Trang chủ / Kiến thức quanh ta / DỊCH CƠ THỂ LÀ GÌ? DỊCH CƠ THỂ GỒM NHỮNG GÌ?

DỊCH CƠ THỂ LÀ GÌ? DỊCH CƠ THỂ GỒM NHỮNG GÌ?

Để duy trì sức khỏe và hoạt động sống bình thường, con người không thể thiếu dịch cơ thể. Dịch cơ thể không chỉ là chất lỏng trong cơ thể, mà còn chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng khác. Mời bạn cùng theo dõi những thông tin sau để tìm hiểu dịch cơ thể là gì, dịch cơ thể gồm những gì. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn mới mẻ về các thành phần trong cơ thể con người.

1. Dịch cơ thể là gì?

Dịch cơ thể hình thành bởi sự kết hợp phức tạp giữa chất điện giải, chất dinh dưỡng và một số thành phần hóa học. Dịch cơ thể còn có tên gọi khác, đó là chất lỏng trong cơ thể. Hiểu theo cách đơn giản nhất, đây chính là chất lỏng có trong cơ thể của một người.

Theo nghiên cứu, lượng nước có trong cơ thể của người đàn ông trưởng thành sẽ chiếm khoảng 60%. Con số này thấp hơn ở cơ thể của người phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. 

Dịch cơ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động sống và giúp con người duy trì sức khỏe. Vì vậy, vai trò của chất lỏng trong cơ thể là rất lớn, bạn cần tìm hiểu chi tiết để hiểu hơn cơ thể của chính mình. Cụ thể, dịch cơ thể sẽ cung cấp oxy và một số chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình vận chuyển chất thải. Ngoài ra, dịch cơ thể cũng góp phần điều chỉnh thân nhiệt, hỗ trợ bảo vệ hệ thống miễn dịch. 

Chất lỏng trong cơ thể cần cân bằng để duy trì tốt chức năng, giúp ổn định sức khỏe con người ở mức tốt nhất.

1.1. Phân loại dịch cơ thể

Dịch cơ thể được phân thành 2 loại: Dịch nội bào và dịch ngoại bào. Một người trưởng thành sẽ có chứa khoảng 40 lít dịch cơ thể, trong số đó: Dịch ngoại bào chiếm khoảng 15 lít, dịch nội bào chiếm khoảng 25 lít.

Thành phần cấu tạo của dịch nội bào và dịch ngoại bào có sự khác biệt. Vì vậy, chức năng của mỗi loại dịch cơ thể cũng không tương đồng. Sau đây là một vài thông tin về dịch nội bào và dịch ngoại bào.

dịch cơ thể là gì, dịch cơ thể gồm những gì

Lượng nước có trong cơ thể của con người ở từng độ tuổi

1.1.1. Dịch nội bào

Khoang chứa dịch nội bào sẽ chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể con người. Đúng như tên gọi, loại dịch cơ thể này tồn tại bên trong các tế bào, có chức năng duy trì sự sống, ổn định hoạt động của tế bào. Các thành phần chính có trong dịch nội bào là: Chất dinh dưỡng, nước, chất chuyển hóa, các ion và chất điện giải.

Sau đây là một vài thông tin giúp bạn hiểu hơn về các thành phần trong dịch nội bào:

  • Các chất dinh dưỡng: Chất béo, Glucose, Amino Acid,... tồn tại trong dịch nội bào. Các chất này có vai trò cung cấp năng lượng, trực tiếp tham gia vào quá trình tái tạo và tổng hợp tế bào.
  • Nước: Nước chiếm 70% trong cơ thể con người và cũng chiếm đa số trong thể tích của dịch nội bào. Vai trò chủ yếu của nước là cung cấp độ ẩm cho tế bào. Nhờ đó, các phản ứng sinh học trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Chất dẫn xuất chuyển hóa: Nhóm thành phần này trong dịch tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, sản sinh năng lượng cho tế bào. Dịch nội bào có chứa các chất dẫn xuất chuyển hóa sau: ATP, NADH, phân tử hữu cơ,...
  • Ion và các chất điện giải: Các thành phần này có vai trò duy trì thế mạnh điện hóa, từ đó thúc đẩy nhanh các quá trình sinh học của cơ thể. Một số ion và chất điện giải có thể kể đến là: K+, Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+,...

Ngoài ra, trong dịch nội bào còn có chứa một vài chất độc hại cùng chất cặn trong cơ thể. Đây là những sản phẩm phụ, được tạo ra bởi quá trình chuyển hóa. Cơ thể sẽ khởi động cơ chế sinh hoạt để loại bỏ thành phần này, nhằm duy trì sự ổn định trong môi trường nội bào.

