Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NGHIẾN RĂNG LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA TẬT NGHIẾN RĂNG HIỆU QUẢ
1. Nghiến răng là gì?
Nghiến răng là sự rối loạn vận động một cách vô ý thức liên quan đến hàm và khớp cắn. Hoạt động này không có chủ đích sử dụng khớp cắn để tiêu hóa. Tật nghiến răng hình thành do cơ hàm hoạt động lặp đi lặp lại. Hoạt động này làm răng bị siết chặt bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới, tạo ra tiếng ken két.
Chứng nghiến răng không liên quan đến các cử động nhai của hàm dưới. Tuy nhiên, chúng lại dẫn đến chấn thương liên quan đến khớp cắn và khớp thái dương hàm. Nghiến răng xảy ra khi thức hoặc trong lúc ngủ một cách không tự chủ.
Tật nghiến răng vào ban ngày hay còn gọi là “nghiến răng khi tỉnh”, xuất hiện chủ yếu ở phái nữ. Một phần nguyên nhân do căng thẳng trong cuộc sống, gia đình hoặc áp lực công việc gây ra.
Nghiến răng khi ngủ là rối loạn vận động mang tính rập khuôn, xảy ra lúc Quý khách đang ngủ. Sự nghiến răng qua lại của hàm dưới là biểu hiện rõ ràng nhất cho tật nghiến răng này.
Nghiến răng là biểu hiện rối loạn vận động nhiều người mắc phải
2. Nghiến răng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nghiến răng không gây ra bởi một nguyên nhân đặc trưng nào mà do nhiều yếu tố nguy cơ thúc đẩy, hình thành nên.
2.1. Nghiến răng hình thành do các bệnh về tâm lý
Chứng nghiến răng đa phần xuất hiện ở người đang mắc các vấn đề về tâm lý. Các biểu hiện bất thường về tâm lý như: Căng thẳng, áp lực công việc, gia đình, stress,... gây ảnh hưởng đến thần kinh làm người bệnh trong vô thức hình thành tật nghiến răng.
2.2. Nghiến răng hình thành do các bệnh về di truyền
Trong gia đình có thành viên mắc chứng nghiến răng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với gia đình không có tiền sử bệnh. Có ít nhất 21% khả năng người mắc bệnh nghiến răng di truyền cho thế hệ sau.
2.3. Nghiến răng hình thành do sử dụng chất kích thích
Người hút thuốc lá, sử dụng ma túy,... có tỉ lệ mắc chứng nghiến răng nhiều gấp hai lần so với những người không sử dụng.
2.4. Nghiến răng hình thành do tiền sử sử dụng thuốc
Việc sử dụng lâu dài thuốc điều trị Parkinson và trầm cảm như: L – Dopa, nhóm thuốc SSRI… có thể gây tật nghiến răng. Amphetamin được sử dụng với mục đích điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD). Nếu dùng Amphetamin trong thời gian dài gây ra chứng nghiến răng.
Nghiến răng do tiền sử uống thuốc L – Dopa trị Parkinson
2.5. Nghiến răng hình thành do sự sai lệch tại hàm
Một số bệnh lý liên quan đến khớp cắn dẫn đến chứng nghiến răng như:
- Viêm khớp hàm.
- Lệch hàm, móm hàm.
- Răng mọc không đều, thưa thớt.
- Răng giả bị cộm.
- Răng khôn mọc trồi lên cao hơn răng khác.
2.6. Nghiến răng hình thành do bệnh dị ứng
Các bệnh dị ứng như: Mề đay, dị ứng thức ăn và nhiễm ký sinh trùng đường ruột… là thủ phạm gây ra chứng nghiến răng ở trẻ em.
2.7. Nghiến răng hình thành do các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương
Nghiến răng là dấu hiệu của bệnh gì mà lại gây ra rối loạn vận động? Từ câu hỏi trên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa chứng nghiến răng và các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương như:
- Chứng bại não.
- Hội chứng Rett.
- Nhiễm khuẩn màng não.
- Bệnh Parkinson.
- Bệnh Down.
- Động kinh.
- Bệnh Huntington.
- Bệnh Leigh.
- Stress sau chấn thương.
3. Dấu hiệu nhận biết Quý khách đang mắc tật nghiến răng
Chứng nghiến răng có thể diễn ra một cách độc lập do stress, căng thẳng. Để hiểu rõ chứng nghiến răng là biểu hiện của bệnh gì cần phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng các dấu hiệu sau đây.
3.1. Nghiến răng biểu hiện thông qua các triệu chứng trên răng
- Răng bị dẹt, sứt mẻ, nứt hoặc lung lay.
- Men răng bị mòn, để lộ ra các lớp bên trong của răng.
- Đau răng hoặc nhạy cảm.
Nghiến răng gây sứt mẻ răng, mòn men răng
3.2. Nghiến răng biểu hiện thông qua các triệu chứng trên hàm
- Đau nhức ở cơ hàm.
- Giảm độ cứng ở hàm.
- Cảm giác mệt mỏi, yếu đi tại cơ hàm.
3.3. Nghiến răng biểu hiện thông qua các triệu chứng ở đầu và mặt
- Đau đầu, thiếu máu lên não.
- Đau nửa đầu.
4. Nghiến răng được chia thành mấy dạng?
Có 2 tiêu chí để phân loại tật nghiến răng: thời điểm xuất hiện triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
4.1. Thời điểm xuất hiện triệu chứng
Nghiến răng khi tỉnh: Xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi, đặc biệt là nữ giới. Chứng nghiến răng khi tỉnh diễn ra chủ yếu do yếu tố tâm lý xã hội như căng thẳng, áp lực,... Chúng đặc trưng bởi hoạt động nghiến chặt 2 hàm răng, gây đau răng, đau hàm.
Nghiến răng khi ngủ: xuất hiện nhiều ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng ở hoạt động nghiến răng qua lại, tạo ra tiếng ken két khó chịu.
4.2. Theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng
- Nhẹ: Tần suất xảy ra ít, không ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.
- Trung bình: Xảy ra nhiều đêm và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, nhưng chưa gây biến chứng nặng trên cấu trúc xương hàm.
- Nặng: Diễn ra hằng đêm và gây ra các biến chứng đến răng, thái dương hàm, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
5. Cách kiểm soát và điều trị lâu dài tật nghiến răng
5.1. Kiểm soát căng thẳng
Quý khách cần phải giải quyết các vấn đề gây ra căng thẳng cho bản thân. Kết hợp với các biện pháp giúp Quý khách cải thiện tinh thần, thư giãn tâm lý.
- Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
- Thay đổi môi trường làm việc.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Massage, dưỡng sinh.
- Tâm sự, giải tỏa, chia sẻ gánh nặng với người thân.
Ngủ đủ giấc và thư giãn hợp lý để giải tỏa tâm lý. tránh căng thẳng
Xem thêm: Tật nghiến răng: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục sớm
5.2. Điều trị bằng thuốc để kiểm soát tật nghiến răng
Dùng các loại thuốc có tác dụng làm tê liệt cơ, làm giảm hoạt động nghiến răng, nhất là khi nghiến răng nặng kèm theo các bệnh lý khác.
Người mắc các vấn đề về tâm lý được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thì cần phải được theo dõi khả năng đáp ứng liên tục.
5.3. Kiểm soát nghiến răng bằng cách thay đổi thói quen
Thay đổi vị trí nghỉ ngơi của miệng và hàm để giảm tật nghiến răng. Đồng thời, Quý khách cần hạn chế việc siết chặt và nghiến răng.
5.4. Kiểm soát nghiến răng bằng các biện pháp nha khoa
5.4.1. Điều chỉnh sai lệch khớp cắn
Đối với nghiến răng do sai lệch về khớp cắn, Quý khách cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Từ đó, bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra sai lệch và sử dụng các biện pháp nha khoa để sửa chữa, khôi phục lại khớp cắn.
Quý khách đến Nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ tư vấn, điều trị tật nghiến răng
5.4.2. Sử dụng máng chống nghiến răng
Máng chống nghiến răng là dụng cụ bảo vệ hàm được làm bằng chất liệu dẻo, an toàn để tách các răng và hàm ra. Điều này giúp ngăn ngừa tổn thương răng và làm giảm hoạt động cơ hàm.
Biện pháp này không thể điều trị dứt điểm chứng nghiến răng, nhưng nó hạn chế được tần suất xảy ra và các tác hại do nghiến răng gây ra.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp Quý khách giải đáp thắc mắc nghiến răng là biểu hiện của bệnh gì. Quý khách đang gặp các vấn đề về răng miệng hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để được thăm khám và tư vấn miễn phí. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi, Quý khách hãy đặt hẹn bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber). để bác sĩ tư vấn trực tiếp.
- Điền thông tin vào bảng sau đây, bác sĩ sẽ liên hệ giải đáp thắc mắc của Quý khách ngay.