Trang chủ / Kiến thức / NẤM MIỆNG CÓ LÂY KHÔNG? BẬT MÍ CÁCH PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM NẤM MIỆNG CỰC HIỆU QUẢ

NẤM MIỆNG CÓ LÂY KHÔNG? BẬT MÍ CÁCH PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM NẤM MIỆNG CỰC HIỆU QUẢ

Nấm miệng là những mảng bám màu trắng trong khoang miệng, rất khó để làm sạch. Bệnh lý này không được điều trị trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng nấm miệng có lây không? Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm nấm miệng? Quý khách hãy tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.

1. Nấm miệng có lây không?

Nấm miệng là bệnh lý có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác, hoặc từ người này sang người khác. Nguyên nhân hình thành nấm miệng là do dạng vi nấm Candida Albicans ký sinh quá mức trong khoang miệng. Đây là loại nấm có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng.

Con đường lây nhiễm bệnh nấm miệng rất đa dạng:

  • Nấm miệng lây lan từ mẹ sang con hoặc từ con sang mẹ khi cho trẻ bú trực tiếp.
  • Nấm ở miệng lây lan xuống cổ họng, thực quản và các cơ quan hô hấp như khí quản, phế quản,...
  • Nấm miệng lây lan từ người bệnh sang người lành qua các vật dụng dùng chung như: Muỗng, đũa, ống hút, ly, bàn chải đánh răng, bình sữa,...
  • Nấm miệng lây lan từ mẹ sang thai nhi khi đang mang bầu (do người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo).
  • Nấm miệng có khả năng lây lan thông qua đường tình dục.
  • Ngoài ra, vi nấm Candida Albicans có rất nhiều trong môi trường, nên nấm miệng cũng có thể lây lan trong không khí.

Nấm miệng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lây lan khắp khoang miệng cùng các bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, Quý khách cần phòng tránh hoặc chữa trị khi bị nấm miệng càng sớm càng tốt.

nấm miệng có lây không

Nấm miệng ở lưỡi

2. Cách chữa trị khi bị nấm miệng

Như vậy, Quý khách đã xác định được nấm miệng có lây không. Điều tiếp theo Quý khách cần làm chính là tìm cách chữa trị nấm miệng.

Nấm miệng rất dễ điều trị, Quý khách chỉ cần kết hợp giữa việc chăm sóc răng miệng tại nhà và sử dụng thuốc được bác sĩ kê toa.

2.1. Dùng thuốc được bác sĩ kê toa

Sau khi sinh thiết vùng bị ảnh hưởng để xác định sự tồn tại của vi nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị dùng trong 2 tuần. Thuốc được chỉ định có thể là:

  • Thuốc chống nấm.
  • Viên ngậm chống nấm.
  • Nước súc miệng chống nấm.
  • Thuốc uống chống nấm hoặc thuốc điều trị nấm miệng Amphotericin (trong trường hợp nghiêm trọng).

bác sĩ khám răng cho khách tại nha khoa Tâm Đức Smile

nấm miệng có lây không

2.2. Khắc phục nấm miệng tại nhà

Qua vài tuần điều trị bằng thuốc, bệnh nấm miệng sẽ thuyên giảm, Quý khách hãy trở lại nha khoa để bác sĩ tái khám. Sau khi sức khỏe răng miệng hồi phục, Quý khách cần có chế độ chăm sóc răng miệng tốt để ngăn bệnh tái phát.

  • Dùng bàn chải có lông mềm để đánh răng và không làm tổn thương vết sưng do nấm miệng để lại.
  • Thay bàn chải đánh răng mới sau khi điều trị nấm miệng thành công.
  • Quý khách cần làm sạch răng giả (nếu có sử dụng) để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc xịt miệng khi chưa được bác sĩ kê đơn.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Cách phòng tránh lây nhiễm nấm miệng cực hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy Quý khách cần quan tâm đến cách phòng tránh lây nhiễm bệnh nấm miệng. Tuy dễ lây lan, nhưng bệnh lý này vẫn có thể phòng tránh được nếu Quý khách chủ động tìm giải pháp. Quý khách cần lưu ý các điều sau.

3.1. Hạn chế tiếp xúc thân mật với người bị nấm miệng

Bệnh nấm miệng có thể lây qua đường truyền miệng, nên Quý khách cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc thân mật với người đang bị nấm miệng. Ví dụ: Hôn môi, hôn má, quan hệ tình dục,...

Hoặc sau khi tiếp xúc, Quý khách cần rửa tay và tắm rửa sạch sẽ để phòng ngừa vi nấm Candida Albicans ký sinh trên cơ thể. Ngược lại, nếu Quý khách đang bị nấm miệng, thì nên chủ động hạn chế tiếp xúc thân mật với người khác.

3.2. Hạn chế sử dụng chung đồ vật với người bị nấm miệng

Nấm miệng không chỉ lây lan trực tiếp, mà còn lây lan gián tiếp thông qua đồ vật dùng chung. Để phòng ngừa lây nhiễm, Quý khách không nên dùng chung vật dụng với người bị nấm miệng. Ví dụ như: Cốc, muỗng, đũa,...

Người bị nấm miệng nên sử dụng đồ dùng riêng của mình cho đến khi bệnh lý được điều trị dứt điểm. Để thuận tiện cho việc phân biệt vật dụng, Quý khách có thể dùng màu sắc để đánh dấu, hoặc để tại 1 vị trí riêng biệt.

bàn chải và khăn mặt cá nhân

Không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác

3.3. Thăm khám sức khỏe thường xuyên trong thời kỳ thai sản

Nấm miệng có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con nếu người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo trước đó. Vì vậy, thăm khám sức khỏe thường xuyên trong thời kỳ thai sản là các phòng ngừa lây lan nấm miệng rất hiệu quả.

Nếu phát hiện Quý khách bị nấm miệng khi đang mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị để phòng tránh lây nhiễm sang thai nhi. Trong trường hợp này, bác sĩ ưu tiên dùng thuốc không gây hại cho sức khỏe của Quý khách và em bé.

Không chỉ phòng ngừa lây nhiễm nấm miệng, thăm khám sức khỏe thường xuyên còn giúp Quý khách ngăn chặn các rủi ro ngoài ý muốn. Chẳng hạn như: Giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi, quan sát sức khỏe thai nhi, ổn định sức khỏe của Quý khách và cân nặng thai nhi,...

3.4. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng 

Để phòng ngừa lây lan bệnh nấm miệng, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là việc làm không thể thiếu.

Quý khách nên dùng nước muối để súc miệng mỗi ngày để làm sạch hại khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, Quý khách cũng nên dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluor, thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần. Vì bàn chải dùng lâu sẽ trở thành nơi trú ngụ của ổ khuẩn gây hại.

3.5. Vệ sinh dụng cụ chăm sóc cá nhân thật sạch sẽ

Quý khách hãy vệ sinh các dụng cụ cá nhân của mình thật sạch sẽ bằng cách sát khuẩn với nước nóng trước khi sử dụng. Dù Quý khách có bị nấm miệng hay không, đây vẫn là lưu ý hết sức cần thiết giúp Quý khách bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Vi khuẩn tích tụ trên đồ dùng cá nhân không chỉ gây nấm miệng, mà còn có thể gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Cảm, nhiễm trùng,...

3.6. Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học giúp Quý khách nâng cao sức khoẻ, có thể phòng ngừa nấm miệng bằng sức đề kháng tự nhiên. Trong thực đơn hàng ngày, Quý khách hãy ưu tiên các món ăn có chứa nhiều Vitamin như: Sữa, rau xanh, thịt đỏ,....

Ngoài ra, Quý khách nên ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn, chống lại vi khuẩn và nấm gây hại. Ngoài ra, sữa chua còn rất tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh tim mạch và loãng xương, tăng cường hệ thống miễn dịch,...

>>> Xem thêm:

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Sau khi xác định nấm miệng có lây không, Quý khách cần điều trị bệnh lý này trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu kéo dài, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan nhanh chóng và tiến triển nặng hơn. Hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay hôm nay để được hỗ trợ thăm khám và điều trị khi bị nấm miệng.

Cách thức liên hệ:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp