Trang chủ / Kiến thức / TRẺ EM BỊ NẤM MIỆNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ

TRẺ EM BỊ NẤM MIỆNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ

Trong những bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ, nấm miệng là loại bệnh thường gặp nhất. Trẻ bị nấm miệng có thể tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí chuyển biến nặng nếu không được điều trị sớm. Vậy nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Bác sĩ điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ như thế nào? Mời Quý khách cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Nấm miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nấm miệng là bệnh lý dễ lây lan, trẻ em dưới 1 tuổi có sức đề kháng kém rất dễ mắc phải. Biểu hiện đầu tiên của bệnh chính là lưỡi xuất hiện những đốm tròn trắng nhỏ. Lâu dần, chúng sẽ lan rộng ra cả khoang miệng, lưỡi, má, vòm họng, môi của trẻ. 

Nấm miệng ở trẻ em tiến triển qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn nhẹ: Ở giai đoạn này, nấm miệng chỉ tồn tại bên trong khoang miệng. Biểu hiện của chúng bao gồm: Miệng trẻ bị khô và nứt nẻ, xuất hiện mảng trắng ở môi, lưỡi, má trong và vòm họng. Nấm miệng lan nhanh và làm trẻ khó chịu, diễn tiến đến viêm họng, mất vị giác, bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc.
  • Giai đoạn nặng: Ở giai đoạn này, nấm miệng đã lan rộng tới nhiều cơ quan như: Hầu họng, dạ dày, thực quản, cơ quan tiết niệu, sinh sản, hậu môn,… Trẻ có biểu hiện đầy hơi, trào ngược dạ dày tiêu chảy, khó thở.

Như vậy, xét theo 2 giai đoạn của nấm miệng có thể thấy đây là một bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu Quý khách kịp thời phát hiện và điều trị bệnh cho trẻ, trẻ sẽ nhanh khỏi và không gặp biến chứng. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến nặng thì có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh lý khá nguy hiểm

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm

>>> Xem thêm: 

Bật mí dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị dứt điểm

2. Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em

Nguyên nhân trực tiếp gây nấm miệng ở trẻ em là do nấm Candida. Trong điều kiện bình thường, chúng tồn tại cân bằng với các loại vi sinh vật khác trong khoang miệng. Khi sức đề kháng của trẻ giảm, chúng bắt đầu sinh sôi và phát triển mạnh thành bệnh.

2.1. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Ở bất kỳ độ tuổi nào, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Từ đó tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển và gây hại. Đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện nên càng dễ bị tác động hơn.

2.2. Đề kháng của trẻ kém

Như đã chia sẻ ở trên, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu, do đó khả năng đề kháng cũng sẽ kém hơn. Với những trẻ sinh non, nhẹ cân, còi cọc….vi khuẩn, nấm càng dễ dàng phát triển và tấn công vào cơ thể. Theo nghiên cứu, những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng hay đang điều trị bệnh hen suyễn bằng corticoid có nguy cơ mắc nấm miệng rất cao.

2.3. Nhiễm nấm từ mẹ

Nấm miệng ở trẻ em có thể do lây nhiễm từ mẹ. Nếu trong khi mang thai mẹ bị nấm sinh dục, qua quá trình sinh thường cũng lây nhiễm nấm cho bé. Mặt khác, nếu mẹ bị nhiễm nấm sau sinh cũng có thể lây sang bé thông qua đầu vú mỗi lần bú sữa.

2.4. Vệ sinh kém

Khi cho bé bú mẹ hay uống sữa xong, nếu ba mẹ không làm sạch miệng, lưỡi cho bé sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm bệnh sinh sôi. Nếu bé thường xuyên ngậm ti giả, bú bình trong khi những vật dụng này không được vệ sinh cẩn thận cũng có nguy cơ mắc bệnh.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Cách chữa nấm miệng cho trẻ em hiệu quả

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nấm miệng nào ở trẻ, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị. Dưới đây là những cách điều trị nấm miệng cho trẻ em đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

3.1. Điều trị bằng thuốc

Trẻ bị nhiễm nấm nặng, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng nấm như Miconazole hay Nystatin.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Quý khách vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó tiến hành quấn gạc xung quanh ngón tay và nhúng vào nước sôi để nguội. Cách này giúp làm mềm bông gạc để tránh gây tổn thương cho bé.
  • Bước 2: Chấm gạc vào phần thuốc chống nấm với liều lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ. Tiến hành đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vòm miệng và lưỡi từ ngoài vào trong để bé không bị nôn trớ.

Ngoài 2 loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng nấm dạng gel. Tuy nhiên, việc dùng thuốc dạng gel cần đảm bảo thận trọng để không làm tắc nghẽn cổ họng của trẻ, nhất là với trẻ sơ sinh. Quý khách cũng cần lưu ý, chỉ sử dụng các loại thuốc kháng nấm này trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc cần đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.

3.2. Điều trị tại nhà bệnh nấm miệng ở trẻ em

Nếu nấm miệng đang ở giai đoạn 1, Quý khách có thể điều trị nấm miệng cho trẻ ngay tại nhà thông qua phương pháp như:

  • Đánh tưa miệng: Quý khách nên tiến hành việc đánh tưa miệng cho bé trước khi ăn để bé không bị nôn trớ.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Chú trọng việc vệ sinh tay và đồ dùng cá nhân của bé sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Cách điều trị bệnh nấm miệng cho trẻ em đơn giản tại nhà

Cách phòng ngừa bệnh nấm miệng cho trẻ em đơn giản tại nhà

Quý khách không nên cạy những đốm trắng xuất hiện trên lưỡi của bé vì điều này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng. Ngoài ra, không nên áp dụng các mẹo dân gian như dùng rau ngót, mật ong, cỏ mực để rơ lưỡi cho bé. Nguyên nhân là vì trong những loại nguyên liệu này có thể tồn tại các loại nấm gây hại đến trẻ.

Sau khi khỏi bệnh, những vết loét do do nấm miệng sẽ dần biến mất, tuy nhiên chúng có thể tái nhiễm trở lại. 

Quý khách lưu ý:

  • Nên cho bé uống đủ nước theo thể trạng cũng như độ tuổi để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Giúp bé vệ sinh khoang miệng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày.Thường xuyên rơ lưỡi cho bé để đảm bảo vi khuẩn không thể trú ngụ và gây bệnh. 
  • Lau rửa thật sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.
  • Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với nhiều người để phòng ngừa bệnh nấm miệng cũng như các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Quý khách nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh đó là giữ gìn không gian sống sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước an toàn cho việc chế biến thức ăn và vệ sinh răng miệng cho bé.

>>> Xem thêm:

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Như vậy, nấm miệng ở trẻ em hoàn toàn không phải là một tình trạng nguy hiểm nếu Quý khách phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để phòng tránh nấm miệng cho trẻ, Quý khách hãy hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng và duy trì điều đặn mỗi ngày. Ngay khi gặp vấn đề về răng miệng, Quý khách hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để bác sĩ tư vấn miễn phí.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp