Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
HÀM RĂNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CÓ BAO NHIÊU CÁI? PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG
1. Hàm răng người trưởng thành có bao nhiêu cái?
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, Quý khách cần hiểu rõ hàm răng người trưởng có bao nhiêu cái. Hàm răng ở người trưởng thành có 32 chiếc răng, bao gồm:
- 8 răng cửa chia đều cho hàm trên và hàm dưới.
- 4 răng nanh, hàm trên và hàm dưới đều có 2 răng nanh.
- 8 răng tiền hàm.
- Trong cùng của khoang miệng là 12 răng hàm.
Vị trí răng của người trưởng thành
Tuy nhiên, không phải ai cũng có 32 chiếc răng, có nhiều hay ít răng tùy theo thể trạng mỗi người.
Trong số 32 chiếc răng, răng hàm có kích cỡ lớn vì có vai trò chủ đạo là nhai thức ăn. Người trưởng thành có tổng cộng 12 chiếc răng hàm, bao gồm cả 4 răng khôn. 4 răng không sẽ xuất hiện sớm hay muộn tùy theo thể trạng của mỗi người. Tuy nhiên, sau 18 tuổi, tất cả các răng trong hàm dần phát triển hoàn thiện, để lại ít khoảng trống cho răng khôn mọc lên. Đây là nguyên nhân chính làm cho răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu mọc răng khôn ở người lớn và cách xử lý
2. Trẻ nhỏ có bao nhiêu cái răng?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng, hoặc răng mọc muộn nhất là vào năm trẻ 1 tuổi. Trẻ nhỏ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa, tất cả sẽ mọc hoàn thiện khi trẻ 3 tuổi.
Tùy thuộc vào cơ thể trẻ mà quá trình mọc răng diễn ra nhanh hoặc chậm. Khi trẻ đủ 5 tuổi, quá trình chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn bắt đầu diễn ra.
Hàm răng của trẻ nhỏ
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Phân loại răng và chức năng của chúng
Các nhà nghiên cứu đã xác định người trưởng thành có 4 loại răng vĩnh viễn: Răng cửa, răng nanh, răng hàm và răng tiền hàm.
3.1. Răng cửa
- Là loại răng dễ nhìn thấy và dễ nhận biết nhất khi nói về hình thể răng .
- Người trưởng thành có đầy đủ 2 răng cửa ở hàm trên và 2 răng cửa ở hàm dưới.
3.2. Răng nanh
- Răng nanh có hình dáng nhọn hơn các loại răng khác.
- Mỗi người đều có 4 chiếc răng nanh. Chúng nằm ở các vị trí góc phần tư trong khoang miệng: hàm trên 2 chiếc và hàm dưới 2 chiếc.
- Ngoài chức năng nhai và nghiền thức ăn, răng nanh còn có vai trò tạo hình và nâng đỡ khuôn mặt.
3.3. Răng hàm
- Nằm ở sâu bên trong khoang miệng.
- Đây là nơi mà hơn 90% quá trình nhai diễn ra. Răng hàm là răng nhai chính giúp nghiền nát thức ăn trước khi đến cơ quan tiêu hoá tiếp theo.
- Người trưởng thành có 12 răng hàm: 3 răng ở mỗi góc phần tư khoang miệng: 6 răng ở hàm trên và 6 răng ở hàm dưới
- Răng khôn cũng là răng hàm, và người trưởng thành có tối đa 4 răng khôn. Nên ở một số người, nếu đã nhổ răng khôn hoặc khi sinh ra đã không có răng khôn thì khoang miệng có tổng cộng 8 chiếc răng hàm.
3.4. Răng tiền hàm
- Răng tiền hàm là loại răng nằm ở giữa răng nanh và răng hàm. Vì vậy, chúng cũng có những đặc điểm của cả 2 loại răng này.
- Răng tiền hàm giúp xé, nghiền nhỏ thức ăn để dễ nuốt hơn.
4. Hình thể răng của người trưởng thành
Một chiếc răng hoàn chỉnh sẽ bao gồm 3 phần chính: Thân răng, cổ răng và chân răng.
Hình thể 1 chiếc răng hoàn chỉnh
4.1. Thân răng
Thân răng là phần răng nhô ra khỏi nướu, có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Men răng: Hình thành từ các hợp chất muối vô cơ: MgCO3, Clorua, Florua, Sunfat Natri, Kali Lysin Arginin và Axit Amin Histidine,... Thông thường, men có màu trong và bị chuyển sang màu xám, vàng, nâu, đen,… khi tiếp xúc với thức ăn, các chất kích thích lâu ngày.
- Ngà răng: Chiếm khối lượng lớn nhất ở thân răng, có màu vàng nhạt, tính xốp và đàn hồi. Ngà răng được bao bọc bởi men răng, có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tủy. Vì thế, phần ngà răng không dễ bị lộ ra bên ngoài.
- Tủy răng: Là nơi chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Vì vậy, tủy răng được bao bọc bởi cả ngà răng và men răng.
4.2. Chân răng
Chân răng là phần nằm sâu bên trong khoang miệng, được nướu bao bọc. Chân răng chỉ quan sát được bằng mắt thường sau khi đã nhổ răng. Số lượng chân răng ở mỗi không giống nhau, trung bình 1 răng có từ 1-3 chân răng.
Chân răng được cấu tạo như sau:
- Cement chân răng bao bọc bên ngoài cùng.
- Ngà răng bảo vệ tủy răng.
- Tủy răng là nơi chứa các sợi dây thần kinh và mạch máu để nuôi răng.
4.3. Cổ răng
Cổ răng là phần nằm giữa thân răng và chân răng. Tương tự với thân răng, cổ răng được cấu tạo từ 3 phần chính:
- Men răng: Cổ răng không giữ vai trò nghiền trực tiếp thức ăn nên tỉ lệ lớp men giảm đi so với phần men ở thân răng.
- Ngà răng: Có chức năng bảo vệ tủy răng.
- Buồng tủy: Phân ra thành các ống tủy, mỗi răng có 1-3 ống tủy.
5. Cách chăm sóc giúp răng chắc khỏe tại nhà
Để các bộ phận của khoang miệng luôn khỏe mạnh, Quý khách cần chăm sóc và vệ sinh khoang miệng thường xuyên. Sau đây là các phương pháp gợi ý dành cho Quý khách.
5.1. Xây dựng thói quen đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần
- Đánh răng hai lần mỗi ngày là điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Đánh răng vào buổi sáng - buổi tối giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt và kẽ răng. Việc làm này làm giảm nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm nướu.
Đánh răng đúng cách là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng
5.2. Đánh răng đúng cách
- Đánh răng chuẩn giúp hạn chế tổn thương răng và nướu trong quá trình vệ sinh răng miệng.
- Cách đánh răng chuẩn giúp loại bỏ hơn 90% mảng bám tích tụ trên răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chải răng đúng cách từ bác sĩ
5.3. Sử dụng kem đánh răng có hoạt chất chính là fluoride
Fluoride là hoạt chất chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Đồng thời, hoạt chất này còn tạo lớp bảo vệ cho men răng, giúp nâng cao độ bền của răng và giảm nguy cơ sâu răng. Vì vậy, Quý khách cần chọn kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
5.4. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước giúp loại bỏ các mảnh thức ăn nhỏ trong kẽ răng. Chỉ nha khoa không gây tổn thương cho nướu, đảm bảo kẽ răng được làm sạch hoàn toàn, tránh viêm nhiễm nướu.
5.5. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
- Chế độ ăn uống khỏe mạnh và cân bằng bao gồm: Hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây giàu chất xơ, rau củ và các sản phẩm chế biến từ sữa… giúp cung cấp đủ dưỡng chất.
- Hạn chế ăn đồ ngọt và các thực phẩm giàu axit như nước uống có gas, bánh, kẹo ngọt…
- Bổ sung lượng nước khoảng 2 lít mỗi ngày. Điều này giúp các hoạt động sinh lý bên trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
5.6. Khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm
- Quý khách cần xây dựng thói quen tái khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Khám nha khoa giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng như: Ung thư khoang miệng, mòn răng, viêm nhiễm nướu…
Khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bảo vệ răng chắc khỏe toàn diện
Sau bài viết trên, Quý khách đã giải đáp được thắc mắc về vấn hàm răng người trưởng thành có bao nhiêu cái và chức năng của chúng. Hy vọng với nội dung mà nha khoa Tâm Đức Smile mang lại đã cung cấp cho Quý khách những thông tin hữu ích nhất.
Để được tư vấn chi tiết, Quý khách hãy gọi vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc nhập thông tin vào bảng sau đây.