Trang chủ / Kiến thức / NẤM MIỆNG CANDIDA: NHẬN BIẾT, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

NẤM MIỆNG CANDIDA: NHẬN BIẾT, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Hiện nay nấm Candida là tác nhân hàng đầu gây ra những căn bệnh về nấm. Thông thường chúng sống trên bề mặt da, niêm mạc đặc biệt là những nếp gấp và không gây ra vấn đề. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi quá mức và gây nhiễm nấm. Trong đó, nhiễm nấm miệng Candida là tình trạng dễ mắc phải nhất do một loài phổ biến là Candida albicans.

 1. Nấm miệng candida là gì?

Nấm miệng Candida còn gọi là bệnh tưa miệng hay tưa lưỡi. Là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, có thể gây đau và chảy máu do sự tích tụ của Candida trên niêm mạc miệng. Nhiễm nấm miệng Candida sẽ gây ra những đốm tổn thương có màu trắng kem ở mặt trong của má, hay dưới lưỡi.

Đây là bệnh có khả năng lây lan và tái phát rất cao. Khi bị nhiễm nấm ở miệng, vòm miệng có thể lan nhanh đến nướu răng, khẩu cái, amidan. Thậm chí là sau cổ họng hoặc những bộ phận sâu hơn của đường tiêu hóa.

Đối với những người đang khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt thì nấm miệng Candida sẽ không là vấn đề lớn. Nhưng nếu Quý khách có sức đề kháng kém thì bệnh nấm miệng Candida sẽ chuyển biến rất nhanh và khó kiểm soát.

nấm miệng candida.

Miệng bình thường và miệng đang bị nấm Candida tấn công

2. Nguyên nhân và những đối tượng dễ bị nhiễm nấm miệng Candida

2.1. Nguyên nhân

Kết quả nghiên cứu cho thấy thủ phạm gây nấm miệng Candida chính là loài Candida albicans. Một số loại nấm ít phổ biến hơn đó là: Candida krusei, Candida glabrata,...

Thông thường nấm Candida sẽ tồn tại ở dạng sợi nấm và nấm men. Trong khoang miệng của người trưởng thành, có chứa tới 30% đến 60% các loại nấm Candida. Ở trẻ em, con số này cao hơn, vào khoảng 45% đến 65%.

Hầu hết các loài này sống trong khoang miệng dưới dạng vô hại chứ không gây ra bệnh lý. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch của Quý khách bị suy giảm, chúng bắt đầu phát triển mạnh mẽ và gây ra nấm miệng Candida.

2.2. Ai dễ bị nhiễm nấm miệng Candida?

Người bị suy yếu hệ miễn dịch rất dễ bị Candida tấn công. Chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân sử dụng corticoid cả đường uống và hít để điều trị hen: Đây là một loại thuốc có tác dụng ứng chế miễn dịch của cơ thể.
  • Người đang bị bội nhiễm vi khuẩn. 
  • Những người đang mắc phải căn bệnh như: HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường, nhiễm trùng nấm men âm đạo, bệnh chuyển hóa,...
  • Trẻ nhỏ và người già dễ bị nấm miệng Candida.
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng: xạ trị, ghép tạng.
  • Suy giảm chức năng tuyến nước bọt hoặc đang dùng thuốc có tác dụng gây khô miệng.
  • Hệ vi khuẩn bị mất cân bằng do sử dụng kháng sinh.
  • Những người đeo răng giả: khi không được vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách.
  • Suy dinh dưỡng cũng làm cho hệ miễn dịch yếu đi và tăng tỷ lệ nhiễm nấm miệng Candida.

 nấm miệng candida

Biểu hiện của nấm miệng Candida

>>> Xem thêm:

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

3. Những triệu chứng khi nhiễm nấm miệng Candida

Ở giai đoạn đầu nhiễm nấm Candida, Quý khách không có dấu hiệu bất thường nào. Đến giai đoạn sau, nấm miệng thường biểu hiện ra các triệu chứng sau đây.

3.1. Đối với người lớn và trẻ em

  • Xuất hiện các đốm trắng ở bên trong má, lưỡi, vòm miệng, nướu và amidan.
  • Xuất hiện các đốm đỏ, gây đau nhức và chảy máu nếu bị cọ xát.
  • Cảm giác như bông trong miệng.
  • Mất vị giác.
  • Cảm giác đau khi ăn hoặc nuốt đối với trường hợp vi nấm đã lây lan và gây viêm đến thực quản.
  • Khóe miệng bị nứt và đỏ.

3.2. Đối với trẻ sơ sinh và mẹ bỉm

Bé sẽ cảm thấy đau rát khi bú, bé thường quấy khóc và cáu kỉnh. Nấm miệng Candida từ miệng bé cũng có thể lây cho mẹ trong thời gian cho con bú. 

Khi mẹ nhiễm nấm sẽ có những biểu hiện như:

  • Núm vú nhạy cảm, đỏ đau hoặc ngứa.
  • Cảm thấy có những cơn đau nhói sâu trong lồng ngực.
  • Đau bất thường khi cho con bú hoặc sau giữa các lần cho con bú.
  • Bong tróc, sẫm màu xung quanh núm vú.
  • Lây nhiễm qua lại giữa miệng bé và núm vú.

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhanh chóng lây lan và khó kiểm soát. Nấm miệng Candida ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của Quý khách.

nấm miệng candida ở vòm họng

Nấm Candida ở vòm họng và trên bề mặt lưỡi

>>> Xem thêm:

Nấm miệng có lấy không? Bật mí cách phòng chống lây nhiễm nấm miệng an toàn, hiệu quả

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

4. Chẩn đoán và điều trị nấm miệng Candida

Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm nấm Candida bằng mắt thường và đánh giá những triệu chứng trong miệng của Quý khách. Bác sĩ có thể làm sinh thiết: Bằng cách lấy một mẫu nhỏ vết thương trong khoang miệng và đem đi nuôi cấy, soi nhuộm, xét nghiệm ELISA và PCR.

Nếu Quý khách bị nhiễm nấm lan rộng, bác sĩ phải nội soi để đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Tùy vào mức độ, nấm miệng Candida sẽ được điều trị bằng các biện pháp tương ứng. Chẳng hạn như:

4.1. Trường hợp nhiễm nấm miệng Candida nhẹ, chưa có triệu chứng rõ ràng

Trước hết, Quý khách cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm đường bôi có tác dụng tại chỗ  như: 

  • Nystatin
  • Miconazole
  • Clotrimazole
  • Ketoconazole 
  • Nước súc miệng có hoạt tính chống nấm: Triclosan, Chlorhexidine gluconate.

Để ngăn ngừa bệnh tái phát, Quý khách nên duy trì điều trị từ 1–4 tuần hoặc cho đến khi các triệu chứng hết hẳn trong 7 ngày.

4.2. Trường hợp nhiễm nấm miệng Candida nặng và chưa kiểm soát được bệnh

Trong trường hợp này, Quý khách cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc trị nấm. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Một số loại thuốc dùng trong điều trị nấm miệng tiêu biểu như:

  • Itraconazole (dung dịch) 200 mg ngày một lần và sử dụng trong vòng 28 ngày. 
  • Posaconazole (hỗn dịch) 400mg uống hai lần/ngày trong ba ngày đầu, sau đó uống 400 mg một lần/ngày và điều trị trong vòng 28 ngày.
  • Voriconazole 200mg sử dụng hai lần/ngày trong vòng 28 ngày.

thực phẩm giúp tăng sức đề kháng

Nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh nấm Candida

5. Phòng ngừa bệnh nấm miệng Candida

Nấm miệng Candida là căn bệnh “cứng đầu”, lây lan nhanh và kéo dài dai dẳng. Vì vậy, Quý khách không nên xem thường và bỏ qua điều trị khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Tốt nhất, Quý khách nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh nấm miệng hợp lý. 

Sau đây là một số biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa nhiễm nấm miệng Candida hiệu quả tại nhà.

5.1. Chế độ ăn

Suy dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu làm cho Quý khách dễ bị nhiễm nấm Candida. Quý khách nên bổ sung đầy đủ sắt, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, rau quả tươi và trái cây. Đồng thời, Quý khách cần hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp hoặc được chế biến sẵn.

5.2. Vệ sinh răng miệng

Quý khách hãy xây dựng thói quen dùng nước nước muối ấm để súc miệng kèm theo đánh răng mỗi sáng và tối.

Quý khách không nên lạm dụng nước súc miệng để tránh làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng. Nếu Quý khách đang điều trị hen suyễn bằng ống hít steroid, Quý khách cần phải súc miệng thật kỹ sau khi sử dụng thuốc.  

5.3. Nếu Quý khách đang mang răng giả

Quý khách nên làm sạch và khử trùng răng giả hàng ngày bằng natri hypochlorite 1% hoặc chlorhexidine. Tháo răng giả ra ít nhất sáu giờ mỗi đêm hoặc tốt nhất là tháo trước khi ngủ.

Nếu Quý khách đang điều trị nấm miệng Candida, Quý khách cần bôi thuốc lên mặt bên trong, mặt ngoài của răng trước khi gắn lại vào miệng. 

Bài viết trên đã giải đáp cho Quý khách hiểu rõ về nấm miệng Candida là gì và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Quý khách có bất kỳ dấu hiệu gì về răng miệng hãy nhanh chóng liên hệ với Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber). Hoặc Quý khách để lại thông tin vào bảng bên dưới để đặt lịch thăm khám và tư vấn nhanh nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp