Trang chủ / Kiến thức / HƯỚNG DẪN CÁCH RƠ LƯỠI LẤY ĐỜM CHO TRẺ SƠ SINH AN TOÀN & HIỆU QUẢ

HƯỚNG DẪN CÁCH RƠ LƯỠI LẤY ĐỜM CHO TRẺ SƠ SINH AN TOÀN & HIỆU QUẢ

Rơ lưỡi là phương pháp vệ sinh răng miệng giúp bé ăn uống ngon miệng, tránh được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng thường xuyên rơ lưỡi cho bé hoặc rơ lưỡi đúng cách. Chính điều này làm bé dễ gặp các bệnh lý về răng miệng. Bài viết dưới đây, Nha khoa Tâm Đức Smile sẽ hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.

1. Tầm quan trọng của việc rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh cần được vệ sinh miệng và lưỡi mỗi ngày. Việc bú sữa mẹ hay uống sữa công thức có thể gây lắng cặn ở mặt lưỡi của trẻ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày vi khuẩn có hại tích tụ gây ra hiện tượng tưa lưỡi.

Trong cổ họng của trẻ sơ sinh thường có đờm nhớt do các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Nếu không được rơ lưỡi lấy đờm, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ và cảm nhận hương vị của sữa. Lâu ngày, trẻ rất dễ biếng ăn, bỏ bú, sức đề kháng ngày càng suy giảm. Mặt khác, không được rơ lưỡi làm sạch đờm cũng gây ảnh hưởng tới quá trình mọc răng của trẻ.

Chính vì vậy, Quý khách nên thường xuyên rơ lưỡi lấy đờm cho bé. Việc này sẽ giúp khoang miệng bé sạch sẽ hơn, cải thiện khẩu vị cũng như thói quen ăn uống.

cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh phải thật cẩn thận

2. Hướng dẫn cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Có nhiều cách để rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà. Quý khách có thể sử dụng nước muối sinh lý, các nguyên liệu từ thiên nhiên như lá hẹ, rau ngót…an toàn, lành tính. Bên cạnh đó, Quý khách có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút đờm chuyên dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, không làm bé khó chịu:

2.1 Bước 1

Bước đầu tiên, Quý khách cần chọn loại gạc rơ lưỡi tốt, đảm bảo chất lượng. Gạc rơ lưỡi cho bé cần đáp ứng các tiêu chí: Vô trùng, nhỏ gọn, mềm mại và không chứa các sợi bông. Quý khách có thể tham khảo dòng gạc làm từ sợi Polyester cao cấp. Chúng mềm, dai, không có sợi bông và không lo bị mục trong môi trường ẩm.

2.2 Bước 2

Trước khi rơ lưỡi, Quý khách dùng nước rửa tay hoặc cồn y tế để vệ sinh tay, tiêu diệt vi khuẩn. Tiếp đó, Quý khách quấn gạc vào ngón tay trỏ và chấm vào dung dịch rơ lưỡi để làm ướt gạc. 

2.3 Bước 3

Khi rơ lưỡi, Quý khách bế bé ngả đầu và giữ cho phần đầu cao hơn phần thân để bé không bị nôn trớ. Tiếp đó, Quý khách đặt ngón tay lên môi dưới của bé, khi bé mở miệng thì bắt đầu làm sạch miệng, rơ lưỡi từ trong ra ngoài. Quý khách có thể dùng 1 tay rơ lưỡi và tay còn lại ôm ấp, vỗ về để bé cảm thấy an toàn, dễ chịu.

Lưu ý: Quý khách chỉ nên sử dụng mỗi miếng gạch cho một lần lơ rưỡi. Trong quá trình rơ lưỡi lấy đờm, bé có thể quấy khóc khó chịu. Lúc này, Quý khách cần vỗ về và dùng âm thanh, hình ảnh để thu hút sự chú ý của bé.

cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Quý khách cần kiên nhẫn khi rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

>>> Xem thêm: Lưỡi có mảng bám màu vàng là dấu hiệu của bệnh gì?

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần là tốt nhất?

Rơ lưỡi cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Quý khách có thể áp dụng số lần rơ lưỡi khác nhau. Cụ thể:

3.1 Với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa thì không cần thiết phải rơ lưỡi hàng ngày. Bởi khi bú, lưỡi của bé cọ xát vào núm ti mẹ, rất ít khi bị đọng cặn sữa. Do đó, với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ chỉ cần vệ sinh, rơ lưỡi khoảng 2-3 lần/tuần.

3.2 Với trẻ bú sữa mẹ kết hợp dùng sữa ngoài

Với trẻ vừa bú mẹ vừa uống sữa công thức ngoài, Quý khách cần phải rơ lưỡi hằng ngày. Ngoài ra, sau khi trẻ bú sữa xong, Quý khách nên cho trẻ uống 1-2 thìa nước ấm để tráng miệng, tránh đọng cặn sữa.

3.3 Trẻ bú ngoài hoàn toàn

Trẻ bú ngoài hoàn toàn là đối tượng cần được rơ lưỡi thường xuyên. Khi bú sữa ngoài, lưỡi dễ bị đóng cặn và dẫn tới hiện tượng tưa lưỡi, đen lưỡi….Nếu không phát hiện và xử lý sớm, trẻ rất dễ mắc bệnh viêm lưỡi, viêm họng hoặc lười bú. 

Để tránh tình trạng này, Quý khách cần rơ lưỡi cho bé 1 - 2 lần/ngày. Sau mỗi cữ bú, Quý khách dùng thêm 1 - 2 thìa nước ấm để làm sạch khoang miệng cho bé.

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng. Quý khách nên rơ lưỡi sau khi trẻ bú khoảng 2 giờ để tránh làm ảnh hưởng tới vị giác của trẻ. Quý khách lưu ý không rơ lưỡi trước khi ăn vì bé rất dễ bị nôn khan do bụng trống rỗng. Ngoài ra, Quý khách không nên rơ lưỡi lấy đờm khi trẻ vừa bú xong vì có thể làm bé nôn trớ.

Với những bé lớn hơn, việc rơ lưỡi hằng ngày là chưa đủ để làm sạch khoang miệng. Quý khách có thể tập cho bé đánh răng, súc miệng đúng cách để bảo vệ răng miệng của mình.

nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần một tuần

Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bú bình mỗi ngày

>>> Xem thêm: Có nên dùng bàn chải điện cho trẻ em hay không?

4. Những lưu ý quan trọng khi rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Để làm sạch khoang miệng, Quý khách cần áp dụng đúng cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong và sau quá trình rơ lưỡi, Quý khách cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:

4.1 Không rơ lưỡi quá nhiều

Quý khách lưu ý chỉ nên vệ sinh, rơ lưỡi cho trẻ tối đa 2 lần/ngày, tốt nhất là trước và sau khi bú sữa. Việc rơ lưỡi quá nhiều lần không mang lại hiệu quả tốt, ngược lại còn khiến bé khó chịu và dễ mắc bệnh lý răng miệng hơn.

4.2 Thao tác nhẹ nhàng

Một lưu ý quan trọng khi rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ là Quý khách cần thao tác nhẹ nhàng. Niêm mạc miệng của bé rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó, nếu chà xát quá mạnh vào lưỡi có thể làm niêm mạc bị đau, trầy xước, ảnh hưởng tới vị giác của trẻ. Với trường hợp trẻ bị nấm miệng nhẹ, Quý khách không nên rơ lưỡi mà chỉ cần dùng nước muối để chấm lên các vết nấm.

4.3 Sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng

Để vệ sinh, rơ lưỡi hiệu quả, Quý khách nên chọn các sản phẩm gạc rơ lưỡi chuyên dụng. Chúng có độ mềm, dai và trong thành phần có các chất giúp tăng cường bảo vệ răng miệng của trẻ.

Quý khách lưu ý, tuyệt đối không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho bé. Trong mật ong có thành phần clostridium botulinum có nguy cơ gây ngộ độc thần kinh ở trẻ. Ngoài ra, trong quá trình rơ lưỡi, nếu trẻ có biểu hiện bất thường, Quý khách cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng Quý khách đã nắm rõ cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh. Quý khách lưu ý lựa chọn loại gạc rơ lưỡi chất lượng, mềm để tránh làm tổn thương miệng lưỡi của bé. Ngoài ra, Quý khách cần áp dụng đúng cách rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho bé. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách có thể liên hệ tới Nha khoa Tâm Đức Smile để được hỗ trợ:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp