Trang chủ / Kiến thức / RĂNG CỐI BỊ SÂU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

RĂNG CỐI BỊ SÂU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Răng cối bị sâu là một trong những bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu chủ quan không điều trị sớm, sâu răng có thể biến chuyển nặng và lan đến tủy răng. Vậy răng cối bị sâu thì có nên nhổ không? Hay phương pháp điều trị răng cối bị sâu hiệu quả nhất hiện nay là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách tìm được câu trả lời ưng ý.

1. Cấu tạo của răng cối

Răng cối còn có tên gọi khác là răng hàm. Đây là nhóm răng có số lượng nhiều nhất trong cung hàm được chia thành răng cối lớn và răng cối nhỏ. Răng cối nằm ở sâu bên trong, có kích thước lớn và mặt nhai rộng để dễ dàng nghiền nát thức ăn. Răng được cấu tạo bởi 3 phần gồm:

  • Men răng: Đây là lớp ngoài cùng của răng có đặc tính cứng nhờ chứa 99% khoáng chất. Men răng giúp bảo vệ ngà răng, tủy răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và tránh tình trạng nhạy cảm ở răng.
  • Ngà răng: Ngà răng có trọng lượng lớn nhất và nằm bên trong lớp men răng. Ngà răng cung cấp các dưỡng chất giúp củng cố độ chắc khỏe của men răng và nuôi dưỡng răng khỏe mạnh.
  • Tủy răng: Tủy răng có kết cấu lỏng và thành phần chính là tế bào bạch huyết, mạch máu và dây thần kinh. Nhiệm vụ chính của nó là giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ răng và nuôi dưỡng ngà răng. 

Răng hàm có các chức năng chính như nghiền nát thức ăn, giúp gương mặt cân đối và hỗ trợ việc phát âm được rõ ràng.

cấu tạo răng cối

Mặt cắt ngang của răng cối

2. Răng cối bị sâu là tình trạng như thế nào?

Răng cối bị sâu là tình trạng răng bị tác động bởi vi khuẩn làm phần mô cứng bị phá hủy. Vi khuẩn gây tổn thương và hình thành lỗ sâu trên bề mặt răng. Răng cối dễ bị sâu do đảm nhiệm chức năng nhai chính trong cung hàm, lượng vi khuẩn tăng lên theo thời gian từ thức ăn còn sót lại.

Răng cối nằm bên trong của khoang miệng nên khi bị sâu sẽ rất khó phát hiện. Quý khách sẽ chỉ nhận ra khi sâu răng làm đau nhức hoặc diễn biến nặng hơn như nứt răng. Răng sâu sẽ hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn khác nhau.

2.1. Sâu răng cối giai đoạn 1: Răng cối sâu dần hình thành những đốm màu. 

Giai đoạn đầu, răng sẽ chỉ xuất hiện những đốm màu trắng ngà, chưa xuất hiện các vết đen nên bệnh nhân khó phát hiện bằng mắt thường.

2.2. Sâu răng cối giai đoạn 2: Lỗ sâu đen nhỏ bắt đầu hình thành

Việc không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành các lỗ đen nhẹ, lan rộng hơn và tấn công men răng, ngà răng. Ở giai đoạn này, Quý khách sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt hơn khi nhai, đặc biệt nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh.

2.3. Sâu răng cối giai đoạn 3: Vết đen lan rộng đến tủy

Lúc này, sâu răng đã lan sang các vị trí khác trong khoang miệng, làm tổn thương các răng bên cạnh và lan dần đến tủy. Những cơn đau nhức sẽ dày vò nhiều hơn và thường xuyên hơn, kể cả khi không ăn uống.

2.4. Sâu răng giai đoạn 4: Răng cối bị sâu đã ảnh hưởng đến tủy

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất bởi nếu không chữa trị kịp thời, răng của Quý khách có thể bị chết tủy. Sâu răng nặng còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến viêm nướu hoặc viêm chân răng.

Ở từng giai đoạn khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị răng cối bị sâu tương ưng. Quý khách nên đến địa chỉ nha khoa uy tín ngay khi phát hiện để được thăm khám, điều trị hiệu quả.

răng cối bị sâu

Răng cối lớn bị sâu

3. Triệu chứng thường gặp khi răng cối bị sâu

Khi răng cối bị sâu, Quý khách sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:

3.1. Đau răng

Đau răng là một trong những triệu chứng phổ biến của sâu răng. Cơn đau có thể nhẹ hoặc trở nên trầm trọng hơn khi ăn uống thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

3.2. Nhức răng

Sâu răng có thể gây nhức từ nhẹ đến nặng ở vùng răng đó, đặc biệt là khi cắn hoặc nhai thức ăn.

3.3. Nhạy cảm với nhiệt độ

Răng cối bị sâu thường nhạy cảm với nhiệt độ của thức ăn, đồ uống. Điều này có thể gây đau, khó chịu khi ăn uống thức ăn nóng hoặc lạnh.

3.4. Thay đổi màu sắc

Răng bị sâu răng dễ bị đổi màu, nhợt nhạt hoặc có các đốm đen, nâu trên bề mặt răng.

3.5. Hôi miệng

Khi răng cối bị sâu, các phế nang có thể bị nhiễm trùng gây hôi miệng.

3.6. Suy giảm chức năng

Việc nhai trở nên khó khăn và đau đớn. Khi răng không còn hoạt động bình thường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Nếu có những triệu chứng trên, Quý khách hãy đến nha khoa Tâm Đức Smile để thăm khám và điều trị kịp thời.

răng cối bị sâu ảnh hưởng đến tuỷ răng

Răng cối bị sâu và đang làm tổn thương đến tuỷ răng

4. Nguyên nhân răng cối bị sâu

Răng cối bị sâu là do quá trình vi khuẩn và axit ăn mòn men răng, ngà răng, tấn công vào tủy răng. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến sâu răng được liệt kê ngay sau đây.

4.1. Các mảng bám làm cho răng cối bị sâu

Mảng bám là một lớp màng trong suốt và bao phủ răng. Chúng hình thành do quá trình tiêu thụ tích tụ một lượng lớn đường, tinh bột và vệ sinh răng miệng kém.

Nếu đường và tinh bột không được loại bỏ khỏi răng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công bề mặt răng và hình thành mảng bám. Mảng bám trên răng cứng lại và hình thành cao răng bên dưới hoặc phía trên đường viền nướu. Cao răng làm cho mảng bám khó loại bỏ và tạo thành lá chắn cho vi khuẩn tấn công.

4.2. Axit trong mảng bám làm răng cối bị sâu

Các axit do vi khuẩn tạo ra trong quá trình chuyển hóa đường và tinh bột sẽ làm mất khoáng chất ở men răng trên bề mặt răng. Sự ăn mòn này gây ra những vết rỗ hoặc lỗ nhỏ trên men răng. Vi khuẩn và axit có thể xâm nhập từ vùng men răng bị mòn sang lớp tiếp theo là ngà răng. Lớp này mềm hơn men răng và dễ bị tấn công hơn.

Ngà răng được tạo thành từ những ống nhỏ nối trực tiếp với dây thần kinh của răng nên sẽ gây ê buốt và đau nhức.

4.3. Vi khuẩn và axit tấn công tủy răng

Răng sâu phát triển sẽ giúp vi khuẩn và axit dễ dàng “tấn công” sâu vào cấu trúc răng. Điều này làm nướu sưng tấy và bị kích ứng do vi khuẩn, vết sưng lan rộng vào bên trong răng, dây thần kinh bị đè ép gây đau nhức. Cảm giác này sẽ làm Quý khách khó chịu và mệt mỏi hơn.

Bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và axit có trong thực phẩm

5. Điều trị răng cối bị sâu hiệu quả

5.1 Trám lỗ trên những răng cối bị sâu

Đây là giải pháp điều trị răng cối bị sâu nhẹ, mới hình thành lỗ đen trên bề mặt răng và chưa ảnh hưởng đến các răng khác. Nếu tình trạng sâu trở nên nặng, phương pháp trám sẽ không được lâu dài nên bác sĩ sẽ giúp Quý khách điều trị theo phương pháp phù hợp hơn. 

Sau khi loại bỏ sâu răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để tạo hình miếng trám và lấp đầy mô răng bị mất.

Vật liệu composite thường được sử dụng vì nó có màu giống răng thật, chắc chắn và không gây hại cho sức khỏe của Quý khách. Tuổi thọ miếng trám răng có thể kéo dài từ 3-5 năm mà không bị bong tróc, đảm bảo ăn nhai tốt trong thời gian đầu.

>>> Xem thêm:

Trám răng thẩm mỹ tại nha khoa Tâm Đức Smile

5.2. Bọc răng sứ cho răng cối bị sâu

Răng sứ được chế tạo bằng công nghệ hiện đại dựa trên dáng răng thật của Quý khách.

Ưu điểm của việc bọc răng sứ cho răng sâu không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai tốt mà còn phục hồi chức năng thẩm mỹ cho răng. Bọc răng sứ còn giúp phòng tránh bệnh sâu răng, giúp răng không bị ê buốt và đau nhức.

Đây là phương pháp điều trị răng cối bị sâu an toàn và hiệu quả. Răng sứ chính hãng tại nha khoa Tâm Đức Smile có tuổi thọ lâu dài lên đến vĩnh viễn. Quý khách không cần lo lắng răng sứ bị nứt, sứt, hay xảy ra điều gì bất tiện trong ăn nhai.

5.3. Nhổ răng cối bị sâu

Khi răng đã bị chết tủy gây tổn thương cho các răng bên cạnh thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó. Đây là chỉ định cuối cùng khi các biện pháp trên không “cứu vãn” được tình trạng răng cối bị sâu. 

Với công nghệ tiên tiến hiện nay, việc nhổ răng đã không còn gây đau đớn như trước. Không chỉ vậy, trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng ngày càng cao nên quá trình nhổ răng sâu sẽ rất nhanh chóng và nhẹ nhàng cho Quý khách.

Những lỗ nhỏ mà sâu răng tạo ra sẽ không dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường và nó sẽ “tấn công” một cách âm thầm. Đó là lý do tại sao Quý khách nên thăm khám và làm sạch răng thường xuyên, ngay cả khi chưa có vấn đề gì về răng miệng.

Răng cối bị sâu là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần được chữa trị sớm để ngăn chặn nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Quý khách hãy liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ tư vấn ngay.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp