Trang chủ / Bài viết / 25+ CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP NHANH VỀ NIỀNG RĂNG TẠI NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE

25+ CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP NHANH VỀ NIỀNG RĂNG TẠI NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE

Trong nha khoa, niềng răng là phương pháp phổ biến, được áp dụng để cải thiện các tình trạng: Răng hô, răng thưa, răng móm, răng khấp khểnh,... Niềng răng giúp Quý khách có được nụ cười tự tin với hàm răng đều đặn. Xung quanh phương pháp này có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp, hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh răng, hỗ trợ dịch chuyển răng sai lệch bằng lực siết được tạo ra từ các khí cụ. Niềng răng giúp hàm răng của Quý khách đều đặn hơn, không còn bị hô, móm, bị thưa hay khấp khểnh,... 

Trong nha khoa có 3 hình thức niềng răng phổ biến:

  • Niềng răng mặt ngoài
  • Niềng răng mặt trong
  • Niềng răng trong suốt.

Mỗi phương pháp niềng răng khác nhau thích hợp với mức độ răng sai lệch khác nhau.

khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

2. Lợi ích có được khi niềng răng là gì?

Niềng răng giúp Quý khách cải thiện các khuyết điểm trên hàm răng, nắn chỉnh khung răng đều đặn, mang đến gương mặt hài hòa, thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, niềng răng cũng giúp Quý khách cải thiện sức khỏe răng miệng, các tật về phát âm nếu nguyên nhân là do răng sai lệch.

Như vậy, niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cuộc sống của Quý khách thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

trước và sau khi niềng răng khớp cắn đối đầu

trước và sau khi niềng răng khấp khểnh

>>> Xem thêm:

Niềng răng có tác dụng gì? Top 6 các lợi ích vượt trội niềng răng đem lại

3. Niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile có đau hay không?

Khi niềng răng, Quý khách sẽ cảm thấy căng tức tại 2 thời điểm. Một là, khi vừa cố định các khí cụ chỉnh nha trên thân răng. Hai là, khi bác sĩ điều chỉnh lực siết của khí cụ. Cảm giác đau khi niềng răng thực chất là sự căng tức, ê buốt do lực siết từ các khí cụ gây nên. 

Tùy vào cơ địa khác nhau của mỗi người mà mức độ đau khi niềng răng cũng không giống nhau. Cảm giác đau nhức khi niềng chỉ xuất hiện khoảng vài ngày đầu và nhanh chóng thuyên giảm, biến mất trong những ngày tiếp theo.

Tại nha khoa Tâm Đức Smile, bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn và lành nghề nên có thể giảm thiểu cảm giác khó chịu khi niềng răng. Quý khách có thể yên tâm hoàn toàn khi làm đẹp nụ cười của mình tại nha khoa Tâm Đức Smile.

cảm nhận của khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

cảm nhận của khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

cảm nhận của khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

4. Thời gian niềng răng kéo dài bao lâu?

Thời gian niềng răng cần duy trì khoảng 1-3 năm, tùy thuộc vào mức độ răng bị lệch và tình hình sức khỏe răng miệng của Quý khách. Ngoài ra, thời gian niềng răng cũng được quyết định bởi phương pháp niềng. Cụ thể như sau:

  • Niềng răng mắc cài kim loại cần khoảng 12 tháng - 24 tháng.
  • Niềng răng mắc cài sứ cần khoảng 12 tháng - 40 tháng.
  • Niềng răng trong suốt cần khoảng 9 tháng - 18 tháng.

Thời gian niềng răng cũng có thể thay đổi do thói quen sinh hoạt và chăm sóc răng miệng của Quý khách trong khi niềng. Chăm sóc răng miệng càng tốt, thời gian niềng răng càng ngắn, và ngược lại.

Mời Quý khách lắng nghe chia sẻ của khách hàng Cẩm Tú sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

5. Nên niềng răng trong những trường hợp nào?

Niềng răng được chỉ định trong các trường hợp sai lệch khớp cắn như sau:

  • Răng mọc chen chúc.
  • Răng hô, răng vẩu.
  • Răng thưa.
  • Răng móm.
  • Răng khớp cắn sâu.
  • Răng khớp cắn hở.
  • Răng khớp cắn chéo.
  • Răng khểnh. 

Sau khi niềng, hàm răng được cải thiện đáng kể, dần trở nên đều đặn, cân đối hơn.

các trường hợp Quý khách nên niềng răng

Các trường hợp Quý khách nên niềng răng

6. Độ tuổi nào thì có thể niềng răng?

