Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
MÁCH QUÝ KHÁCH 7+ MẸO CƯỜI KHÔNG HỞ LỢI DỄ TẬP TẠI NHÀ
1. Bật mí những cách cười không hở lợi dễ dàng tập tại nhà
Cười không hở lợi giúp Quý khách che đi những khuyết điểm về răng như: Răng hô, răng không đều hoặc sưng nướu,.... Hãy cùng điểm qua 8 cách giúp Quý khách cải thiện cười hở lợi, phù hợp luyện tập tại nhà.
1.1. Cười bằng mắt
Cười bằng mắt là cách cười tạo cho người đối diện cảm giác chân thành, cảm xúc truyền qua ánh mắt. Để có thể cười bằng mắt, trước hết Quý khách phải giữ cho mình nguồn năng lượng tích cực và vui tươi.
Bằng cách thả lỏng và thư giãn cơ thể, Quý khách dùng giấy che đi khuôn miệng và đứng trước gương để cảm nhận sự thay đổi của đôi mắt. Nếu Quý khách đang gặp chuyện buồn, không thể cười bằng mắt với người đối diện thì hãy nghĩ tới sự kiện làm Quý khách vui. Khi đó cơ mặt dãn ra, ánh mắt sẽ tự nhiên hơn.
Cười bằng mắt sẽ mang lại thiện cảm cho người đối diện
1.2. Cười mỉm để không bị hở lợi
Cười mỉm cũng là một cách cười không hở lợi dễ áp dụng. Cười mỉm tức là cười không để lộ răng hay còn gọi là cười như không cười. Những người cười mỉm thường giữ cho mình thái độ lạc quan, tích cực, không bị cảm xúc chi phối.
1.3. Tập cười với chiếc đũa
Quý khách luyện tập cười với chiếc đũa bằng cách ngậm đũa trong miệng. Quý khách đặt ngang miệng 1 chiếc đũa và cười sao cho đũa không rơi trong 2-3 giây.
Việc tập luyện cười với đũa Quý khách nên thực hiện đều đặn hằng ngày, tối thiểu 10 - 15 phút. Ngoài sử dụng đũa, Quý khách có thể ngậm thay thế bằng bút - kích thước tương đương đũa.
1.4. Tập cười trước gương
Cách tốt nhất để Quý khách biết cách cười không hở lợi đã đúng chưa, cười đã tự nhiên chưa chính là Quý khách tự soi gương. Gương phản chiếu nụ cười, ánh mắt và cảm xúc bên trong tâm hồn. Quý khách hãy đứng trước gương, mở khuôn miệng nhẹ nhàng, cười không hở nhiều răng và không phát ra tiếng.
Mỗi ngày Quý khách dành ra 5 - 10 phút để luyện tập cười trước gương. Nụ cười của Quý khách sẽ có cải thiện rõ rệt sau khoảng 2 tháng áp dụng.
Tập cười trước gương là cách để cải thiện nụ cười nhanh nhất
1.5. Học cách kìm nén cảm xúc để không cười lớn gây hở lợi
Một số người khi gặp chuyện vui sẽ cười rất to, cười mất kiểm soát. Nếu Quý khách là một người có phần lợi lớn, răng bị hô thì khi cười to sẽ lộ hết khuyết điểm.
Do đó, để cười không hở lợi, Quý khách hãy học cách điều tiết cảm xúc, giữ cho mình luôn ở trạng thái cân bằng, không cười lố. Một nụ cười đẹp nhất là khi nó thể hiện vừa đủ cảm xúc chân thành, vui vẻ của Quý khách.
1.6. Cười nghiêng đầu để che đi khuôn miệng
Thực tế cười nghiêng đầu để che miệng chỉ nên áp dụng khi răng và nướu Quý khách gặp các vấn đề lớn như răng hô, nướu sưng tấy đỏ,... Bởi thông thường, mọi người luôn muốn đối diện nhau và cười tươi. Trường hợp Quý khách bị hở lợi, nghiêng đầu là cách làm người đối diện khó thấy khuyết điểm của Quý khách.
1.7. Cười che miệng thể hiện sự nho nhã, lịch thiệp
Những người cười che miệng thường có tính cách dịu dàng, ý tứ. Ngoài ra, cười che miệng còn là cách cười không hở lợi, giúp Quý khách che đi những khuyết điểm trên răng như: Hàm hô, cười hở lợi,...
1.8. Chăm sóc răng lợi đúng cách
Nướu răng ở người bình thường thường có màu hồng nhạt. Màu sắc nướu răng có thể thay đổi theo cơ địa từng người (sắc tố da, lưu lượng máu tới nướu) hoặc do bệnh lý.
Nếu một người cười hở lợi có nướu thâm đen hoặc sưng tấy do nha chu sẽ gây ấn tượng xấu với người đối diện. Nếu răng miệng được chăm sóc đúng cách, răng trắng đều, sạch sẽ thì khi cười hở lợi sẽ hạn chế mất điểm hơn.
1.9. Đánh giá hiệu quả của các mẹo trị cười hở lợi tại nhà
8 cách cười không hở lợi được đề cập ở trên sẽ phù hợp nhất đối với các trường hợp hàm hô nhẹ, cười mất kiểm soát, cười lớn. Các mẹo này mang tính chất tạm thời, cần luyện tập thường xuyên mới có hiệu quả.
Nướu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt
2. Cách điều trị triệt để cười hở lợi tại nha khoa
Đối với tình trạng hở lợi mức độ trung bình trở lên, việc điều trị dứt điểm cười hở lợi tại nha khoa là rất cần thiết.
2.1. Các phương án điều trị cười hở lợi hiện đại
Hiện tại, có 3 phương pháp điều trị cười hở lợi được các chuyên gia đánh giá cao là ghép nướu, bọc răng sứ, niềng răng.
2.1.1. Ghép nướu
Ghép nướu là phương pháp giúp khắc phục cười hở lợi, tái tạo hình dạng nướu bị tụt, mỏng do các nguyên nhân:
- Viêm nha chu nặng dẫn tới tụt lợi, lợi mỏng, chân răng bị hở nhiều.
- Nướu phì to, dày gây ra cười hở lợi.
Tùy theo mức độ hở lợi, bác sĩ sẽ chỉ định, tư vấn một trong 3 phương pháp ghép nướu sau đây:
- Ghép mô liên kết: Phù hợp cho những người bị nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ lấy phần da (mô liên kết) dưới vòm miệng và mô dưới biểu mô, vá vào mô nướu xung quanh gốc răng.
- Ghép lợi tự do tự thân: Phù hợp cho những người nướu mỏng. Tương tự như ghép mô liên kết, bác sĩ lấy mô dưới vòm miệng gắn vào vùng nướu đang cần điều trị.
- Ghép cuống: Phù hợp cho người có phần nướu phì to. Bác sĩ cắt bớt đi một phần nướu dư thừa và nướu sau khi lành sẽ trùm xuống, bao trùm chân răng.
Ghép nướu sẽ giúp cải thiện các vấn đề nướu bị tụt, mỏng
2.1.2. Bọc răng sứ giúp thân răng dài hơn
Bọc răng sứ thích hợp điều trị hở lợi trong trường hợp lợi bao trùm phần lớn thân răng, làm răng ngắn lại. Bác sĩ thực hiện bằng cách mài bớt 1 phần răng thật thành cùi răng để tạo trụ gắn răng sứ bên ngoài.
Sau đó, bác sĩ chụp phim để phác họa hình dạng răng sứ và đưa xuống bộ phận chế tác răng sứ. Sau khi răng sứ hoàn thiện, bác sĩ gắn tạm thời để kiểm tra thử xem mức độ ăn nhai đã khớp chưa. Nếu thấy ổn định, bác sĩ gắn cố định bằng keo chuyên dụng nha khoa.
2.1.3. Niềng răng nếu cười hở lợi do hô
Hô răng thường do Quý khách bị khớp cắn sâu, hàm trên bao trùm gần hết hàm dưới. Cách tốt nhất để điều trị hô do khớp cắn sâu là niềng răng.
Có 2 cách niềng răng là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. Trong đó, niềng răng mắc cài sử dụng mắc cài sứ, kim loại để gắn cố định trên răng.
Niềng răng trong suốt sẽ sử dụng các khay niềng, giống hệt khuôn răng. Số lượng khay niềng tùy thuộc vào mức độ hô. Niềng răng trong suốt có thể tháo lắp để vệ sinh răng miệng và ăn uống.
2.2. Lưu ý sau khi chữa trị cười hở lợi tại nha khoa
Nếu Quý khách thấy có hiện tượng sưng tấy, phù nề nơi điều trị hở lợi thì nên dùng đá chườm. Đá lạnh sẽ giúp cơn đau hạ xuống và giảm sưng nhanh hơn. Ngoài ra, Quý khách cần lưu ý thêm các vấn đề sau đây.
2.2.1. Lưu ý trong ăn uống
Chế độ ăn rất quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn và thời gian lành vết thương. Sau khi điều trị hở lợi, Quý khách cần chú ý:
- Ăn thức ăn mềm, nhừ như: Cháo, súp, thịt hầm,... sẽ giúp Quý khách nhai dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, canxi như rau xanh, trứng, cá,... để tăng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể, đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.
- Không ăn đồ cứng, đồ cay nóng và sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,... vì dễ làm sưng, viêm nướu.
- Hạn chế ăn đồ nếp, thịt gà, rau muống,... sau khi điều trị hở lợi. Theo bác sĩ, thịt gà làm vết thương lâu lành, rau muống sẽ để lại sẹo lồi và đồ nếp dễ gây sưng, mưng mủ.
Sau khi chữa cười hở lợi nên ăn các món mềm như cháo, súp
2.2.2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần sau khi trị cười hở lợi
Quý khách hãy tự luyện tập tại nhà để quen dần với cách cười không hở lợi. Sau khi xử lý được hở lợi, Quý khách hoàn toàn có thể tự tin hơn với nụ cười và hàm răng của mình.
2.2.3. Chế độ vận động sau khi điều trị
Sau khi điều trị hở lợi, răng miệng sẽ rất nhạy cảm. Vì vậy, Quý khách hãy vận động nhẹ nhàng và không nên chơi thể thao mạnh. Khi vết thương không còn chảy máu, không đau thì Quý khách vận động như bình thường.
Khi ngủ, Quý khách nên nằm ở tư thế cao, gối kê cao đầu để hạn chế sưng nề và rỉ máu. Nếu Quý khách gối đầu thấp sẽ làm áp lực dồn lên đầu, cổ tăng lên.
2.2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Dù trước hay sau điều trị hở lợi thì vệ sinh răng miệng luôn là việc cần thiết.
- Quý khách đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm và thay định kỳ 3 tháng/1 lần.
- Súc miệng nước muối hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Quý khách nên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để gia tăng khả năng làm sạch cho răng.
2.2.5. Tái khám đúng hẹn và khám răng định kỳ
Một số vấn đề xấu hoặc biến chứng sau khi xử lý hở lợi có thể kể đến như: Viền nướu chưa đẹp, viêm nhiễm nướu, hở lợi tái phát lại,... Quý khách cần tới tái khám, có thể sau 2 tuần hoặc 3 tuần, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi điều trị hở lợi cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ
Theo khuyến nghị của các bác sĩ, Quý khách nên khám định kỳ răng miệng 3-6 tháng/1 lần. Nếu phát hiện vấn đề sâu răng, viêm nha chu, viêm nhiễm do gắn răng sứ,... bác sĩ sẽ xử lý ngay.
Hy vọng bài viết này đã giúp Quý khách biết cách cười không hở lợi, tăng tự tin khi giao tiếp. Nếu Quý khách đang có nhu cầu cần tư vấn về điều trị hở lợi, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin cần tư vấn vào bảng dưới đây.