1.1.2. Dịch ngoại bào

Các thành phần có trong dịch ngoại bào cũng đa dạng và phức tạp không kém dịch nội bào. Là một phân loại của dịch cơ thể, dịch ngoại bào có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng, tạo môi trường thích hợp cho sự sống tế bào. Dịch ngoại bào tồn tại bên ngoài tế bào, ngược với dịch nội bào.

Dịch ngoại bào đặc biệt vì cũng được chia thành nhiều loại. Bao gồm: Dịch kẽ, dịch bạch huyết, huyết tương, dịch não tủy, dịch trong ổ mắt và các dịch tiêu hóa. Dù thuộc phân loại dịch ngoại bào nào, tất cả đều tham gia vào quá trình duy trì hoạt động sống khỏe mạnh của cơ thể. 

Trong số các loại dịch ngoại bào, huyết tương được mọi người biết đến nhiều nhất. Huyết tương tồn tại trong hệ tuần hoàn, có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể đến các tế bào. Huyết tương có màu vàng nhạt, chiếm khoảng 60% tổng thể thích của máu, các thành phần của yếu là: Nước, Protein, ion, hormone, các dưỡng chất,...

Các dịch tiêu hóa cũng thuộc nhóm dịch ngoại bào - một trong những loại dịch cơ thể quan trọng. Hệ tiêu hóa của con người sẽ gồm có dạ dày, ruột non, ruột già, và dịch tiêu hóa tồn tại ở các bộ phận tương ứng. Nhờ có dịch tiêu hóa, cơ thể con người có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và loại bỏ tạp chất ra môi trường bên ngoài.

Nhờ dịch ngoại bào, tế bào trong cơ thể có được môi trường lý tưởng để hoạt động tốt. Thông qua đó, cơ thể con người có thêm nguồn dưỡng chất phong phú, sức khỏe và hoạt động duy trì ở mức tốt nhất.

1.2. Vai trò của dịch cơ thể

Sự tồn tại và cân bằng của dịch cơ thể chính là lớp bảo vệ cho sức khỏe con người. Nếu dịch cơ thể gặp vấn đề, nó sẽ kéo theo hàng loạt các bệnh lý nghiêm trọng. 

Cơ thể con người có khoảng 30 nghìn tỷ tế bào. Và tất cả tế bào cần được nuôi dưỡng bởi dịch cơ thể, cụ thể là dịch nội bào và dịch ngoại bào. Dịch nội bào giúp ổn định hoạt động bên trong tế bào, dịch ngoại bào tạo ra môi trường lý tưởng cho tế bào duy trì sự sống. Sự kết hợp này tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể, giúp con người duy trì hoạt động sống thường ngày.

Chi tiết hơn, dịch cơ thể còn hỗ trợ điều chỉnh thân nhiệt, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhóm chất lỏng này cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến các cơ quan, vận chuyển chất thải ra khỏi cơ thể. Như vậy, để có được sức khỏe tốt, bạn cần biết cách thúc đẩy quá trình hoạt động hiệu quả của dịch cơ thể.

2. Một số vấn đề liên quan đến dịch cơ thể

Bạn vừa tìm hiểu 2 loại dịch cơ thể cơ bản: Dịch nội bào và dịch ngoại bào. Trong đó, dịch ngoại bào tiếp tục phân thành nhiều loại khác nhau, và mỗi phân loại dịch ngoại bào đều có đặc điểm nhất định.

Dịch cơ thể có vai trò giữ sự ổn định của sức khỏe, nếu chất lỏng trong cơ thể gặp bất thường, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng. Sau đây là thông tin về một số vấn đề liên quan đến dịch cơ thể.

dịch cơ thể là gì, dịch cơ thể gồm những gì

Dịch kẽ chính là chất lỏng tồn tại ở kẽ giữa các tế bào

2.1. Dịch kẽ là gì?

Tương tự như tên gọi, dịch kẽ chính là chất lỏng tồn tại ở kẽ giữa các tế bào. Dịch kẽ chứa rất nhiều thành phần khác nhau: Nước, chất dinh dưỡng, ion, kháng thể cùng các phân tử li ti. Vai trò chủ yếu của dịch kẽ là cung cấp dưỡng chất cho hoạt động của tế bào, đồng thời loại bỏ cặn bẩn có trong tế bào.

Theo nghiên cứu, thể tích dịch kẽ sẽ chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của cơ thể. Nhưng thể tích và thành phần thực tế của dịch kẽ sẽ được quyết định bởi cấu tạo của thành mao mạch. Cụ thể là áp suất trong mao mạch, áp suất keo huyết tương và áp suất keo của dịch kẽ. 