Niềng răng có thể áp dụng cho mọi khách hàng, nhưng độ tuổi vàng niềng răng là 12-16 tuổi. Ở độ tuổi này, xương hàm đang phát triển nên dễ nắn chỉnh và định hình. Niềng răng ở độ tuổi này không cần nhổ răng, răng dịch chuyển nhanh chóng và mang đến kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Khách hàng từ 17 - 40 tuổi vẫn có thể niềng răng, nhưng cần có nhiều thời gian hơn để đạt được hiệu quả như mong đợi. Do xương hàm của người trưởng thành đã phát triển toàn diện, nên hiệu quả niềng răng khó để hoàn hảo như độ tuổi vị thành niên. Vì vậy, nếu răng của Quý khách bị sai lệch khớp cắn thì cần niềng răng càng sớm càng tốt.

độ tuổi vàng niềng răng

Quý khách nên niềng răng càng sớm càng tốt

7. Chi phí niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile là bao nhiêu?

Tại nha khoa Tâm Đức Smile, giá niềng răng trọn gói dao động từ 18.000.000 đồng tùy vào phương pháp niềng. Sau khi thăm khám và xác định mức độ sai lệch của răng, bác sĩ sẽ giúp Quý khách lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp.

>>> Xem thêm:

Bảng giá niềng răng - chỉnh nha tại nha khoa Tâm Đức Smile

8. Người niềng răng ăn uống theo chế độ như thế nào?

Quý khách cần ăn uống theo chế độ thích hợp để không làm bung tuột mắc cài, tránh tình trạng sụt giảm cân nặng hoặc má hóp. Theo khuyến nghị của bác sĩ, Quý khách đang niềng răng nên và không nên ăn các thực phẩm sau đây.

Thực phẩm nên ăn:

  • Thức ăn mềm, dễ nhai như: Cháo, súp, bánh bông lan,...
  • Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa: Phô mai, sữa chua, sữa tươi,...
  • Trứng và các món ăn được chế biến từ trứng: Trứng chiên, trứng luộc, trứng xào,...
  • Các loại rau củ và trái cây mềm: Xoài chín, dâu tây, khoai tây,...
  • Các loại ngũ cốc dinh dưỡng.
  • Các loại thịt và hải sản được nếu chín mềm: Thịt heo hầm, tôm, cá,...

Đây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của mắc cài. Vừa giúp Quý khách khỏe mạnh, vừa ổn định quy trình và hiệu quả chỉnh nha.

nhân viên tư vấn cho khách hàng sau khi niềng răng

nhân viên tư vấn cho khách hàng sau khi niềng răng

Thực phẩm không nên ăn:

  • Các thức ăn cứng, cần dùng nhiều lực khi nhai như: Hạt óc chó, mía, hạt dưa,...
  • Các thức ăn có dạng dẻo và bám dính: Kẹo cao su, kẹo mạch nha, kẹo dẻo,...
  • Những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Kem, nước đá, lẩu,...
  • Các thức ăn giòn, có nhiều vụn: Bánh tráng, bánh mì giòn,...
  • Các loại bánh kẹo và thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Những thực phẩm vừa nêu có thể làm bung tuột hoặc biến dạng mắc cài, trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng. Vì vậy, Quý khách cần hạn chế.

9. Khi niềng răng cần tái khám bao nhiêu lần?

Thời gian tái khám khi niềng răng sẽ phụ thuộc vào phương pháp niềng mà Quý khách lựa chọn. Nếu niềng răng bằng mắc cài, Quý khách nên tái khám khoảng 4 tuần 1 lần. Nếu niềng răng trong suốt, Quý khách nên tái khám khoảng 6 tuần 1 lần.

Tái khám đúng lịch khi niềng răng có vai trò rất quan trọng. Việc này giúp tiến trình chỉnh nha được diễn ra suôn sẻ, đúng theo phác đồ điều trị. Tại thời điểm tái khám, bác sĩ sẽ có thể theo dõi quá trình dịch chuyển của răng, gia giảm lực siết sao cho phù hợp nhất. Nếu không tái khám đúng định kỳ, kết quả niềng răng của Quý khách sẽ không như mong đợi.

các độ tuổi niềng răng

10. Khi niềng răng nên chăm sóc răng miệng như thế nào?

Để chăm sóc răng niềng hiệu quả, Quý khách cần:

