Trang chủ / Kiến thức / U RĂNG LÀ GÌ? U RĂNG NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ U RĂNG HIỆU QUẢ

U RĂNG LÀ GÌ? U RĂNG NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ U RĂNG HIỆU QUẢ

Bất kỳ khối u nào xuất hiện cũng đều gây hoang mang cho người bệnh. Điều này không ngoại lệ đối với khối khối u ở răng. Vậy u răng là gì? Liệu u răng có nguy hiểm đến tính mạng không? Quý khách cần làm gì để điều trị và phòng ngừa u răng quay trở lại?

1. U răng là gì? Khái quát về bệnh u răng

Khi nhắc đến “u răng”, nhiều người thường nghĩ đến bệnh “ung thư”. Thật đáng mừng vì u răng là một khối u lành tính và tương đối phổ biến. Nguyên nhân hình thành u răng là do sự phát triển bất thường của răng. Dưới đây là 2 loại u răng phổ biến.

1.1. U răng đa hợp

  • Thường xuất hiện ở vị trí hàm răng trên.
  • Ở u răng đa hợp, răng vẫn còn 3 mô răng riêng biệt là: men răng, ngà răng và xương răng. Có thể vẫn có thùy răng.

1.2. U răng phức hợp

  • Thường xuất hiện ở vị trí hàm răng dưới.
  • U răng phức hợp giống như một khu vực cản quang với các mật độ u khác nhau ở từng dạng bệnh.

Việc hiểu đúng u răng là gì hay u răng có những loại nào sẽ giúp bác sĩ có các phương án điều trị phù hợp.

u răng là gì.

U răng qua phim chụp X-Quang

2. Phân loại u răng theo vị trí hình thành khối u

U răng có nhiều loại khác nhau dựa theo vị trí hình thành khối u. Tuy nhiên có 3 loại u răng phổ biến là: u nang chân răng, u nang thân răng và u men dạng nang. Quý khách hãy cùng Nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu sự khác biệt của 3 loại u răng này.

2.1. U nang chân răng

U nang chân răng được hình thành từ bệnh sâu răng hoặc chấn thương răng gây ra nhiễm trùng răng. Ở giai đoạn khởi phát, u nang chân răng không có biểu hiện rõ rệt để Quý khách nhận biết. Dấu hiệu duy nhất khi bị u nang chân răng chính là hiện tượng thay đổi màu răng.

2.2. U nang thân răng

U nang thân răng cũng khó phát hiện ở giai đoạn khởi phát. Do nó hình thành từ chiếc răng ngầm, sau đó phát triển thành khối u răng. Thường dạng u răng này chỉ được phát hiện nhờ vào quá trình tái khám nha khoa định kỳ.

2.3. U men dạng nang

U men dạng nang là hiện tượng mầm men ngà, một loại mô mềm có chức năng tạo ra men răng. Chúng đóng vai trò bảo vệ các mô răng khác, phát triển từ rất sớm và tái phát thường xuyên.

Các mô bệnh xâm lấn từ từ sang các tổ chức khác như: xương hàm, thái dương hàm, sàn sọ,... Khi phát triển nặng gây khó khăn trong việc nhai nuốt, nói chuyện và hơi thở. Đây là một dạng u răng vô cùng nguy hiểm khi mắc phải.

u răng nguy hiểm không

U răng là loại u lành tính

3. Nhận biết các biểu hiện của u răng

Để biết được các triệu chứng của u răng là gì, Quý khách hãy tham khảo những thông tin dưới dây.

3.1. Giai đoạn khởi phát

U răng giai đoạn khởi phát thường khó nhận biết do ít triệu chứng đặc trưng. Dấu hiệu nhận biết sớm duy nhất của bệnh u răng là đổi màu răng nhưng ít được quan tâm. Hiện tượng đổi màu răng còn xảy ra do nhiều yếu tố khác gây nên như hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng không hợp lý, do dùng thuốc,... 

3.2. Giai đoạn muộn

Các biểu hiện u răng ở giai đoạn này rõ ràng hơn bao gồm: đau ở vị trí có u, sưng vùng mặt, răng bị lung lay hay chảy mủ… Người bệnh thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe do u răng gây ra.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

4. Nguyên nhân gây ra u răng là gì?

U răng xảy ra có thể do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.

4.1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các mô của răng. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, hiện tượng nhiễm trùng có thể lây sang các cấu trúc mô lân cận. Điều này làm các vị trí tổn thương sưng, đau và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

4.2. Chấn thương răng

Chấn thương răng là hiện tượng tổn thương trực tiếp răng. Bao gồm va đập, rụng răng hoặc các tai nạn khác có khả năng gây tổn thương răng.

4.3. Rối loạn phát triển răng

Các loại rối loạn phát triển răng như: răng thừa, răng không phát triển đúng cách hay răng mọc không đúng vị trí,... Nó tạo điều kiện cho bệnh u răng hình thành và phát triển.

4.4. Yếu tố di truyền

Hiện tượng đột biến gen, hội chứng di truyền như hội chứng Gardner. Gây tăng nguy cơ phát triển bất thường của các mô răng dẫn đến u răng.

4.5. Yếu tố môi trường

Một số yếu tố về môi trường có thể kể đến như hút thuốc lá, tiếp xúc với các chất gây ung thư, đều làm tăng nguy cơ u răng.

u răng qua phim x-quang

U răng do nhiều yếu tố gây nên

5. Phương pháp chẩn đoán u răng

Quý khách cần làm xét nghiệm để xác định được loại u răng đang mắc phải. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán u răng:

5.1. Mô học u răng

  • Xác định tổng quát được sự kết hợp bất thường của các mô răng. 
  • Từ đó kết luận được loại u răng đang mắc phải.

5.2. Chụp CT scan cho u răng

Sử dụng phương pháp chụp CT Scan để nhìn thấy rõ được cấu trúc bên trong khối u răng đó như thế nào.

Trong một số trường hợp cần thiết như u răng phức hợp phát triển vào khoang mũi. Cần thực hiện thêm 1 số xét nghiệm khác như chụp cộng hưởng từ MRI… Để có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.

6. Phương pháp điều trị u răng hiệu quả

Quý khách không phải lo lắng về bệnh u răng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Kết hợp điều trị với các biện pháp phòng ngừa răng miệng hiệu quả.

Để u răng hoàn toàn biến mất mà không để lại nguy cơ khác, phương pháp điều trị u răng hiệu quả và triệt để nhất chính là phẫu thuật.

Do khối u răng là lành tính, và có cấu tạo từ mô răng nên khi phẫu thuật tương đối đơn giản. Quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật cũng rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn thì khối u lớn dần và xâm lấn rộng. Điều này gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật, đồng thời có nguy cơ biến chứng hậu phẫu.

răng li ti được lấy trong khối u răng

Phẫu thuật giúp loại bỏ u răng nhanh chóng

7. Phòng ngừa u răng quay trở lại

Bên cạnh việc điều trị thì cần phải đảm bảo kết hợp thêm biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng hiệu quả. Đảm bảo bệnh u răng không tái diễn. 

Do có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh u răng, nên khó tìm ra được biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy, Quý khách cần phải tái khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể kịp thời phát hiện u răng. Cùng với đó phải kết hợp với các biện pháp vệ sinh răng miệng như:

  • Chế độ ăn uống chú trọng lành mạnh, không ăn quá nhiều đồ ngọt.
  • Đánh răng cẩn thận ít nhất 2 lần 1 ngày, đánh răng đúng cách.
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong, tránh dùng tăm gỗ.
  • Dùng nước súc miệng ngay sau khi ăn xong.
  • Sử dụng kem đánh răng có thành phần chính được khuyến cáo là Fluoride.
  • Thu xếp thăm khám tại nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.

U răng thường lành tính và phổ biến. Tuy nhiên, Quý khách cần phải điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiểu chính xác u răng là gì để có phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa u răng hiệu quả.

Quý khách cần hỗ trợ khi gặp vấn đề về răng miệng hãy liên hệ với Tâm Đức Smile ngay qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber). Quý khách có thể đặt câu hỏi để bác sĩ tư vấn miễn phí qua bảng sau đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp