Trang chủ / Bài viết / U RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐIỀU TRỊ CÓ ĐAU KHÔNG?

U RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? ĐIỀU TRỊ CÓ ĐAU KHÔNG?

U răng được xem là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Việc không phát hiện sớm hoặc không điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng cơ mặt, hàm,… Có không ít thắc mắc xoay quanh việc u răng có nguy hiểm không, điều trị có đau không? Tất cả sẽ được nha khoa Tâm Đức Slime giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

1. U răng có nguy hiểm không?

U răng là loại bệnh lý răng miệng khá phổ biến, xếp thứ 2 chỉ sau u men xương hàm. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này có thể là do nhiễm trùng, đột biến gen, di truyền hay các chấn thương liên quan tới răng miệng.

U răng có nguy hiểm không? Đây là một khối u lành tình nên không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Răng dễ bị lung lay, lâu dần có thể dẫn tới mất răng.
  • Khuôn mặt của Quý khách có thể bị biến dạng.
  • Niêm mạc có thể bị loét do tiếp xúc với thức ăn, nhất là những loại thức ăn cay nóng.
  • Xương hàm dễ bị phá hủy, từ đó gây xô lệch cũng như làm lung lay cả những chiếc răng xung quanh.

Khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của u răng, Quý khách hãy nhanh chóng tới nha khoa để được thăm khám và điều trị. Đây là khối u lành tính nên việc điều trị và phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng và không để lại di chứng.

2. Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lý u răng

U răng có nguy hiểm không? Như đã phân tích ở trên, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên dễ để lại nhiều biến chứng nếu  Quý khách không điều trị kịp thời.

2.1. Phương pháp điều trị u răng

Trước khi đưa ra phương án điều trị bệnh u răng, Quý khách sẽ được thăm khám và chẩn đoán về nguyên nhân. Tùy thuộc vào loại tổn thương cũng như giai đoạn phát triển của u răng mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.

Hiện nay, phương pháp điều trị u răng phổ biến nhất chính là phẫu thuật. Đây luôn được đánh giá là phương pháp điều trị triệt để cũng như mang lại hiệu quả cao nhất. Trong phẫu thuật u răng bao gồm 3 phân loại chính, được tiến hành dựa trên tình trạng bệnh.

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ trên nướu răng để tiếp cận khối u. Tiếp đó, bác sĩ sử dụng dụng cụ phẫu thuật để có thể loại bỏ khối u cũng như các mô răng bị ảnh hưởng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ răng: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ răng bị ảnh hưởng bởi khối u. Phương pháp này thường được áp dụng khi khối u quá lớn hoặc nằm ở vị trí khó có thể tiếp cận trực tiếp.
  • Phẫu thuật tái tạo xương: Phương pháp này được áp dụng khi xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng do u răng.

Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định hóa trị hoặc xạ trị để ngăn ngừa nguy cơ các khối u tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn các khối u.

Bên cạnh phẫu thuật, một số phương pháp khác cũng được áp dụng trong việc điều trị u răng như:

  • Phương pháp tái tạo lại xương hàm cũng như các cấu trúc khác.
  • Phương pháp chăm sóc và hỗ trợ nhằm duy trì hàm răng chắc khỏe.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2.2. Phòng ngừa bệnh lý u răng

Để tránh tái phát u răng, Quý khách hãy lưu ý những điều sau đây.

2.2.1. Chăm sóc răng miệng

Cách phòng ngừa u răng hiệu quả nhất chính là giữ gìn vệ sinh răng miệng. Hãy bảo vệ hàm răng của mình thật chắc khỏe, hạn chế các vấn đề về răng miệng bằng cách:

  • Đánh răng ít nhất mỗi ngày hai lần, nhất là sau mỗi bữa ăn. Chú ý đánh răng đúng cách và làm sạch tất cả bề mặt răng.
  • Súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn uống để loại bỏ mảng bám ở răng.
  • Ưu tiên dùng kem đánh răng có chứa fluoride và dung dịch nước muối chlorhexidine để làm sạch tối đa khoang miệng.

vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách phòng ngừa u răng

2.2.2. Xây dựng lối sống khoa học

Quý khách hãy tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh và hạn chế sử dụng đồ ngọt. Bên cạnh đó, Quý khách đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D để tăng sức đề kháng cho răng, xương hàm.

thực đơn ăn uống lành mạnh

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

2.2.3. Khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng. Ở giai đoạn sớm, bác sĩ dễ dàng đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

Với trẻ em, nếu có dấu hiệu chậm mọc răng hoặc thiếu răng, hãy kiểm tra để phát hiện có tình trạng u chèn vào răng hay không. Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu như: răng lung lay, viêm xoang, viêm mũi, xương hàm bị lệch….hãy chụp X-quang để có thể kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng.

kiểm tra định kỳ tình trạng răng

Thăm khám định kỳ để phát hiện u răng kịp thời

Tóm lại, phòng ngừa bệnh u răng là một phần vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Điều này giúp làm giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cũng như mang lại cho Quý khách sự khỏe mạnh.

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc “U răng có nguy hiểm không” và một số phương pháp điều trị, phòng ngừa u răng. Quý khách hãy luôn chú ý tới tình trạng sức khỏe răng miệng và kịp thời phát hiện nếu có dấu hiệu bất thường. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan tới răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám cũng như điều trị. Quý khách hãy chia sẻ với Tâm Đức Smile qua: