Trang chủ / Bài viết / RĂNG CỐI SỮA CÓ THAY KHÔNG? LÀM GÌ ĐỂ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ?

RĂNG CỐI SỮA CÓ THAY KHÔNG? LÀM GÌ ĐỂ CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ?

Răng cối sữa có thay không? Thay răng cối sữa là một quá trình tự nhiên và có lợi cho sự phát triển hàm răng của trẻ. Việc thay răng cối sữa giúp trẻ có răng khỏe mạnh hơn, đồng thời là một phần quan trọng trong hành trình trưởng thành của trẻ.

1. Bao nhiêu tuổi thì trẻ mọc răng cối?

Thông thường, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Trong vòng 12 tháng đầu đời, trẻ sẽ mọc thêm khoảng 6 răng sữa. Khi đến 2 tuổi, trẻ sẽ có tổng cộng 20 răng, phân bố đều ở cả hàm trên và dưới. 

Quá trình mọc răng này không đồng đều đối với tất cả trẻ em. Có trẻ mọc răng sớm hơn, có trẻ mọc muộn hơn. Điều này phụ thuộc vào việc cơ thể của bé có nhận đủ canxi từ mẹ trong giai đoạn thai kỳ hay không.

Chiếc răng cối hàm trên đầu tiên thường mọc từ khi bé đủ 13 đến 19 tháng tuổi. Răng cối hàm dưới mọc từ khi bé đủ 14 đến 18 tháng tuổi. Răng cối hàm trên thứ hai thường mọc từ khi bé đủ 25 đến 33 tháng tuổi. Răng cối hàm dưới thứ hai mọc từ khi bé đủ 23 đến 31 tháng tuổi. Tất cả răng cối sữa sẽ tồn tại cho đến khi trẻ 6 tuổi.

>>> Xem thêm:

Răng cối là gì? Răng cối có thay không và 5 giải đáp thú vị

răng cối sữa có thay không

Răng cối sữa có thay như những răng khác không?

2. Từng giai đoạn trẻ thay răng sữa

Đối với răng vĩnh viễn, thời gian mọc có sự khác biệt hơn so với răng sữa. Thông thường, thứ tự và thời gian cụ thể để răng vĩnh viễn mọc lên là:

  • Răng cối đầu tiên: từ 6 đến 7 tuổi.
  • Răng cửa trung tâm: từ 6 đến 8 tuổi.
  • Răng cửa bên: từ 7 đến 8 tuổi.
  • Răng nanh: từ 9 đến 13 tuổi.
  • Răng cối thứ hai: từ 11 đến 13 tuổi.
  • Răng cối thứ ba (răng khôn): từ 17 đến 21 tuổi (nếu có)

Răng cối sữa đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển. Răng sữa không chỉ hỗ trợ phát triển ngôn ngữ, đảm bảo hoạt động ăn nhai, mà nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt của bé.

Hiểu biết về thời gian thay răng sữa và thứ tự mọc răng này sẽ giúp Quý khách theo sát sức khỏe răng miệng của trẻ.

răng cối sữa ở trẻ đã rụng

Răng cối sữa nhỏ sẽ thay khi trẻ đủ tuổi

3. Răng cối sữa có thay không?

Thường thì trẻ sẽ có một bộ răng sữa gồm 20 chiếc, bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối (răng hàm). Trong khi đó, một người trưởng thành sẽ có bộ răng vĩnh viễn với tổng cộng 32 chiếc (bao gồm cả 4 răng khôn). 

Vậy răng cối sữa ở trẻ có thay không?

3.1. Răng cối sẽ thay

Các răng cối sữa sẽ rụng khi trẻ đủ tuổi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mới mọc lên. Thường thì răng hàm lớn số 1 và số 2 ở hàm trên và dưới sẽ thay. Thời điểm thay răng thường diễn ra vào khoảng từ 10 đến 12 tuổi.

Những răng này thường được gọi là răng tiền hàm và sau đó sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Quý khách cần lưu ý, không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà, vì sẽ dễ làm ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ. 

Khi phát hiện răng cối sữa của trẻ bị lung lay, Quý khách nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm:

Nhổ răng không đau tại nha khoa Tâm Đức Smile

3.2. Răng cối không thay

Răng hàm lớn số 3 sẽ không trải qua quá trình thay răng sữa như những loại răng khác. Răng hàm số 3 này thường mọc muộn nhất trong bộ răng của trẻ, thường diễn ra khi trẻ đạt từ 13 tuổi trở lên.

Răng hàm vĩnh viễn có độ cứng và độ bền cao để giúp trẻ ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, chúng có thể bị sâu răng hoặc hỏng, dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Răng cối vĩnh viễn không mọc lại, nên Quý khách hãy hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng để bé luôn có hàm răng khỏe đẹp.

bảng đánh số thứ tự các răng trong cung hàm

Răng cối lớn số 7 và 8 chỉ mọc 1 lần trong đời

4. Chăm sóc răng miệng trong từng giai đoạn cho trẻ

4.1 Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh mọc răng vào thời gian từ 6-8 tháng tuổi. Cần dùng khăn ẩm sạch để lau sạch nướu của trẻ và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Đồng thời, việc bú sữa mẹ cũng là phương pháp tự nhiên giúp làm sạch răng và nướu của bé.

4.2 Quy trình chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non

Khi trẻ đạt 2-3 tuổi, các răng cối sữa sẽ bắt đầu mọc lên. Đây là thời điểm mà Quý khách nên bắt đầu dạy trẻ về cách đánh răng. Để thực hiện đúng cách, hãy tuân thủ các bước sau:

  • Chọn một bàn chải nhỏ, loại lông mềm chất lượng tốt nhất.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa flour và có hương trái cây để khuyến khích bé hứng thú với việc chăm sóc răng miệng.
  • Hướng dẫn bé cầm bàn chải giống như cầm bút, di chuyển bàn chải nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Hãy đảm bảo rằng góc bàn chải hợp với nướu của bé ở góc 45 độ.

4.3 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 3-6 tuổi

Quá trình mọc răng sữa hoàn tất khi bé đạt 3 hoặc 4 tuổi, có tổng cộng 20 chiếc răng trên cả hai hàm. Lúc này, trẻ đã có thể tự chủ động trong việc đánh răng. Quý khách chỉ cần giám sát để đảm bảo bé duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày và đúng cách. Quý khách nên cho bé dùng bàn chải lông mềm và cho bé đổi mới mỗi 6 tháng một lần. 

Khi trẻ đánh răng, Quý khách hãy hướng dẫn bé các bước sau: 

  • Đánh mặt ngoài theo chiều mọc răng.
  • Đánh mặt nhai qua lại theo chiều ngang. 
  • Đánh mặt trong theo chiều dọc. 
  • Hãy đảm bảo không bỏ sót mặt lưỡi.

Quý khách nên cho bé dùng thêm nước muối sinh lý để tăng hiệu quả làm sạch và làm thoáng khoang miệng.

bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho các bé mẫu giáo

Bác sĩ nha khoa Tâm Đức Smile hướng dẫn các cháu nhỏ cách vệ sinh răng miệng đúng chuẩn

4.4 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ từ 6-9 tuổi

Trẻ từ 6 tuổi trở lên đã có thể tự mình đánh răng. Tuy nhiên, Quý khách nên tiếp tục giám sát để đảm bảo bé đánh răng đúng cách và đủ thời gian. Thời gian lý tưởng để đánh răng là từ 2-3 phút. Điều này đảm bảo làm sạch hoàn toàn mảng bám thức ăn và tránh nguy cơ sâu răng.

Bên cạnh việc đánh răng, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để luôn duy trì hàm răng khỏe đẹp. 

Chỉ nha khoa là lựa chọn tốt để làm sạch kẽ răng. Vì vậy, Quý khách không nên để trẻ dùng tăm xỉa răng vì có thể làm hỏng men răng hoặc làm thưa răng.

>>> Xem thêm: 

Răng cối bị sâu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hy vọng bài viết đã giúp Quý khách giải đáp thắc mắc răng cối sữa có thay không. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, tổng số răng sữa mà trẻ cần thay là khoảng 20 chiếc. Quá trình thay răng cối sữa diễn ra vào các thời điểm riêng biệt cho từng đứa trẻ. Vì vậy, Quý khách cần khuyến khích trẻ xây dựng thói quen giữ gìn răng miệng đúng cách để tránh tình trạng mất răng sữa sớm.

Khách hàng liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dung Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được tư vấn nhanh nhất.