Nếu hoạt động của dịch kẽ gặp bất thường, quá trình cung cấp Oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào trong cơ thể sẽ bị gián đoạn. Quá trình trao đổi CO2 cùng sản phẩm chuyển hóa không diễn ra suôn sẻ, không thể theo đường máu đến phổi và thận để bài xuất ra ngoài.

2.2. Tìm hiểu về dịch bạch huyết

Dịch bạch huyết thuộc nhóm dịch ngoại bào - 1 phân loại chính của dịch cơ thể. Lý giải bằng cách đơn giản, dịch bạch huyết là nơi chứa các tế bào bạch cầu. Trong đó, tế bào bạch cầu đóng vai trò rất lớn đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Thành phần chính của dịch bạch huyết gồm có: Nước, dưỡng chất, ion, phân tử hữu cơ. Ngoài ra, dịch bạch huyết còn có chứa các yếu tố đông máu và các chất liên quan đến phản ứng miễn dịch. 

Các vấn đề bất thường đối với dịch bạch huyết sẽ làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Và biểu hiện cơ bản nhất bạn có thể gặp phải chính là rối loạn chức năng đông máu, nếu các yếu tố đông máu bị suy giảm. 

Phản ứng miễn dịch của cơ thể diễn ra khi các kháng nguyên được kích hoạt. Hệ thống miễn dịch bình thường sẽ có khả năng nhận biết kháng nguyên ngoại lai, huy động lực lượng để chống lại. Cuối cùng là kiểm soát và kết thúc quá trình tấn công, chấm dứt hoạt động phản ứng miễn dịch. Nếu dịch bạch huyết trong cơ thể bạn có vấn đề, phản ứng này sẽ không diễn ra.

2.3. Tìm hiểu về dịch não tuỷ

Dịch não tủy cũng là một loại dịch cơ thể, có chức năng chính là bảo vệ, cung cấp nguồn sống cho tủy và não. Các thành phần quan trọng trong dịch não tủy gồm có: Ion, chất dinh dưỡng, Protein, Glucose, nước,... Nhờ loại dịch cơ thể này, hệ thần kinh trung ương trong cơ thể được bảo vệ và duy trì hoạt động khỏe mạnh. 

Như vậy, các bất thường ở dịch não tủy sẽ kéo theo vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Đó có thể là: Bệnh Alzheimer, động kinh, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, đột quỵ,... Các bệnh lý này không chỉ làm suy giảm trí nhớ, mà còn gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt thường ngày, dù là các hoạt động đơn giản nhất. 

dịch cơ thể là gì, dịch cơ thể gồm những gì

Dịch não tủy cũng là một loại dịch cơ thể, có chức năng chính là bảo vệ, cung cấp nguồn sống cho tủy và não

2.4. Dịch nhãn cầu là gì?

Trong số các loại dịch cơ thể, dịch nhãn cầu là chất lỏng tồn tại trong hốc mắt, cụ thể là nằm giữa thủy tinh thể và giác mạc. Dịch nhãn cầu còn được gọi là dịch trong ổ mắt, vai trò chính là duy trì áp suất trong mắt. Cũng nhờ dịch nhãn cầu, mắt của con người được bảo vệ trước những tổn thương, các tế bào trong mắt cũng được cung cấp dưỡng chất từ đây.

Mọi vấn đề bất thường liên quan đến dịch nhãn cầu đều có thể kéo theo các bệnh lý về mắt. Đó có thể là: Viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, viêm kết mạc,... Nếu mắt của bạn bị khô, các bệnh về mắt càng dễ diễn ra hơn. Vì vậy, bạn cần bảo vệ mắt bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng khoa học trong bữa ăn. Hoặc nếu bạn nghi ngờ các dấu hiệu bất thường ở mắt có liên quan đến dịch nhãn cầu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ. 

Bài viết vừa rồi đã gửi đến bạn nhiều thông tin thú vị và hữu ích về dịch cơ thể. Tìm hiểu dịch cơ thể là gì và các phân loại cụ thể sẽ giúp bạn tạo cơ sở tốt để bảo vệ sức khỏe của mình trong tương lai. Mọi biểu hiện bất thường đều có thể gắn liền với một loại bệnh lý nào đó liên quan dịch cơ thể. Vì vậy, bạn cần dành thời gian khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là mỗi 3-6 tháng 1 lần. Đây là cách tốt nhất để bạn gìn giữ sức khỏe của mình và người thân.

Bạn đừng quên chăm sóc răng miệng để sức khoẻ luôn được đảm bảo bằng cách liên hệ với Tâm Đức Smile ngay khi có nhu cầu thăm khám:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp