Trang chủ / Kiến thức / VIÊM CHÂN RĂNG CÓ MỦ NGUY HIỂM KHÔNG? NẶN MỦ Ở CHÂN RĂNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

VIÊM CHÂN RĂNG CÓ MỦ NGUY HIỂM KHÔNG? NẶN MỦ Ở CHÂN RĂNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Viêm chân răng có mủ là một loại bệnh về răng miệng có thể xảy ra ở tất cả mọi người từ trẻ nhỏ tới người trưởng thành. Dấu hiệu nhận biết loại bệnh này là ở phần nướu chân răng có xuất hiện cục mụn sưng to, ấn đau, nhìn kỹ thấy có dịch vàng bên trong,... Viêm mủ rất nguy hiểm và cần được xử lý kịp thời bằng cách lấy mủ, dùng thuốc, chữa tủy,...

1. Hiểu rõ hơn về viêm chân răng có mủ

Theo các bác sĩ phân tích, viêm chân răng có mủ là bệnh về răng miệng do nhiễm trùng nướu (lợi) hoặc tủy răng bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập. Khi bị viêm mủ chân răng, các biểu hiện đau nhức xung quanh khoang miệng thường xuyên xuất hiện. Các cơn đau âm ỉ, kéo dài lan dần từ vị trí răng viêm tới toàn hàm khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Chúng ta sẽ cảm thấy có vật thể cộm ở phía chân răng, phần lợi chân răng bị sưng tấy, mưng mủ dễ nhận thấy bằng mắt thường. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm mà kích thước ổ mủ to, nhỏ khác nhau. 

2. Có nên nặn mủ ở chân răng bị viêm không?

Các chuyên gia về răng khuyến cáo chúng ta không nên nặn mủ viêm ở chân răng. Nếu bạn tự ý nặn mủ tại nhà mà không có sự hướng dẫn của các bác sĩ sẽ làm máu và mủ chảy ra nhiều, không cầm được máu. 

Tay không được vệ sinh sạch sẽ khi nặn mủ gây nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong chân răng. Từ đó gây ra các biến chứng liên quan tới nhiễm trùng máu, viêm mô tế bào cấp tính,...

Vì thế ngay khi bị viêm chân răng có mủ, bạn hãy tới nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để mủ sưng to sẽ khó xử lý và tốn chi phí hơn. 

viêm chân răng có mủ nguy hiểm không

Khi bị viêm chân răng có mủ, hãy tới nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời

3. Các cách điều trị viêm chân răng có mủ

Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại, viêm chân răng có mủ được các bác sĩ xử lý dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là 4 cách chữa viêm mủ chân răng được áp dụng nhiều nhất.

3.1. Loại bỏ mủ và ổ viêm tại nha khoa

Các bác sĩ thực hiện loại bỏ mủ ở nướu bằng cách chích rạch ổ viêm. Các bước thực hiện như sau:

  • Trước khi thực hiện chích mủ, các bác sĩ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh để cô lập, khoanh vùng ổ mủ nhiễm trùng.
  • Bác sĩ tiêm thuốc tê vào vị trí xung quanh ổ viêm chân răng có mủ. Sau đó, bác sĩ dùng dao mổ phẫu thuật nha khoa để rạch một đường nhỏ ngang ổ mủ viêm và hút dịch mủ ra.

Sau khi lấy mủ viêm, bác sĩ sử dụng dung dịch sát trùng để rửa vết thương và phủ gạc lên trên để thấm máu. Các kỹ thuật chích mủ cần sử dụng tới dụng cụ chuẩn y khoa, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn nên bạn không được tự ý chích mủ tại nhà.

3.2. Dùng thuốc để chữa viêm chân răng có mủ

Trong quá trình điều trị viêm chân răng có mủ, bạn cần sử dụng các loại thuốc có công dụng kháng viêm, chống sưng, chống phù nề. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng 5 loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng sinh: Công dụng thuốc kháng sinh là giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn gây viêm. Một số loại thuốc kháng sinh hay được sử dụng là: Penicillin, Erythromycin, Clindamycin, Azithromycin,...
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau để làm giảm tần suất cơn đau lại, giúp bạn ăn uống và vệ sinh dễ dàng hơn. Acetaminophen và Ibuprofen là 2 loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều nhất.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Đây là loại thuốc bạn cần sử dụng khi bác sĩ xử lý chích mủ viêm. Lidocaine và prilocaine là 2 loại thuốc giúp làm tê liệt dây thần kinh xung quanh ổ viêm chân răng có mủ, làm mất cảm giác đau nướu nhanh chóng.
  • Thuốc chống viêm Corticosteroid: Thuốc này bao gồm 2 loại prednisolon và dexamethason, giúp giảm đau, kháng viêm, giúp vết chích mủ mau lành. 

3.3. Chữa tuỷ răng và trám răng trong trường hợp răng bị hoại tử tuỷ

Viêm mủ quanh chân răng là nguyên nhân dẫn tới tủy răng bị tổn thương, gây chết tủy. Tủy răng có vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng, giúp răng phát triển ổn định. Khi tủy bị hoại tử, bác sĩ tiến hành xử lý loại bỏ tủy, hàn vào ống tủy chất hàn sau đó trám bít lại.

viêm chân răng có mủ nguy hiểm không

Viêm mủ quanh chân răng có thể dẫn tới tủy răng bị tổn thương, gây chết tủy

Răng sau khi lấy tủy trở nên yếu đi, dễ bị vi khuẩn tấn công nếu không được vệ sinh đúng cách. Vì vậy, các bác sĩ có thể tư vấn bạn chụp răng sứ để bảo vệ răng. Bọc sứ giúp bảo vệ phần răng còn lại, giúp chúng ta ăn nhai dễ dàng hơn, hạn chế sâu răng tiếp dẫn tới phải nhổ răng.

3.4. Nhổ bỏ răng nếu viêm nhiễm xảy ra nghiêm trọng

Tình trạng viêm chân răng có mủ diễn ra nghiêm trọng dần và lan rộng ra toàn chân răng làm nhiễm trùng tủy răng. Nó thường dẫn đến tiêu xương hàm, làm răng lung lay và mất răng. Nếu chiếc răng nhổ là răng sữa ở trẻ thì không đáng lo ngại, răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế. Nếu răng nhổ là răng vĩnh viễn, mất răng ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, gây mất thẩm mỹ và tác động xấu tới các răng khác.

Trường hợp này bác sĩ thường khuyên bạn nên trồng răng Implant. Đây là phương pháp cấy chân răng nhân tạo vào vị trí răng đã mất. Sau đó, chân răng Implant được chụp sứ lên bên trên cố định. Trồng răng Implant giúp cải thiện khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cao như răng thật, độ bền chắc chắn, ngăn ngừa tiêu xương hàm.

4. Phòng ngừa viêm chân răng có mủ

Viêm mủ chân răng là loại bệnh nguy hiểm, dễ xảy ra biến chứng sau khi lấy mủ nếu không kịp thời điều trị và xử lý đúng cách. Sau đây là nguyên nhân và hướng dẫn cách phòng ngừa viêm mủ chân răng.

4.1. Các nguyên nhân dẫn đến viêm chân răng có mủ

Chúng ta bị viêm mủ chân răng do nhiều nguyên nhân tác động. Sau đây là ba nguyên nhân chính dẫn tới viêm mủ chân răng.

4.1.1. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến sâu răng

Sau khi chúng ta ăn, các mảng bám thức ăn bám dính lên bề mặt răng. Vi khuẩn xâm nhập men răng, ngà răng, làm tổn thương tủy, tạo ra lỗ sâu to trên răng. Lỗ sâu phát triển càng lớn, răng càng yếu đi và gây nhiễm trùng chân răng, viêm chân răng có mủ.

Do đó, để ngăn ngừa vi khuẩn, bạn cần đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi đánh răng xong, bạn sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn sót lại và súc miệng nước muối. Nước muối có tính sát khuẩn, giúp khử mùi hôi, giảm sưng viêm hiệu quả.

viêm chân răng có mủ nguy hiểm không

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng

4.1.2. Nhiễm trùng xảy ra ở nướu, túi nha chu hoặc tủy răng

Nướu bị tổn thương gây sưng tấy, phù nề tạo ra kẽ hở giữa chân răng và nướu. Khi ăn uống, thức ăn rơi vào các kẽ hở, tích tụ lâu ngày sinh ra vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển nhanh tạo ra các ổ dịch mủ xung quanh chân răng, gây nhiễm trùng nướu, tủy răng. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm nhiễm trùng máu, tiêu xương răng.

4.1.3. Răng mọc lệch, mọc ngầm làm tăng nguy cơ bị viêm chân răng có mủ

Khi răng mọc không đồng đều, chen chúc, việc vệ sinh răng thường khó khăn hơn. Nếu chỉ sử dụng bàn chải thông thường, bạn khó làm sạch được các vị trí ngóc ngách nhỏ giữa các răng mọc lệch. Từ đó dẫn tới vệ sinh răng không sạch, gây viêm, nhiễm trùng có mủ.

Các răng mọc ngầm có thể khiến chúng ta gặp khó khăn khi nhai, chèn ép các chân răng khác làm răng mọc lệch, không đều. Răng mọc ngầm phát triển lớn đâm chọc trực tiếp vào nướu gây tổn thương, nhiễm trùng nướu.

4.2. Phòng tránh viêm chân răng có mủ

Viêm mủ quanh chân răng là bệnh về răng nguy hiểm và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm mủ chân răng bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên, loại bỏ thói quen xấu,...

4.2.1. Giữ vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa viêm mủ xung quanh chân răng quan trọng nhất.

  • Một ngày đánh răng tối thiểu 2 lần, mỗi lần trong 2 - 3 phút để loại bỏ sạch sẽ thức ăn dư thừa bám trên răng.
  • Thường xuyên thay bàn chải mới để đảm bảo hiệu quả đánh răng tốt nhất. Bạn ưu tiên chọn bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với hàm răng hoặc dùng bàn chải điện.
  • Máy tăm nước, chỉ nha khoa là những sản phẩm cần thiết hỗ trợ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt đối với những bạn niềng răng.

viêm chân răng có mủ nguy hiểm không

Chỉ nha khoa là dụng cụ chăm sóc răng miệng được bác sĩ nha khoa khuyên dùng

4.2.2. Bỏ các thói quen xấu làm hại răng

Các thói quen xấu có hại cho răng đó là sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cafe,... Các chất này không chỉ khiến răng ố vàng mà còn chứa các thành phần gây ăn mòn răng, làm hư tổn men răng, gây viêm chân răng có mủ. Khi bạn bị viêm hoặc nhiễm trùng nướu, đang trong quá trình điều trị mà sử dụng chất kích thích sẽ làm vết thương dễ viêm loét, khó hồi phục.

Thói quen thức khuya cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra người ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày thường ít bị các bệnh về viêm nướu hơn so với người ngủ ít. Vì vậy hãy loại bỏ ngay thói quen ngủ muộn để bảo vệ răng tốt hơn.

4.2.3. Tăng cường thực phẩm tốt cho răng và nướu

Chế độ ăn giàu dưỡng chất luôn tốt cho sức khỏe răng và nướu. Bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn của mình như sữa, trứng, phomai, ngũ cốc,... Các thực phẩm giàu vitamin D, vitamin A, chất đạm cũng cần được bổ sung vào thực đơn như các loại cá ngừ, cá hồi, cá chép, thịt,...

Đặc biệt, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Nước giúp duy trì độ ẩm trong miệng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm chân răng có mủ,...

viêm chân răng có mủ nguy hiểm không

Các thực phẩm giàu canxi sẽ rất tốt cho sức khỏe răng và nướu

4.2.4. Cạo vôi răng định kỳ

Cao răng là các mảng bám thức ăn đã được vôi hóa bởi hợp chất có chứa thành phần muối calcium phosphate trong nước bọt. Cao răng bám chặt ở chân răng, là nguyên nhân gây ra các bệnh về nướu, viêm nhiễm chân răng. Chúng ta không nên chờ cao răng có mới lấy mà hãy đi kiểm tra và lấy định kỳ 3 - 6 tháng/ một lần.

Viêm chân răng có mủ là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm trước khi xảy ra các biến chứng gây viêm tủy răng, tiêu xương răng. Bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay để điều trị sớm bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp