Trang chủ / Kiến thức / RĂNG NANH LÀ GÌ? SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA RĂNG NANH

RĂNG NANH LÀ GÌ? SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA RĂNG NANH

Trên cung hàm, răng nanh là chiếc răng đặc biệt, có ảnh hưởng đến các đường nét trên khuôn mặt. Để tìm hiểu rõ hơn răng nanh là gì, có đặc điểm và vai trò như thế nào, Quý khách hãy theo dõi thông tin ngay sau đây.

1. Răng nanh là gì?

Răng nanh còn được gọi là răng số 3 (được tính từ răng cửa vào). Răng nanh thường có phần thân dày và dài, mặt nhai nhọn hơn các răng còn lại. Một người trưởng thành sẽ có tất cả 4 chiếc răng nanh, chia đều cho cả 2 hàm trên và dưới.

Răng nanh được đánh giá là chiếc răng ổn định nhất vì có thân răng dài và khỏe, cố định chắc chắn trong xương hàm. Ngoài ra, vì có độ nhô thay đổi theo chiều từ ngoài vào trong, nên răng nanh có khả năng tự bảo vệ tốt.

2. Các đặc điểm nhận biết răng nanh

Để biết chính xác răng nanh là gì, Quý khách cần tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của răng nanh. Khi so sánh với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng nanh có sự khác biệt rõ rệt về cả hình dáng lẫn cấu tạo.

2.1. Về hình dáng

Răng nanh là chiếc răng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa nhóm răng cửa và răng hàm, vì vậy hình dáng có sự giao thoa giữa 2 nhóm răng. Cụ thể như sau:

  • Hình dáng răng nanh vừa có nét tương đồng với răng cối nhỏ, vừa tương đồng với răng cửa.
  • So với răng cối, răng nanh có phần thân mỏng hơn, nhưng dày hơn răng cửa.
  • Răng nanh có mặt nhai dáng nhọn và sắc như răng cối, nhưng hình dáng lại mỏng như phần rìa răng cửa.

hình ảnh giải đáp thắc mắc răng nanh là gì

Răng nanh có hình dáng khác biệt so với các răng còn lại

2.2 Về cấu tạo

Tương tự với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng nanh có cấu tạo gồm 3 phần cơ bản: Men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng

Là phần bao bọc toàn bộ thân răng nanh và cứng nhất. Men răng được cấu tạo từ 96% chất vô cơ và 1% chất hữu cơ, 3% còn lại là nước.

  • Ngà răng

Là lớp kế tiếp men răng, có màu hơi vàng và tính xốp. Ngà răng được cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% nước. Bên trong ngà răng có chứa buồng tủy và ống tủy răng.

  • Tủy răng

Là thành phần trong cùng của răng nanh, có chứa các sợi thần kinh, mạch máu và các mô liên kết. Răng nanh có 1 ống tủy, đây cũng chính là nguồn sống của răng.

3. Vai trò của răng nanh

Thông qua việc tìm hiểu vai trò của răng nanh, Quý khách sẽ có thêm thông tin để hoàn thiện khái niệm răng nanh là gì. Là chiếc răng đặc biệt trên cung hàm, răng nanh đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác nhau.

3.1. Vai trò thẩm mỹ

Khi Quý khách cười, 4 chiếc răng nanh ở 4 góc sẽ lộ ra, vì vậy răng nanh có vai trò rất quan trọng trong thẩm mỹ nụ cười. Răng nanh còn góp phần quyết định các đường nét trên khuôn mặt. Những chiếc răng này được coi là chân trụ của cung răng, hỗ trợ định hình cơ mặt.

3.2. Vai trò nhai và xé thức ăn

Với phần mặt nhai nhọn và sắc cùng khả năng chịu lực tốt, răng nanh sẽ giúp Quý khách dễ dàng nhai và xé thức ăn. Như vậy, răng nanh đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong ăn nhai.

tác dụng của răng nanh

răng nanh có tác dụng gì

vai trò của răng nanh

3.3. Vai trò cân đối cung răng

Răng nanh có vị trí mọc đặc thù trên cung hàm, nằm trong khoảng 1/4 cung hàm nên được đánh giá là điểm tựa của toàn bộ cung răng. Hình dáng răng nanh cân đối sẽ giúp khuôn mặt hài hoà hơn.

3.4. Vai trò giảm động lực nguy hại

Với độ dài lý tưởng và đặc điểm hoạt động như bộ giảm chấn động mạnh, răng nanh sẽ hỗ trợ giảm thiểu các tác động lực nguy hại. Nhờ đó, sức khỏe răng miệng của Quý khách sẽ được đảm bảo tốt hơn.

4. Răng nanh trong nhân tướng học có ý nghĩa gì?

Tìm hiểu răng nanh là gì chỉ thông qua khía cạnh khoa học vẫn chưa là góc nhìn tổng quan nhất. Quý khách có thể hiểu hơn về răng nanh ở góc nhìn thú vị hơn, đó chính là nhân tướng học.

Răng nanh trong nhân tướng học là đặc điểm để nhận biết những người thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát, luôn được mọi người xung quanh chú ý. Những người có răng nanh trắng sáng và khuôn miệng đẹp sẽ thành công sớm, đặc biệt khi theo đuổi nghệ thuật.

Răng nanh ở đàn ông và phụ nữ cũng sẽ mang đến những sự khác biệt nhất định về tính cách, sự nghiệp và tình duyên.

4.1. Răng nanh ở đàn ông

Trong nhân tướng học, đàn ông có răng nanh thường hoạt bát và nhanh nhẹn, dồi dào năng lượng tích cực. Những người đàn ông này đam mê khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, có tính sáng tạo và tài lãnh đạo.

Đàn ông có răng nanh rất thông minh, có con đường sự nghiệp thuận lợi. Những người này luôn được nữ giới yêu mến, vì vậy đường tình duyên cũng suôn sẻ.

răng nanh là gì

răng nanh ở nam giới

dán răng nanh ở đàn ông

4.2. Răng nanh ở phụ nữ

Ở phụ nữ, răng nanh là đặc điểm để nhận biết những cô nàng mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ dám làm. Những cô gái này thường gặp nhiều thuận lợi về sự nghiệp lẫn tình duyên. Ngoài ra, phụ nữ có răng nanh cũng rất tháo vát và đảm đang.

Phụ nữ có răng nanh luôn phấn đấu không ngừng nghỉ, nỗ lực để hoàn thành mọi việc tốt nhất. Những cô nàng này luôn chú trọng đến việc chăm sóc gia đình, vì vậy luôn có được đời sống hôn nhân hạnh phúc.

5. Có thay răng nanh hay không?

Răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc lên và thay thế răng nanh sữa khi Quý khách đến độ tuổi thích hợp. Thông thường, khi con người bước sang độ tuổi từ 10-12, quá trình thay răng nanh sẽ bắt đầu. Tuy nhiên, nếu răng nanh vĩnh viễn bị mất do tai nạn hoặc va đập, răng sẽ không thể mọc lại được nữa.

6. Có nên nhổ bỏ răng nanh hay không?

Sau khi biết răng nanh là gì, Quý khách đã có thể nắm được vai trò của răng nanh đối với sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt. Quý khách không nên nhổ bỏ răng nanh nếu không cần thiết, vì điều này sẽ làm cản trở việc cắn xé thức ăn.

Quý khách chỉ nên nhổ răng nanh trong những trường hợp cụ thể như sau:

  • Răng nanh bị sâu, bị viêm tủy ở mức độ nghiêm trọng.
  • Răng nanh bị lung lay, sứt mẻ, chấn thương không thể phục hồi.
  • Răng nanh mọc ở vị trí sai lệch, làm ảnh hưởng thẩm mỹ gương mặt và nụ cười.

khách hàng trồng lại răng nanh tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng trồng lại răng nanh tại nha khoa Tâm Đức Smile

Implant giúp Quý khách khôi phục răng nanh đã mất một cách hiệu quả

7. Cách để răng nanh luôn chắc khỏe

Cách thức chăm sóc răng nanh tương tự so với những chiếc răng khác trên cung hàm. Để răng nanh luôn chắc khỏe, Quý khách cần đảm bảo chế độ chăm sóc và vệ sinh, ăn uống khoa học và thăm khám nha khoa định kỳ.

  • Hãy đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ cặn thức ăn dư thừa trong kẽ răng.
  • Không nên sử dụng thực phẩm có hàm lượng Acid cao để tránh làm mòn men răng.
  • Không dùng răng như 1 công cụ để mở nắp chai, khui bia, xé bao bì,...
  • Cạo vôi răng định kỳ để phòng tránh sâu răng và mất răng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Như vậy, các thông tin vừa đề cập đã giúp Quý khách hiểu rõ hơn răng nanh là gì và các vấn đề có liên quan. Khi sở hữu một chiếc răng nanh đẹp, Quý khách sẽ trở nên tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như khả năng ăn nhai. Với bất kỳ vấn đề nào cần được hỗ trợ, Quý khách hãy liên hệ ngay với nha khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị đúng cách.

Quý khách có bất kì thắc mắc gì về vấn đề răng miệng hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp