Trang chủ / Bài viết / RĂNG TRÁM RỒI VẪN ĐAU: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

RĂNG TRÁM RỒI VẪN ĐAU: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Trám răng là phương pháp nha khoa phổ biến để điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, mẻ răng,... Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi trám răng vẫn gặp phải tình trạng đau răng, ê buốt. Vậy nguyên nhân gì làm cho răng trám rồi vẫn đau? Làm sao để khắc phục?

1. Nguyên nhân răng trám rồi vẫn đau

Có nhiều nguyên nhân gây đau răng sau khi trám.

1.1. Trám răng sai kỹ thuật

Chuyên môn yếu kém là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng sau khi trám vẫn bị đau. Bác sĩ trám răng không có kiến thức vững vàng về cấu trúc răng, không nắm vững quy trình trám răng, khó có thể thực hiện đúng kỹ thuật.

  • Bác sĩ không loại bỏ hoàn toàn tuỷ răng bị viêm trước khi trám, vi khuẩn còn tồn tại trong tủy răng, gây đau nhức thường xuyên. 
  • Việc đắp miếng trám lên răng không đúng hình dạng, kích thước làm cho răng bị cộm cũng gây đau đớn khi ăn uống.
  • Nếu bác sĩ không làm sạch ổ răng sâu, vi khuẩn vẫn còn sót lại và phát triển sau khi trám, gây đau nhức.

1.2. Vật liệu trám không đảm bảo làm răng trám rồi vẫn đau

Chất liệu trám răng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và độ bền của răng trám. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu trám răng với chất lượng và giá cả khác nhau.

Một số chất liệu trám răng không đảm bảo thường gặp:

  • Chất liệu trám tạm thời: Đây là chất liệu trám răng được sử dụng để trám răng trong thời gian ngắn. Miếng trám che kín lỗ hỏng ở răng trong lúc Quý khách chờ thực hiện phương pháp điều trị khác. Chất liệu trám tạm thời có độ bền kém, dễ bị bong tróc, nứt vỡ. Ngoài ra, một số chất liệu trám tạm thời có thể gây kích ứng nướu răng, gây đau rát, khó chịu. 
  • Chất liệu trám giá rẻ: Trên thị trường có rất nhiều chất liệu trám răng giá rẻ và không đảm bảo về chất lượng. Một số vật liệu trám răng giá rẻ chứa chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

răng trám rồi vẫn đau

răng trám rồi vẫn đau

răng trám rồi vẫn đau

1.3. Răng trám rồi vẫn đau do chăm sóc răng miệng sai cách

Nếu Quý khách chăm sóc răng miệng không đúng cách, vết trám rất dễ bị bong tróc và sứt mẻ. Điều này gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

  • Không vệ sinh răng miệng đúng cách: Đây là nguyên nhân hàng đầu làm cho vết trám bị bong tróc, sứt mẻ. Quý khách cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng có chứa flour. 

Quý khách cũng nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng và bề mặt răng.

  • Ăn uống không khoa học: Sau khi trám răng, Quý khách nên hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai, đồ ăn chứa nhiều axit như cam, chanh, cà phê,... Những thực phẩm này có thể làm ảnh hưởng đến vết trám, làm chúng dễ bị bong tróc, sứt mẻ.
  • Không tái khám định kỳ: Quý khách nên tái khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra răng miệng và trám lại nếu cần thiết.

2. Cách xử lý răng trám rồi vẫn đau

Nếu răng trám rồi vẫn đau, Quý khách có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện triệu chứng.

2.1. Chườm đá

Chườm đá lạnh có tác dụng làm giảm lưu lượng máu đến vùng răng bị trám, giúp giảm đau nhức. Ngoài ra, chườm đá lạnh còn giúp giảm sưng tấy và viêm nhiễm ở vùng răng trám.

Cách thực hiện:

  • Cho đá viên vào túi chườm.
  • Chườm túi đá lên má, ở vị trí răng mới trám trong khoảng 15 - 20 phút.

2.2. Dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn thường được sử dụng để giảm đau sau khi trám răng:

  • Ibuprofen: Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm.
  • Acetaminophen: Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không có tác dụng chống viêm.

Tuy nhiên, Quý khách không nên tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau. Để đảm bảo an toàn, Quý khách nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ về liều dùng cũng như thời điểm thích hợp để dùng thuốc.

răng trám rồi vẫn đau do chưa làm sạch nhiễm trùng

Răng trám rồi vẫn đau do chưa làm sạch nhiễm trùng

2.3. Chế độ ăn uống sau khi trám răng

Sau khi trám răng, Quý khách cần chú ý đến chế độ ăn uống để vết trám được bền đẹp và không bị bong tróc, sứt mẻ. Những ngày đầu tiên sau khi trám răng, Quý khách nên ăn đồ mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh ăn đồ cứng, dai, giòn, để tránh bị vỡ miếng trám.

Khi ăn, Quý khách nên nhai nhẹ nhàng, từ tốn, hạn chế dùng lực quá nhiều vào vị trí răng mới trám. Đồng thời, Quý khách cần tránh cắn trực tiếp vào vị trí răng mới trám.

2.4. Khám nha khoa nếu phát hiện răng trám rồi vẫn đau

Sau khi trám răng, cần có thời gian để vết trám đông cứng hoàn toàn. Trong thời gian này, Quý khách có thể cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt nhẹ ở vùng răng vừa trám. Đây là hiện tượng bình thường và tự hết trong vòng vài ngày.

Sau khi vết trám đông cứng hoàn toàn, Quý khách vẫn cảm thấy đau nhức, ê buốt dữ dội, Quý khách nên tái khám ngay để được điều trị ngay. 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Địa chỉ trám răng uy tín

Nha khoa Tâm Đức Smile là địa chỉ trám răng uy tín, cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ trám răng an toàn, hiệu quả, không đau nhức.

3.1. Quy trình trám răng an toàn tại nha Khoa Tâm Đức Smile

Để nâng cao hiệu quả trám răng, nha Khoa Tâm Đức Smile áp dụng quy trình trám răng chuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

3.1.1. Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ thăm khám tổng quát răng miệng, xác định răng sâu, mẻ, vỡ. Sau đó, bác sĩ tư vấn cho Quý khách về phương pháp trám răng và chi phí phù hợp.

3.1.2. Bước 2: Sửa soạn xoang sâu

Đầu tiên, bác sĩ dùng mũi khoan để lấy sạch mô răng sâu và nạo ngà, loại bỏ hoàn toàn mùn ngà sâu. Tùy theo từng loại sâu răng, bác sĩ tạo hình xoang sâu phù hợp, đảm bảo miếng trám bám dính tốt vào răng và ngăn ngừa sâu răng tái phát.

3.1.3. Bước 3: Trám lót và trám nền

Trám lót và trám nền chỉ dành cho trường hợp xoang sâu lớn gần tủy. Vật liệu trám thường có tính axit dễ làm kích thích tủy răng, gây viêm tủy hoặc hoại tử tủy. Vì vậy, bác sĩ cần phải trám một lớp canxi mỏng ở đáy xoang sâu để cách ly tủy răng và tạo ngà thứ cấp bảo vệ tủy.

Mời Quý khách xem qua video mô phỏng trám răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

3.1.4. Bước 4: Xoi mòn bề mặt xoang trám (Etching)

Bác sĩ bôi chất xoi mòn lên bề mặt men răngngà răng để tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Điều này giúp vật liệu trám răng bám dính tốt hơn.

3.1.5. Bước 5: Bôi chất dán

Bác sĩ bôi một lớp chất dán lên bề mặt xoang trám để kết dính vật liệu trám và răng.

3.1.6. Bước 6: Tiến hành trám răng

Bác sĩ chọn vật liệu trám răng theo yêu cầu của Quý khách. Sau đó, đắp từng lớp vật liệu trám răng lên xoang sâu, mỗi lớp dày không quá 2 li. Sau đó, bác sĩ dùng đèn Laser chiếu lên để làm cứng vật liệu trám.

3.1.7. Bước 7: Điêu khắc miếng trám và đánh bóng

Bác sĩ tiến hành điêu khắc miếng trám bằng mũi khoan mịn để tạo ra hình dáng như răng thật. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành đánh bóng bề mặt miếng trám cho nhẵn bóng.

3.2. Ưu điểm của trám răng thẩm mỹ tại Nha Khoa Tâm Đức Smile

  • Đội ngũ nha sĩ tại nha khoa Tâm Đức Smile có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Tâm Đức Smile đảm bảo quá trình trám răng diễn ra an toàn và hiệu quả.
  • Sử dụng vật liệu trám răng cao cấp, có độ bền cao, màu sắc đẹp tự nhiên và không bị xỉn màu theo thời gian.
  • Quy trình trám răng đạt chuẩn.
  • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, giúp quá trình trám răng diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Tóm lại, răng trám rồi vẫn đau có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm: trám răng không đúng kỹ thuật, vật liệu trám không đảm bảo, chăm sóc răng miệng sai cách. Để khắc phục trường hợp này, Quý khách cần xác định đúng nguyên nhân gây ra. Nếu Quý khách đang gặp phải tình trạng răng trám rồi vẫn đau, hãy đến nha khoa Tâm Đức Smile để chữa trị.

Quý khách hãy đặt hẹn với nha khoa để chuyên viên tư vấn cụ thể trước khi đến khám: