Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
RĂNG SÚN CÓ MỌC LẠI ĐƯỢC KHÔNG? NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ SÚN RĂNG
1. Răng sún có mọc lại được không?
Thông thường, răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 6 - 12 tuổi. Tuy nhiên, nếu răng sữa bị sún sớm (sún khi mới mọc) mà răng vĩnh viễn chưa mọc thì có thể ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Răng sún làm trẻ khó chịu, đau nhức khi ăn, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, cản trở phát âm.
1.1. Vì sao gọi là răng sún?
Răng được cấu tạo từ 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng, cứng nhất của răng. Ngà răng nằm bên dưới men răng, cứng hơn tủy răng nhưng vẫn dễ bị tổn thương. Tủy răng là lớp ở trung tâm răng, chứa các dây thần kinh và mạch máu.
Răng sún là trường hợp men răng bị tổn thương, dẫn đến răng bị mủn và tiêu đi. Trẻ em là đối tượng dễ bị sún răng nhất, vì vậy ba mẹ hãy theo sát sức khỏe răng miệng của con.
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy răng của bé đang bị sún:
- Răng bị mòn dần, mỏng đi, thậm chí để lộ ra chân răng.
- Răng trở nên nhạt màu, xỉn màu, ố vàng hoặc thậm chí đen đi.
- Răng mất đi độ bóng, sáng tự nhiên, chuyển sang màu khác.
- Lớp bảo vệ bên ngoài răng bị tổn thương, lộ ra phần bên trong răng nhạy cảm, gây đau khi ăn uống.
Trẻ nhỏ bị sún nhiều răng
1.2. Nguyên nhân phổ biến làm trẻ sún răng
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga và có màu,... tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
- Thiểu sản men răng: Thiểu sản men răng là trường hợp lớp men răng không được hình thành đầy đủ, làm cho răng dễ bị tổn thương. Nguyên nhân của thiểu sản men răng có thể do thiếu canxi, bẩm sinh, lạm dụng kháng sinh, ăn các thực phẩm dễ làm phá hủy men răng,...
- Bị sâu răng toàn hàm: Sâu răng toàn hàm là trường hợp tất cả các răng đều bị sâu răng, làm răng bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân của sâu răng toàn hàm có thể do chế độ dinh dưỡng bị thiếu canxi, thiếu flour,...
- Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh: Phụ nữ mang thai dùng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển răng của thai nhi. Theo đó, cấu trúc răng của trẻ sau này sẽ yếu hoặc dễ bị sâu răng hơn bình thường.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng không đủ thời gian, không sử dụng chỉ nha khoa, không đi khám răng định kỳ,...
- Trẻ bị vàng da: Trẻ bị vàng da do thiếu hụt vitamin D cũng làm răng dễ bị tổn thương.
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây sún răng
1.3. Răng sún có mọc lại được không?
Răng sún có thể mọc lại nếu răng sún là răng sữa. Răng sún không thể mọc lại được nếu đó là răng vĩnh viễn. Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý hướng dẫn các bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày để bảo vệ răng, tránh trường hợp răng vĩnh viễn cũng bị sâu. Nếu để răng vĩnh viễn bị sún, bé phải đối mặt với tình trạng mất răng, tiêu xương hàm, khó ăn nhai và mất thẩm mỹ nụ cười.
- Khó khăn khi ăn uống: Răng sún làm cho việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn, nhất là khi phải nhai những thức ăn dai, cứng. Khi răng sún nặng, trẻ có thể bị đau nhức khi ăn, trẻ sợ ăn, biếng ăn.
- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Răng sún, đặc biệt là ở vị trí răng cửa, có thể làm cho trẻ nói ngọng, phát âm không rõ ràng.
- Răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng: Răng sữa có mối liên hệ chặt chẽ với răng vĩnh viễn. Khi răng sữa bị sún và mất sớm, các răng bên cạnh có thể di chuyển về vị trí mất răng, làm cho cung hàm không còn đủ không gian cho răng vĩnh viễn mọc lên. Điều này có thể dẫn đến trường hợp răng vĩnh viễn mọc ngầm, mọc chen lấn, lệch lạc.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Làm gì khi con bị sún răng?
2.1. Khắc phục tại nhà
Khi phát hiện trẻ bị sún răng, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhàn để ngăn ngừa sâu răng tiến triển.
2.1.1. Súc miệng với nước muối
Nước muối có tác dụng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả. Ba mẹ cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng 2 lần/ngày, mỗi lần 30 giây.
Cách làm: Pha 1/4 thìa cà phê muối hòa tan trong 200ml nước ấm.
2.1.2. Dùng lá trầu không
Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm lành vết thương, giảm đau nhức do sún răng.
Ba mẹ có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Đun nước lá trầu không để nguội, cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày, mỗi lần 30 giây.
- Rửa sạch 3 - 5 lá trầu không, giã nát rồi đắp lên vùng răng sún trong 10 phút.
2.1.3. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo,... vì các thực phẩm này chứa nhiều đường, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sún răng. Thay vào đó, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D tốt cho sức khỏe răng miệng.
Chế độ ăn uống nhiều canxi giúp ngăn ngừa răng sún
2.2. Điều trị răng sún tại nha khoa
Khi thấy dấu hiệu răng sún của trẻ xuất hiện, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ căn cứ vào các yếu tố như trường hợp sức khỏe răng miệng, mức độ bệnh của răng, tuổi của trẻ,... từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
2.2.1. Với tình trạng sún răng nhẹ
Đối với răng sún nhẹ, bác sĩ tiến hành trám răng để ngăn chặn sự phát triển của sún răng. Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy lỗ sâu, bảo vệ mô răng bên trong. Trám răng giúp giữ lại răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cho trẻ.
2.2.2. Điều trị răng sữa bị sún nặng
Khi vi khuẩn phát triển thành lỗ sâu lớn trên răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng, làm sạch viêm nhiễm,...
Đối với răng sữa bị sún, việc nhổ bỏ hay giữ lại cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu nhổ răng sữa trước 6 tuổi, răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, chen chúc. Vì vậy, bác sĩ chỉ định nhổ răng sữa khi răng đã lung lay, không còn chức năng ăn nhai.
Để phòng ngừa và điều trị răng sún từ sớm, ba mẹ nên cho trẻ đi khám nha khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Việc khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
Như vậy, Quý khách đã có lời giải đáp cho vấn đề răng sún có mọc lại được không. Nếu Quý khách phát hiện trẻ có những biểu hiện bị sâu răng, hãy đưa trẻ đến nha khoa Tâm Đức Smile ngay để được thăm khám miễn phí.
Tâm Đức Smile khuyến khích Quý khách đặt hẹn trước để tiết kiệm thời gian chờ đợi bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng dưới đây.