Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
KHÁNG SINH LÀ GÌ? TOP 7 LOẠI KHÁNG SINH RĂNG MIỆNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1. Kháng sinh là gì?
Răng miệng là cơ quan dễ bị tổn thương do quá trình ăn uống hàng ngày gây ra. Nếu không chăm sóc đúng cách, răng miệng dễ bị vi khuẩn tấn công, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Khi xuất hiện nhiễm trùng trong khoang miệng, bác sĩ cần dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt hại khuẩn. Vậy kháng sinh là gì? Dùng kháng sinh cần lưu ý điều gì?
Kháng sinh là thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong cơ thể.
Kháng sinh được chia thành 2 loại:
- Kháng sinh phổ rộng: Là loại kháng sinh có tác động trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.
- Kháng sinh phổ hẹp: Là loại kháng sinh chỉ tác động lên một vài chủng vi khuẩn nhất định.
Kháng sinh là gì?
2. Tác dụng của kháng sinh trên cơ thể người
2.1. Tác động của kháng sinh trên cơ thể
Phần lớn vi khuẩn sống tự nhiên trong cơ thể con người đều vô hại. Một số lợi khuẩn tham gia vào quá trình trao đổi chất và bảo vệ cơ thể khỏi các hại khuẩn.
Thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Chẳng hạn như bệnh viêm xoang, nhiễm trùng răng, nhiễm trùng da và mô mềm, viêm màng não, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp,…
Một số bệnh không do vi khuẩn gây ra thì không dùng kháng sinh để điều trị. Chẳng hạn như nhiễm virus hoặc nấm bệnh như: Covid-19, đậu mùa, viêm gan, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, nấm da đầu,...
Nếu không rõ nguyên nhân gây nhiễm trùng, Quý khách cần làm thêm các xét nghiệm vi sinh mà bác sĩ yêu cầu trong quá trình khám bệnh.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì?
Đa số các thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa. Thuốc kháng sinh đường uống tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột, dẫn đến khó tiêu. Một số tác dụng phụ thường gặp như: Nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu và đau bụng.
Quý khách dùng thuốc vượt quá liều lượng cho phép có thể tác động lên cả hệ thần kinh, tim mạch, máu, tiết niệu,…
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn
2.3. Thế nào là “đề kháng kháng sinh”?
Khi được sử dụng đúng cách và cẩn thận, kháng sinh là công cụ hiệu quả để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh ngày càng bị lạm dụng dùng trong các trường hợp không cần thiết. Điều này làm gia tăng tỷ lệ số người bị kháng kháng sinh.
Sau một thời gian dài tiếp xúc với kháng sinh, vi khuẩn quen dần và trở nên “đa kháng thuốc” hoặc “siêu kháng thuốc”. Lúc này, kháng sinh không còn khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bệnh nhân phải được điều trị bằng một kháng sinh khác mạnh hơn.
Việc kháng kháng sinh có thể đe dọa đến tính mạng vì không còn thuốc kháng sinh nào đáp ứng chữa trị. Vi khuẩn phát triển mạnh, tàn phá cơ thể và nhanh chóng gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
3. Top 7 loại kháng sinh răng miệng phổ biến hiện nay
3.1. Kháng sinh Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam. Đây là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm trùng răng miệng. Amoxicillin có phổ kháng khuẩn rộng và ít tác dụng phụ ở đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, giống như nhiều loại kháng sinh khác, Amoxicillin trong một số trường hợp gây ra tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy…
Liều khuyến cáo của Amoxicillin: 500mg, uống 4 lần một ngày, sử dụng từ 3 đến 7 ngày.
Thuốc nhộng hai màu Amoxicillin
3.2. Kháng sinh Penicillin
Penicillin cũng thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam. Đây là loại thuốc đứng thứ hai trong điều trị nhiễm trùng răng miệng. Penicillin có tỷ lệ dị ứng và kháng thuốc cao. Quý khách hãy kiểm tra kỹ tiền sử dị ứng Penicillin của mình trước khi sử dụng thuốc.
Liều khuyến cáo của Penicillin: 500mg, uống 4 lần một ngày, sử dụng từ 3 đến 7 ngày.
Thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu - sinh dục
3.3. Kháng sinh Clindamycin
Clindamycin là loại kháng sinh có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm trùng răng miệng. Clindamycin được sử dụng ở các bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với Penicillin, Ampicillin hoặc Amoxicillin.
Liều khuyến cáo của Clindamycin: 300mg, uống 4 lần một ngày, sử dụng từ 3 đến 7 ngày.
Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm trùng khi phẫu thuật
3.4. Kháng sinh Azithromycin
Azithromycin là kháng sinh nhóm macrolid, phổ rộng. Azithromycin được khuyên dùng trong điều trị nhiễm trùng răng, đặc biệt khi bệnh nhân bị dị ứng nặng với Penicillin, Ampicillin hoặc Amoxicillin.
Liều khuyến cáo của Azithromycin: 500mg vào ngày đầu tiên và 250 mg trong 4 ngày tiếp theo.
Thuốc kháng khuẩn dùng trong điều trị viêm họng, viêm mũi xoang
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn
3.5. Kháng sinh Spiramycin
Spiramycin là kháng sinh được sử dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc. Đối với phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng. Vì Spiramycin trong một số trường hợp gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các tác dụng phụ bao gồm: Phát ban, sốt, tức ngực, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, sưng tấy, tiểu ra máu, chóng mặt, nôn mửa, đau bụng,…
Liều khuyến cáo của Spiramycin: 500mg đến 1g, uống 3 lần một ngày.
Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị hô hấp, sinh dục và da
3.6. Kháng sinh Metronidazole
Metronidazol là kháng sinh răng miệng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Metronidazole được sử dụng kết hợp với Spiramycin để điều trị nhiễm trùng răng miệng.
Tùy theo tình trạng viêm, liều khuyến cáo của Metronidazol từ 500mg đến 750 mg, 3 lần một ngày, sử dụng từ 5 đến 7 ngày.
Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm nhiễm đường sinh dục và loét miệng
3.7. Kháng sinh Doxycycline
Doxycycline là kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline, có khả năng ức chế cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Doxycycline còn đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột. Vì vậy, thuốc còn được dùng để điều trị nhiễm trùng răng miệng.
Doxycycline là lựa chọn thay thế kháng sinh cho bệnh nhân dị ứng với Amoxicillin. Tuy nhiên, Doxycycline có khả năng làm hỏng men răng. Vì vậy, Quý khách không nên sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu - sinh dục
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh răng miệng
Quý khách muốn sử dụng thuốc kháng sinh phải có ý kiến của bác sĩ. Bởi vì việc sử dụng kháng sinh quá mức trong điều trị nhiễm trùng răng miệng có thể dẫn đến việc kháng thuốc. Dùng kháng sinh tùy ý làm quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.
Trước khi kê đơn thuốc kháng sinh, các bác sĩ kiểm tra kết quả xét nghiệm vi sinh nhằm xem xét mức độ nhiễm trùng chỗ răng đau. Nếu phát hiện mủ hoặc nhiễm trùng thì phương pháp tốt nhất là tiêm mủ. Phương pháp này nhằm dẫn lưu nhiễm trùng ra khỏi cơ thể, giúp loại bỏ một số lượng lớn vi khuẩn. Sau đó, Quý khách chỉ cần uống một đợt kháng sinh ngắn do bác sĩ kê để phục hồi.
Song song với việc dùng thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng răng, Quý khách cần kết hợp với nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Các thành phần trong nước súc miệng có tính sát trùng như: Axit boric, kẽm sulfat, tinh dầu bạc hà, florua… loại bỏ hơn 90% vi khuẩn.
Tóm lại, kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Sử dụng kháng sinh đúng cách giúp Quý khách nhanh chóng khỏi bệnh và không gặp phải biến chứng gì. Nhưng nếu Quý khách lạm dụng kháng sinh quá mức, chẳng những không khỏi bệnh mà gây thêm hậu quả nặng nề.
Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc kháng sinh là gì và các loại kháng sinh phổ biến dùng trong nha khoa. Tâm Đức Smile hy vọng Quý khách đã hiểu rõ về tác dụng của thuốc kháng sinh và thận trọng hơn trong việc dùng kháng sinh.
Ngay khi gặp vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,... Quý khách hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí.
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin và câu hỏi cần được tư vấn vào bảng sau đây.