Trang chủ / Kiến thức / TOP 3 PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RĂNG HÀM BỊ SÂU AN TOÀN, HIỆU QUẢ

TOP 3 PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RĂNG HÀM BỊ SÂU AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Răng hàm bị sâu là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của Quý khách, gây khó chịu, đau nhức và ê buốt răng trong thời gian dài. Tình trạng răng hàm bị sâu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả, biến chứng và ảnh hưởng tới các răng gần kề. Vậy, đâu là phương pháp trồng răng hàm bị sâu được khuyên dùng nhất? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý Top 3 phương pháp trồng răng hàm bị sâu an toàn, hiệu quả.

1. Vai trò của răng hàm đối với người trưởng thành

Răng hàm có cấu trúc xương cứng bao gồm thân răng và chân răng. Chân răng của răng hàm thường dài hơn để đảm bảo khả năng ăn nhai phù hợp. Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng nghiền nát thức ăn.

Do nhiệm vụ chính của răng hàm là đảm bảo chức năng ăn nhai nên có nguy cơ bị sâu nhiều hơn các răng khách. Quý khách có thể nhận biết được răng hàm bị sâu qua một số biểu hiện như: đau nhức, ê buốt răng, nhìn thấy phần răng hàm bị đen,...

1.1. Các mức độ sâu răng hàm

Tình trạng sâu răng thường được nhận biết qua 4 giai đoạn cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành. Trong giai đoạn này, tình trạng sâu răng chưa được nhận biết rõ ràng vì trên răng chỉ mới xuất hiện một số đốm trắng ngà, Quý khách chưa cảm thấy đau. 
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn xuất hiện những lỗ sâu. Thông thường, ở giai đoạn 2, các đốm trắng ngà trên răng sẽ dần chuyển màu thành các lỗ đen nhỏ. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, sâu răng sẽ tấn công vào ngà răng và lan rộng dần. Quý khách sẽ cảm thấy ê buốt răng và đau nhức khi ăn nhai.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn sâu răng tác động đến tủy răng. Khi những lỗ đen nhỏ lan tới tủy răng và cả những chân răng bên cạnh, Quý khách sẽ cảm thấy đau nhức rõ ràng hơn, ngay cả khi không ăn nhai.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn răng sâu tổn thương. Trong giai đoạn này, tủy răng của Quý khách đã bị ăn mòn, viêm nhiễm diễn ra nghiêm trọng, lan sang cả nướu và sẽ bắt buộc phải điều trị ngay. 

răng hàm bị sâu

Răng hàm bị sâu và đứng trước nguy cơ bị hoại tử tuỷ

>>> Xem thêm:

Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào?

1.2. Vì sao nên nhổ bỏ răng hàm bị sâu và trồng lại răng mới?

Răng hàm bị sâu sẽ gây đau nhức, khó chịu trong thời gian dài. Nếu Quý khách không chữa trị sớm, sâu răng có thể làm mất răng vĩnh viễn. Trong trường hợp răng hàm bị sâu nghiêm trọng, Quý khách buộc phải nhổ bỏ và cần phục hình răng đã nhổ trong thời gian sớm nhất.

  • Răng hàm không hoạt động hoặc bị mất sẽ giảm khả năng ăn, nhai, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. 
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu, viêm nha chu.
  •  Làm phát sinh các bệnh lý như lệch khung xương hàm, lệch khớp cắn,...
  • Gây mất thẩm mỹ nụ cười.

>>> Xem thêm:

Răng hàm bị sâu có nên nhổ hay không?

2. Top 3 phương pháp trồng răng hàm bị sâu hiệu quả, an toàn

Hiện nay, 3 phương pháp trồng răng hàm bị sâu hiệu quả, an toàn nhất phải kể đến chính là:

  • Sử dụng hàm tháo lắp.
  • Sử dụng cầu răng sứ. 
  • Sử dụng phương pháp cấy ghép Implant.

2.1. Trồng răng hàm bị sâu bằng cách sử dụng hàm tháo lắp

Sử dụng hàm tháo lắp là một trong những phương pháp thay thế răng hàm bị mất đã có từ lâu. Hàm tháo lắp được dùng cho nhiều trường hợp, nhất là khi Quý khách bị mất nhiều răng.

hàm giả tháo lắp

Một ví dụ về hàm giả tháo lắp

2.1.1. Phân loại hàm răng giả tháo lắp

Hiện tại trên thị trường có 3 hàm răng giả tháo lắp có thể thay thế cho răng hàm bị mất bao gồm:

  • Hàm răng giả nhựa dẻo
  • Hàm răng giả khung kim loại
  • Hàm răng giả tháo lắp trên Implant

Tùy vào nhu cầu cá nhân, Quý khách có thể lựa chọn hàm răng giả tháo lắp phù hợp.

2.1.2. Ưu và nhược điểm của hàm tháo lắp

Một số ưu điểm của hàm tháo lắp là:

  • Chất liệu an toàn.
  • Dễ vệ sinh do có thể tháo trực tiếp răng hàm giả ra để vệ sinh kỹ càng.
  • Chi phí thấp.

Một số nhược điểm của hàm tháo lắp:

  • Lực ăn nhai yếu.
  • Độ bền thấp.
  • Không ngăn chặn được tiêu xương hàm.
  • Tính thẩm mỹ không cao.
  • Mất nhiều thời gian vệ sinh và tháo lắp.
  • Cần tới bác sĩ kiểm tra định kỳ để tránh xuất hiện tình trạng tổn thương nướu nếu bị lệch

2.2. Trồng răng hàm bị sâu bằng cách sử dụng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng tức thì, cực kỳ phù hợp khi Quý khách có nhu cầu trồng răng trong thời gian ngắn.

trồng răng hàm bị sâu bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ khắc phục răng bị mất vĩnh viễn nhưng không thể ngăn chặn tiêu xương hàm

2.2.1. Quy trình lắp cầu răng sứ

Cầu răng sứ được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng ở vị trí 2 răng kế bên răng sâu đã mất.
  • Một chiếc cầu răng bằng sứ sẽ được lắp lên vị trí vừa mài. Răng sứ ở 2 bên có chức năng như 2 chiếc trụ và răng giả sẽ nằm ở giữa 2 răng này.

2.2.2. Ưu và nhược điểm của cầu răng sứ

Ưu điểm của cầu răng sứ:

  • Thời gian thực hiện ngắn, hiệu quả thấy được tức thì chỉ sau từ 2 đến 3 ngày.
  • Màu sắc của răng giả y như răng thật.
  • Đảm bảo được chức năng ăn nhai cơ bản.

Nhược điểm của cầu răng sứ:

  • Độ bền thấp.
  • Không ngăn được hiện tượng tiêu xương hàm.

2.3. Trồng răng hàm bị sâu sử dụng phương pháp cấy ghép Implant

Trồng răng hàm bị sâu sử dụng phương pháp cấy ghép Implant được coi là một trong những phương pháp trồng răng tân tiến, an toàn và hiệu quả nhất.

Khi lựa chọn phương pháp Implant, bác sĩ sẽ tích hợp trụ Implant và xương hàm để tạo nên một chiếc răng giả hoàn chỉnh.

Mời Quý khách lắng nghe chia sẻ của chú Lạc sau khi cấy ghép Implant tại nha khoa Tâm Đức Smile

2.3.1. Quy trình cấy ghép Implant

Thông thường, quy trình trồng răng hàm bị sâu sử dụng phương pháp cấy ghép Implant gồm 7 bước:

  • Thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ
  • Chụp phim xương hàm để bác sĩ thiết lập phác đồ điều trị phù hợp
  • Xét nghiệm
  • Thực hiện cắm trụ cấy ghép Implant, đặt trụ Implant vào xương hàm
  • Chờ vị trí đặt trụ Implant lành để tạo lớp nền vững chãi cho răng sứ. Giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ 3-6 tháng, tùy cơ địa của Quý khách 
  • Tái khám sau khi trụ Implant lành, tiếp tục chờ thêm 3 tuần để bác sĩ có thể gắn răng sứ lên trụ Implant.
  • Kiểm tra răng sau khi cấy ghép. Thời gian cấy ghép Implant không cố định mà tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng khung xương, tình trạng nướu, số lượng răng và kỹ thuật cấy ghép của bác sĩ.

>>> Xem thêm: 

Quy trình cấy ghép Implant được thực hiện như thế nào?

2.3.2. Ưu điểm của cấy ghép Implant

Ưu điểm của cấy ghép Implant:

  • Tính thẩm mỹ cao, giống răng thật nhất
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường
  • Hạn chế tối đa lệch khung xương hàm, ngăn chặn tiêu xương hàm hiệu quả
  • Độ bền cao

>>> Xem thêm: 

Chi phí cấy ghép Implant tại nha khoa Tâm Đức Smile

Như vậy, bài viết đã gợi ý Top 3 phương pháp trồng răng hàm bị sâu an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên một số những thông tin cần biết liên quan đến quy trình trồng răng. Hy vọng quý khách sẽ sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp với hàm răng của mình. Quý khách có bất kì thắc mắc gì về vấn đề răng miệng hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được tư vấn nhanh nhât.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp