Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
CHÓP RĂNG LÀ GÌ? NHỮNG CĂN BỆNH PHỔ BIẾN Ở CHÓP RĂNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Mục lục nội dung
1. Giải đáp: Chóp răng là gì?
Chóp răng hay còn gọi là cuống răng, là phần cuối cùng của chân răng và nằm sâu trong xương hàm. Đây là nơi các mạch máu, dây thần kinh đi vào răng để nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng. Về hình dáng, chóp răng như một cái nón nhỏ, nhọn ở cuối, nằm ở phần dưới cùng của chân răng.
1.1. Cấu tạo của chóp răng
Theo giải phẫu, cuống răng được chia thành 3 phần quan trọng: Điểm thắt ở chóp, đường nối giữa xi măng và ngà, lỗ chóp.
- Điểm thắt ở chóp (Apical Constriction – AC): Nằm ở gần chóp răng, là phần hẹp nhất của ống tủy, có tác dụng làm sạch và bít ống tủy. Ở điểm thắt, mạch máu hẹp hơn nên việc điều trị cũng khó khăn hơn, khi có dụng cụ chạm vào sẽ có cảm giác đau.
- Đường nối xi măng (Cementodentinal Junction – CDJ): Kéo dài từ điểm thắt chóp đến lỗ chóp, là giao điểm của xi măng và ngà răng.
- Lỗ chóp (Apical foramen – AF): Có hình tròn hoặc dáng như miệng núi lửa, ở bên ngoài ống tủy và nằm ở chân răng. Lỗ chóp cách chóp răng khoảng 0.5–3mm và mỗi răng có thể có nhiều lỗ chóp.
Ngoài ra, chóp răng còn có cấu tạo phức tạp khi chứa hệ thống nhiều ống tủy, sỏi tủy, ngà thứ cấp,…
Chóp răng có cấu tạo phức tạp khi chứa hệ thống nhiều ống tủy
1.2. Chức năng của chóp răng
Vai trò của chóp răng là gì? Từ vị trí và đặc điểm, chóp răng là nơi tập hợp nhiều mạch máu và dây thần kinh. Vậy nên, chóp răng được ví như một “cái rốn” cung cấp dinh dưỡng và kết nối với các mô xung quanh răng.
- Qua lỗ chóp, các mạch máu mang theo oxy và chất dinh dưỡng nuôi sống các tế bào trong răng.
- Các dây thần kinh đi qua lỗ chóp giúp bạn cảm nhận được nhiệt độ, áp lực và các kích thích khác lên răng.
2. Những căn bệnh chóp răng thường mắc phải
Chóp răng có cấu tạo phức tạp, vậy nên dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Các bệnh về chóp răng thường mắc phải là: Nhiễm trùng, áp xe, viêm cuống răng và tủy răng hoại tử.
2.1. Nhiễm trùng, áp xe chóp răng
Các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập. Chóp răng nằm ở tận trong xương hàm cũng bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn phần răng ở phía trên. Nhiễm trùng nặng hoặc vi khuẩn từ sâu răng xâm nhập vào tủy răng làm bạn bị áp xe xung quanh chóp răng.
2.2. Viêm quanh cuống răng
Viêm quanh cuống răng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở các mô xung quanh chóp răng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng từ tủy răng chết lan ra hoặc từ vi khuẩn của các mô nha chu bị viêm.
Viêm quanh cuống răng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở các mô xung quanh chóp răng
2.3. Không đóng chóp răng
Hiện tượng không đóng chóp răng là gì? Không đóng chóp răng là tình trạng lỗ chóp răng vẫn mở, không đóng kín như bình thường. Nguyên nhân là trong giai đoạn phát triển, bạn gặp phải chấn thương, sang chấn, tổn thương tủy răng, sâu răng,... ảnh hưởng quá trình đóng chóp.
2.4. Tủy răng bị hoại tử
Tủy răng bị hoại tử là vấn đề nghiêm trọng của răng miệng khi phần tủy bên trong răng bị chết do nhiễm trùng hoặc chấn thương. Tủy răng chứa các dây thần kinh và mạch máu nuôi sống răng. Khi tủy chết, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng và yếu dần, dẫn đến mất răng.
3. Khi nào cần phẫu thuật cắt chóp răng?
Phẫu thuật cắt chóp răng là thủ thuật dùng để loại bỏ phần bị viêm hoặc ống tủy còn sót khi điều trị tủy không triệt để. Cắt chóp răng giúp bảo toàn răng thật và không cần phải nhổ bỏ răng, được sử dụng trong trường hợp điều trị nội nha không hiệu quả. Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp:
- Tủy răng bị viêm nặng do các bệnh lý nha khoa, đặc biệt là do sâu răng.
- Bạn đã từng điều trị tủy răng nhưng không thành công, ống tủy công quá mức hoặc chịu tổn thương nặng.
- Vật liệu trám răng bị kẹt bên trong và không thể lấy ra được.
- Ống tủy bị thủng hoặc can thiệp mở ống tủy sai hướng.
- U nang chân răng.
Phẫu thuật cắt chóp răng được chỉ định trong trường hợp tủy răng bị viêm nặng
Bên cạnh đó, các trường hợp chống chỉ định phẫu thuật cắt chóp răng là:
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân như: Bệnh tim mạch, loãng xương, đái tháo đường, bệnh Alzheimer,...
- Trường hợp đặc biệt: Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Viêm nhiễm vùng miệng.
- Chân răng ngắn. Vì nếu bạn cắt chóp răng, chiều dài răng chỉ còn 2/3 làm răng bị lung lay, không chắc.
4. Hướng dẫn phòng tránh các bệnh về răng miệng
Để có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi tắn, bạn nên chủ động phòng ngừa các bệnh về răng miệng.
4.1. Chải răng đúng cách
Chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn đã ngăn ngừa được phần lớn các bệnh lý nha khoa. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Bạn hãy hãy đánh răng kỹ lưỡng trong vòng 2 phút, chú ý cả mặt trong, mặt ngoài và bề mặt nhai của răng.
4.2. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh răng miệng
Bạn nên chọn bàn chải có lông mềm và thay bàn chải mới sau 3-4 tháng sử dụng. Ngoài bàn chải và kem đánh răng, bạn chuẩn bị thêm các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác như:
- Kết hợp với đánh răng, bạn có thể dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và súc miệng để làm sạch khoang miệng.
- Sử dụng máy tăm nước để vệ sinh kẽ răng, đặc biệt là các trường hợp đang niềng răng.
- Sử dụng bàn chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt lưỡi, giúp hơi thở thơm mát hơn.
Sử dụng bàn chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt lưỡi, giúp hơi thở thơm mát hơn
4.3. Kiêng ăn các món gây hại cho răng
Các thực phẩm gây hại cho răng và chóp răng là gì? Bạn nên kiêng các loại thực phẩm và món ăn như:
- Thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ngọt: Caramen, kẹo cứng, bánh ngọt,... làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Soda, đồ uống có ga và cafein: Coca, cà phê,... chứa nhiều đường và axit, làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng.
- Trái cây khô: Chứa nhiều đường và dẻo như kẹo cao su, dễ bám dính vào răng và khó làm sạch, gây sâu răng.
- Bánh mì trắng: Làm tăng axit trong miệng và làm mòn men răng.
- Đồ uống có cồn: Chứa nhiều axit và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
- Thực phẩm cứng hoặc dính: Kẹo cao su, kẹo dẻo,... làm bạn dễ bị nứt răng, mẻ răng.
4.4. Bổ sung thực phẩm giúp khỏe răng và nướu
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn có thể bổ sung các sản phẩm dưới đây để cải thiện sức khỏe răng và nướu:
- Thực phẩm chứa Omega-3: Ví dụ như các loại hạt, các loại cá béo,... có khả năng chống viêm tốt, ngăn ngừa các bệnh nướu răng.
- Thực phẩm giàu canxi: Ví dụ như sữa, pho mát,... tăng cường sức khỏe và độ cứng cáp của hàm răng.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Ví dụ như các loại rau xanh, hoa quả,... tăng tiết nước bọt, chống lại axit làm mòn men răng.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ví dụ như hạt điều, hạt hạnh nhân,... cung cấp canxi và magiê, tốt cho xương răng.
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp canxi và magiê, tốt cho xương răng
4.5. Cạo vôi răng định kỳ
Cao răng bám chặt vào bề mặt răng và dưới nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Vậy nên, bác sĩ khuyến khích bạn nên đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
Nên đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng
Qua bài viết trên, bạn đã tìm hiểu về khái niệm chóp răng là gì và các căn bệnh thường gặp ở chóp răng. Để phòng ngừa bệnh lý nha khoa, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, định kỳ 6 tháng 1 lần đến nha khoa để khám răng. Bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.