răng.
- Chế độ ăn uống: Nếu Quý khách ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, trái cây nhiều đường….sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển gây sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Quý khách không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng sai cách….thức ăn thừa, mảng bám dễ tích tụ. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển, tấn công và gây sâu răng.
- Khô miệng: Nước bọt có vai trò trung hòa axit trong miệng và rửa trôi thức ăn thừa. Nếu bị khô miệng do không cung cấp đủ nước, Quý khách có nguy cơ bị sâu răng.
1.1.2. Giải pháp điều trị dứt điểm sâu răng
Sâu răng nếu không điều trị sớm, vi khuẩn gây sâu răng có thể xâm nhập vào tủy răng, ngà răng. Lúc này, răng sẽ ngày càng yếu đi, dễ lung lay, thậm chí có nguy cơ gãy rụng. Dưới đây là những phương pháp điều trị dứt điểm răng sâu tại nha khoa:
- Trám răng: Là kỹ thuật nha khoa được áp dụng với những trường hợp sâu răng nhẹ. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng sâu và trám lại bằng vật liệu trám chuyên dụng.
- Bọc sứ: Nếu sâu răng lan rộng đến ngà răng hoặc tủy răng, Quý khách nên bọc sứ. Kỹ thuật nha khoa này giúp loại bỏ sâu răng, phục hồi thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai cho răng.
- Lấy tủy răng: Nếu sâu răng lan đến tủy răng và gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng. Sau khi điều trị tủy, Quý khách sẽ được trám bít răng hoặc bọc sứ.
- Nhổ răng: Trường hợp sâu răng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các răng xung quanh, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
1.2. Viêm nướu
Viêm nướu là hiện tượng mô mềm bao quanh răng bị sưng tấy, viêm hoặc có thể chảy máu. Viêm nướu lâu ngày có thể làm tụt nướu, teo nướu, lộ ra chân răng. Nguy hiểm hơn, viêm nướu có thể làm xương, mô hỗ trợ răng yếu đi, răng dễ lung lay.
VIêm nướu lâu ngày không chữa sẽ gây tụt nướu
1.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây viêm nướu là do mảng bám trên răng. Khi Quý khách vệ sinh răng miệng không sạch sẽ…mảng bám trên răng sẽ xuất hiện. Nếu không xử lý sớm, mảng bám sẽ cứng lại ở viền nướu và hình thành cao răng.
Vôi răng, mảng bám tồn tại càng lâu càng dễ kích thức nướu ở quanh chân răng và gây viêm nhiễm. Theo thời gian, nướu dẫn bị sưng đỏ, dễ chảy máu và xuất hiện mủ trắng.
Ngoài ra, việc đánh răng quá mạnh, đầu bàn chải quá cứng…dễ làm sưng nướu, chảy máu răng. Lâu ngày, vi khuẩn gây hại có thể tấn công và gây viêm nướu.
1.2.2. Điều trị viêm nướu
Khi có dấu hiệu viêm nướu, Quý khách cần sớm tới nha khoa để được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Dùng thuốc: Trường hợp viêm nướu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để ngăn vi khuẩn, nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm, nước súc miệng diệt khuẩn để điều trị viêm nướu
- Cạo vôi răng: Thủ thuật cạo vôi răng giúp loại bỏ mảng bám và cao răng - nguyên nhân gây viêm nướu. Sau khi cạo vôi răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng răng để giúp răng sáng và mịn màng hơn.
- Phẫu thuật vạt nướu: Nếu viêm nướu nặng, có nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật vạt nướu. Đây là phương pháp loại bỏ phần nướu bị viêm nhiễm, tái tạo lại hình dạng của nướu quanh răng.
- Ghép nướu: Là phương pháp phục hôi mô nướu trong trường hợp tổn thương hoặc mất nướu.
1.3. Viêm nha chu
Viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới các mô nâng đỡ. Nếu không điều trị sớm, viêm nha chu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng mô nướu, mất răng…
Viêm nha chu nghiêm trọng có thể gây mất răng
1.3.1. Nguyên nhân
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém, đánh răng sai cách là nguyên nhân xuất hiện mảng bám trên răng. Mảng bám, cao răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển. Chúng sẽ tấn công khoang miệng và gây bệnh lý, trong đó có viêm nha chu.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm lưu lượng máu tới mô, nướu. Lúc này, phần nướu răng dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và dẫn tới viêm nha chu.
Ngoài ra, di truyền, thay đổi nội tiết tố, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường…cùng đều làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu.
1.3.2. Điều trị dứt điểm viêm nha chu
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể:
- Dùng thuốc: Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm để giảm đau nhức, sưng tấy do viêm nha chu và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Nạo túi nha chu: Nếu viêm nha chu tiến triển nặng, bác sĩ tiến hành loại bỏ các túi nha chu bị nhiễm trùng. Nạo bỏ túi nha chu giúp tiêu diệt ổ viêm nha chu và ngăn ngừa sự lây nhiễm qua các vùng kế cận.
- Nhổ răng: Khi vi khuẩn đã tiêu hủy phần lớn xương ổ răng, nhổ răng là giải pháp duy nhất giúp Quý khách bảo vệ răng miệng.
1.4. Nấm miệng
Nấm miệng là một dạng nhiễm trùng nặng do nấm Candida albicans gây ra. Nấm thường xuất hiện dưới dạng mảng trắng dày trên lưỡi, nướu, má trong hoặc họng. Bệnh này gây ra cảm giác đau rát, khó chịu và có thể làm mô, góc miệng bị nứt nẻ.
Nấm miệng Candida rất khó chữa trị
1.4.1. Nguyên nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng nấm miệng:
- Hệ miễn dịch yếu: Nấm miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Lúc này, vi khuẩn gây nấm miệng dễ xâm nhập, tấn công và gây bệnh.
- Khô miệng: Khô miệng thiếu nướu, sử dụng thuốc….tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh.
- Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng.
1.4.2. Điều trị
Nấm miệng thường được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng bôi hoặc dạng uống. Dạng bôi sẽ được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng mức độ nhẹ, chứa quá nguy hiểm. Trong khi đó, thuốc chống nấm dạng uống được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài ra, Quý khách có thể sử dụng nước súc miệng chống nấm để loại bỏ nấm miệng, ngăn ngừa tái phát.
2. Cách phòng ngừa nhiễm trùng trong khoang miệng
Để phòng tránh nhiễm trùng răng miệng, Quý khách lưu ý vệ sinh răng miệng, ăn uống lành mạnh và thăm khám nha khoa thường xuyên.
2.1. Giữ vệ sinh răng miệng
Quý khách cần đánh răng mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Quý khách lưu ý sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương răng cũng như mô mềm. Quý khách nên thay mới bàn chải sau 3-4 tháng sử dụng để ngăn vi khuẩn tích tụ, vệ sinh răng miệng tốt hơn.
Ngoài ra, Quý khách nên dùng chỉ nha khoa, tăm nướu để làm sạch kẽ răng. Quý khách có thể kết hợp nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám.
Nên đến nha khoa để thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
2.2. Bổ sung dinh dưỡng
Quý khách nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất. Những thành phần này hỗ trợ kháng viêm, tăng khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, Quý khách nên hạn chế tiêu thụ các nhóm thức ăn nhanh, đồ ngọt, nhiều axit và tránh những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, dai hoặc cứng. Chúng đều làm răng ngày càng ê buốt và nhạy cảm hơn.
Để duy trì ẩm độ cho khoang miệng, Quý khách nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước giúp hạn chế khô miệng, giảm nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng răng miệng.
2.3. Kiểm tra răng miệng
Để phòng ngừa nhiễm trùng và các bệnh lý răng miệng, Quý khách nên tới nha khoa thăm khám và cạo vôi răng. Thăm khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý và có phương án điều trị thích hợp.
Khi bị đau răng, sưng nướu, chảy máu răng…. Quý khách không nên chủ quan. Thay vào đó, Quý khách hãy nhanh chóng tới nha khoa uy tín để được xử lý sớm, tránh gây nhiễm trùng.
Trên đây là một số dạng nhiễm trùng răng miệng phổ biến và các phương án khắc phục. Ngay từ khi có dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý răng miệng, Quý khách nên tới nha khoa để được xử lý. Nếu cần hỗ trợ, Quý khách hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi điện vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Nhập thông tin vào bảng sau đây.