  • Dùng loại bàn chải có lông mềm và kích thước vừa vặn với khoang miệng để không làm tổn thương nướu răng và mắc cài.
  • Dùng thêm bàn chải kẽ răng (dạng chữ I hoặc dạng chữ L) để làm sạch vị trí bị khuất mà bàn chải thông thường không thể chạm tới.
  • Dùng kem đánh răng có chứa Fluor giúp cho men răng chắc khỏe hơn. Hỗ trợ quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Quý khách cần chải răng tối thiểu 2 lần, nên chải răng theo chiều dọc và lưu ý làm sạch kỹ phần mắc cài. Quý khách cũng cần làm sạch phần lưỡi kỹ lưỡng.
  • Dùng nước súc miệng để đánh bay mảng bám và vi khuẩn tích tụ, bảo vệ răng niềng tốt hơn.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

11. Có những loại mắc cài niềng răng nào tại nha khoa Tâm Đức Smile?

Nha khoa Tâm Đức Smile cung cấp cho Quý khách 3 loại mắc cài khi niềng răng. Bao gồm: 

  • Mắc cài kim loại: Là sự lựa chọn lý tưởng cho Quý khách nếu hàm răng bị xô lệch nhiều, mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt với chi phí phải chăng. Tuy nhiên, loại mắc cài này không được đánh giá cao về thẩm mỹ khi niềng.
  • Mắc cài sứ: Mắc cài sứ có cơ chế hoạt động và cấu tạo tương tự mắc cài kim loại, nhưng chất sứ có màu sắc gần tương đồng với răng thật. Do đó, mắc cài sứ có thẩm mỹ tốt hơn, có độ đàn hồi tốt, mang lại kết quả chỉnh nha như mong đợi.
  • Khay niềng răng trong suốt: Là loại khí cụ niềng răng hiện đại, được đánh giá là phương pháp niềng răng tối ưu nhất. Đặc điểm nổi bật của khay niềng là dễ tháo lắp, tạo thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng và ăn uống. Tuy nhiên, Quý khách cần đảm bảo thời gian đeo niềng tối thiểu 20 giờ/ngày.

Mỗi loại mắc cài niềng khác nhau có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Nhưng nhìn chung, tất cả đều mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt, an toàn với sức khỏe của Quý khách.

Căn cứ vào mức độ lệch của răng, nhu cầu và khả năng tài chính, bác sĩ sẽ gợi ý sự lựa chọn phù hợp nhất cho Quý khách.

khách hàng niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

12. Khi niềng răng có bắt buộc phải nhổ răng hay không?

Quý khách cần nhổ răng khi niềng trong 1 số trường hợp được bác sĩ chỉ định. Cụ thể là:

  • Cung hàm có quá nhiều răng cần nhổ răng để tạo khoảng trống để sắp xếp răng đều đẹp hơn.
  • Răng bị hô hoặc móm cần nhổ răng trước khi niềng để có được kết quả chỉnh nha tốt nhất.
  • Răng mọc chen chúc, lộn xộn, mọc lệch cần nhổ răng trước khi niềng để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp các răng khác dễ dàng dịch chuyển.
  • Hàm răng bị lệch khớp cắn cần nhổ răng trước khi niềng, nhằm giúp cho quá trình chỉnh nha diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn.

Riêng với các trường hợp như: Răng thưa hoặc niềng răng cho trẻ em sẽ không cần nhổ răng mà chỉ cần mãi kẽ trước khi niềng. Như vậy, niềng răng có cần nhổ răng không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của Quý khách và chỉ định của bác sĩ.

trước và sau khi niểng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

trước và sau khi niểng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

trước và sau khi niểng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

>>> Xem thêm:

Niềng răng có cần nhổ răng không? 

13. Niềng răng có gây nguy hiểm gì hay không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Phương pháp này rất an toàn và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu niềng răng sai cách hoặc thực hiện tại nha khoa kém uy tín sẽ mang đến các tác hại sau:

  • Làm mất Canxi răng: Là hệ quả do Quý khách dùng nhiều thức ăn có chứa đường và Axit khi đang niềng răng, làm cho răng bị mài mòn, hao hụt khoáng chất Canxi. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ làm cho răng gãy vỡ, thậm chí là rụng vĩnh viễn.

  • Sâu răng: Răng niềng rất khó để vệ sinh, đặc biệt là những vị trí nằm khuất sâu trong hàm răng. Nếu Quý khách vệ sinh răng niềng không kỹ lưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng. Bệnh lý này có thể làm thay đổi kết quả niềng răng theo chiều hướng tiêu cực.

  • Phản ứng dị ứng: Là tác hại thường thấy nếu Quý khách có cơ địa nhạy cảm nhưng lại niềng răng mắc cài kim loại. Nên trước khi chỉnh nha, Quý khách cần chia sẻ với bác sĩ về vấn đề này, lựa chọn phương pháp niềng răng khác thích hợp hơn.

  • Tiêu biến chân răng: Là hậu quả xảy ra khi bác sĩ tay nghề kém, tạo lực siết răng quá mạnh khi niềng. Quý khách có thể nhận biết tình trạng này thông qua sự mài mòn của chân răng khi đang niềng.

  • Răng dịch chuyển về vị trí cũ: Nếu bác sĩ có tay nghề kém, không những không mang lại kết quả chỉnh nha tốt mà còn làm cho răng mọc lệch trở về vị trí cũ. Hậu quả này xuất phát bởi 2 nguyên nhân: Hoặc là do bác sĩ tạo lực siết răng quá mạnh, hoặc là do Quý khách đeo hàm duy trì không đủ thời gian.

Những tác hại vừa kể trên chỉ xuất hiện nếu Quý khách niềng răng tại các phòng khám không uy tín. Khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile, sức khỏe răng miệng và kết quả chỉnh nha của Quý khách luôn đúng như mong đợi.

khách hàng niềng răng mắc cài tại nha khoa Tâm Đức Smile

Quý khách hãy niềng răng đúng cách tại nha khoa Tâm Đức Smile

14. Niềng răng có làm hư hỏng răng không?

Niềng răng chủ yếu tạo lực siết để dịch chuyển răng sai lệch, không tác động vào cấu trúc của răng hoặc mô mềm xung quanh nên không làm hư răng. Nếu Quý khách cảm thấy răng bị yếu đi sau khi niềng, có thể là do niềng răng không đúng cách hoặc bác sĩ có tay nghề non kém.

Vì vậy, để quá trình niềng răng được diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao, Quý khách cần đến nha khoa uy tín, chất lượng.

>>> Xem thêm:

Niềng răng ở TPHCM - Vì sao nên lựa chọn nha khoa Tâm Đức Smile?

15. Niềng răng có làm cân nặng bị giảm không?

Thực chất, việc có bị sụt giảm cân nặng khi niềng răng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và thói quen ăn uống của Quý khách. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu chỉnh nha, cân nặng của Quý khách thường bị sụt giảm do cơ thể chưa thích ứng với mắc cài.

Nếu Quý khách nhận thấy trọng lượng cơ thể thay đổi khi niềng răng, hãy bắt đầu thay đổi từ chế độ ăn uống cho đến thói quen sinh hoạt. Sau khi cân bằng được thói quen ăn uống, cân nặng của Quý khách sẽ ổn định hơn.

khách hàng niềng răng mắc cài tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng mắc cài tại nha khoa Tâm Đức Smile

16. Niềng răng có làm cho má bị hóp lại hay không?

Các bác sĩ nhận định rằng: Niềng răng đúng cách không phải là nguyên nhân gây hóp má hoặc hóp thái dương. Sở dĩ Quý khách cảm thấy gương mặt ít căng đầy so với trước khi niềng răng là vì khớp cắn được điều chỉnh, ngũ quan cân đối hơn.

Ngoài trường hợp trên, nếu Quý khách nhận thấy má bị lõm, gương mặt hốc hác khi niềng răng thì cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám. Nguyên nhân có thể là vì:

  • Bác sĩ đã niềng răng thực hiện không đúng kỹ thuật.
  • Thời gian niềng răng không phù hợp.
  • Chăm sóc răng miệng sai cách trong lúc niềng răng.

>>> Xem thêm:

Niềng răng bị hóp má - Nguyên nhân và cách khắc phục 

17. Chỉ niềng 1 hàm răng có được không?

Đa số trường hợp không thể niềng răng 1 hàm, mà Quý khách cần phải niềng răng 2 hàm đảm bảo khớp cắn ổn định, nụ cười thẩm mỹ. Sự dịch chuyển vị trí của 1 hàm răng làm mất đi tương quan khớp cắn giữa hàm trên và dưới, làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai về sau.

Rất hiếm trường hợp có thể niềng răng 1 hàm. Cách thức này chỉ được áp dụng nếu hàm răng của Quý khách sai lệch ở mức độ cực kỳ nhẹ. Nhưng niềng răng không đơn thuần là cải thiện răng hô hay móm, mà còn điều chỉnh sự tương quan giữa 2 khớp cắn. Nên bác sĩ đều chỉ định niềng răng cả 2 hàm.

18. Quy trình niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile được thực hiện như thế nào?

Quy trình niềng răng đúng chuẩn được chia thành 5 bước cơ bản, bao gồm:

  • Bước 1: Thăm khám sức khỏe tổng quát và chụp X-quang để đánh giá tình hình sức khỏe và mức độ răng bị lệch của Quý khách.
  • Bước 2: Xây dựng và tư vấn phác đồ điều trị, lấy dấu răng để chế tác mắc cài hoặc khay niềng.
  • Bước 3: Cố định khí cụ niềng răng lên thân răng. Bác sĩ cần thao tác tỉ mỉ để không làm rơi mắc cài sau khi cắn.
  • Bước 4: Tái khám và theo dõi quá trình dịch chuyển của răng. Tuỳ vào phương pháp niềng răng, Quý khách cần thăm khám theo lịch khác nhau. Trong đó, niềng răng mắc cài tái khám khoảng 1 tháng 1 lần, niềng răng trong suốt tái khám khoảng 2 tháng 1 lần.
  • Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì sau khi răng đã được dịch chuyển về đúng vị trí có khớp cắn chuẩn. Quý khách cần đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để ổn định kết quả chỉnh nha.

Mời Quý khách xem qua những thay đổi khi niềng răng trong suốt tại nha khoa Tâm Đức Smile

19. Cần làm gì khi mắc cài niềng răng bị rơi?

Khi mắc cài niềng răng bị rơi hoặc bong tuột, Quý khách cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ điều chỉnh mắc cài. Trước đó, Quý khách có thể xử lý sơ bộ bằng cách cắt bỏ dây cung dư thừa để hạn chế cảm giác đau.

Bong tuột mắc cài và dây cung có thể làm cho niêm mạc miệng của Quý khách bị xước. Vì vậy, Quý khách cần nhanh chóng tìm cách khắc phục. Trong trường hợp không thể đến nha khoa ngay lập tức, Quý khách có thể gọi điện cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý tạm thời. Sau đó hãy nhanh chóng sắp xếp thời gian đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ trực tiếp.

20. Sau khi niềng răng xong cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Sau khi niềng răng hoàn tất, Quý khách cần tiếp tục đeo hàm duy trì trong khoảng 6-12 tháng. Mục đích của việc làm này là giúp răng ổn định chắc chắn ở vị trí mới, không bị dịch chuyển về vị trí cũ.

Tuy nhiên, thời gian đeo hàm duy trì có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Trong 3 tháng đầu tiên sau khi niềng răng, Quý khách cần đeo hàm duy trì 24/24. Sau khoảng thời gian này, thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm xuống còn 20 giờ/ngày. Càng về sau thì thời gian đeo hàm duy trì càng ngắn.

đeo hàm duy trì sau khi niềng răng

Thời gian đeo hàm duy trì tầm 6 - 12 tháng

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

21. Niềng răng có làm ảnh hưởng khả năng phát âm không?

Kết quả niềng răng thành công sẽ làm thay đổi giọng nói và khả năng phát âm của Quý khách theo chiều hướng tích cực. Sau khi niềng, Quý khách có thể phát âm tròn vành rõ chữ hơn, cải thiện được các khuyết điểm trong giọng nói trước đó. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây phát âm không chuẩn không phải do răng mà do lưỡi hoặc thanh quản, thì niềng răng không thể làm thay đổi giọng nói.

Ngoài ra, sự hiện diện của các khí cụ chỉnh nha trong khoang miệng sẽ gây ra 1 số trở ngại khi phát âm. Nhưng vấn đề này chỉ mang tính chất tạm thời, sẽ hoàn toàn biến mất sau khi gỡ bỏ khí cụ để hoàn tất quy trình chỉnh nha.

22. Kết quả niềng răng có duy trì mãi mãi không?

Sau khi niềng răng, Quý khách cần có cách chăm sóc răng miệng thích hợp để có thể duy trì kết quả thẩm mỹ lâu dài. Nếu không, răng có thể dịch chuyển về vị trí cũ, đặc biệt là sau khi vừa tháo khí cụ niềng răng. Theo đó, đeo hàm duy trì đúng cách, đúng thời gian và vệ sinh răng miệng khoa học là cách duy trì kết quả niềng răng mãi mãi.

khách hàng sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

23. Đang niềng răng có hôn được không?

Nhiều khách hàng lầm tưởng việc hôn nhau có thể làm cho khí cụ niềng răng bị xô lệch, làm ảnh hưởng kết quả chỉnh nha. Nhưng thực tế, khi niềng răng vẫn có thể hôn được bình thường.

Tuy nhiên, hôn nhau khi niềng răng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng điều này có thể được giải quyết nếu Quý khách biết hôn đúng cách. Quý khách cần lưu ý:

  • Lựa chọn thời điểm thích hợp, tốt nhất là 2 tuần sau khi gắn khí cụ lên thân răng. Khi Quý khách đã quen dần với sự hiện diện của các khí cụ trong khoang miệng thì có thể hôn nhau lần đầu kể từ thời điểm đeo niềng.
  • Nên chọn cách hôn phù hợp để hạn chế gây tổn thương đến răng và lưỡi.
  • Quý khách nên thoa sáp nha khoa trước khi hôn để hạn chế va chạm tại các vị trí sắc nhọn của mắc cài. Lưu ý này giúp tránh tình trạng làm tổn thương mô mềm.

24. Khi niềng răng có thể chơi thể thao không?

Chơi thể thao là 1 thói quen tốt, vì vậy Quý khách không nên trì hoãn vì bất kỳ lý do nào. Trong khi niềng răng, Quý khách vẫn có thể chơi thể thao bình thường mà không phải lo ngại làm ảnh hưởng kết quả chỉnh nha.

Tuy nhiên, Quý khách cần đặc biệt lưu ý đến 1 số bộ môn đặc biệt như Boxing hoặc đá bóng. Vì những va chạm trực tiếp có thể làm cho mắc cài bị ảnh hưởng, làm răng dịch chuyển sai lệch.

25. Niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile cho kết quả như thế nào?

Niềng răng không chỉ giúp cho Quý khách sở hữu hàm răng đều đặn, mà còn mang đến nụ cười tươi tắn, khuôn mặt cũng cân đối hơn.

  • Sau khi niềng, 2 hàm răng được ổn định tại vị trí tương quan, các khuyết điểm trước đó được cải thiện giúp cho cơ mặt được thư giãn. Nhờ đó, gương mặt của Quý khách cân đối và đúng tỷ lệ hơn.
  • Sau khi niềng cho răng hô hoặc răng vẩu, phần môi được thu vào, tạo cảm giác mũi cao và thon gọn hơn.
  • Kết quả niềng răng có thể giúp cho mặt lệch được cân xứng hơn.
  • Sau khi răng dịch chuyển về vị trí mong muốn, xương ổ răng và tỷ lệ khuôn mặt được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thực tế đã ghi nhận nhiều khách hàng có được “góc nghiêng thần thánh” sau khi niềng răng.

khách hàng trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng trước và sau khi niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

26. Có những trường hợp niềng răng xong vẫn xấu là vì sao?

Thực tế, không phải lúc nào niềng răng cũng mang lại hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi. Có rất nhiều trường hợp niềng răng xong vẫn xấu được ghi nhận. Và vấn đề này có thể là do 1 trong các nguyên nhân sau đây:

  • Do bác sĩ niềng răng không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm, xây dựng phác đồ điều trị sai lệch. Bác sĩ kém tay nghề có thể tạo lực siết không đủ hoặc quá mạnh, tháo niềng quá sớm, làm cho kết quả chỉnh nha không như mong đợi.
  • Do Quý khách không tái khám đúng định kỳ khi niềng răng, làm cho bác sĩ không thể theo dõi quá trình răng dịch chuyển.
  • Do Quý khách chăm sóc răng niềng sai cách, không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường xuyên ăn thức ăn quá dai hoặc quá cứng làm cho khí cụ chỉnh nha bị biến dạng, vệ sinh răng không kỹ lưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Do không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng răng, làm cho răng dịch chuyển về vị trí cũ. Nếu Quý khách bỏ qua công đoạn chỉnh nha cuối cùng này, kết quả thẩm mỹ sẽ không như mong đợi.

Vừa rồi là lời giải đáp của nha khoa Tâm Đức Smile cho tất cả các thắc mắc về phương pháp niềng răng của Quý khách. Nếu Quý khách có thắc mắc cần được giải đáp thêm, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để cùng trao đổi với bác sĩ. Quý khách có nhu cầu niềng răng hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí.