Trang chủ / Kiến thức / RĂNG NÀO LÀ RĂNG KHÔN? QUY TẮC ĐÁNH SỐ RĂNG TRÊN CUNG HÀM

RĂNG NÀO LÀ RĂNG KHÔN? QUY TẮC ĐÁNH SỐ RĂNG TRÊN CUNG HÀM

Mọc răng khôn thường là nỗi sợ của nhiều người, vì mọc răng khôn gây đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai. Tùy thuộc vào cơ địa và sự khác biệt về cấu tạo xương hàm, răng khôn có thể mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc bình thường. Do đó, việc tìm hiểu răng khôn là răng số mấy và mọc ở vị trí nào rất quan trọng.

1. Răng khôn là răng gì? Vì sao lại gọi là răng khôn?

Răng khôn là chiếc răng mọc lên cuối cùng trong cung hàm, khi xương hàm và những chiếc răng khác đã phát triển hoàn thiện. Các răng đã dàn trải đều trên cung hàm, nên răng khôn không có đủ không gian để phát triển. Do đó, răng không thường mọc ngầm, mọc lệch gây nên những cơn đau.

Như vậy, vì sao gọi là răng khôn? Vì chiếc răng này phát triển khi con người ở giai đoạn phát trí tuệ mạnh mạnh mẽ nhất. Nếu có ý kiến cho rằng răng khôn giúp con người thông minh hơn là hoàn toàn sai.

>>> Xem thêm:

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì không?

2. Vị trí của răng khôn ở trong cung hàm

2.1. Răng khôn là răng số mấy?

Trên cung hàm, răng khôn là chiếc răng số 8, mọc sát vách hàm và nằm ở trong cùng hàm răng. Răng khôn mọc sát răng số 7, Quý khách sẽ có 4 chiếc răng khôn chia đều cho cả hàm trên và dưới.

Trên cung hàm, răng khôn không đảm nhiệm vai trò ăn nhai. Trong 1 số trường hợp, răng khôn còn gây ra nhiều phiền toái, do đó bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng khôn.

răng nào là răng khôn

Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng góc hàm

2.2. Độ tuổi mọc răng khôn

Răng khôn sẽ bắt đầu mọc lên khi Quý khách từ 17 - 25 tuổi. Một số trường hợp hiếm gặp mọc răng khôn khi đã 40 tuổi. Như vậy, độ tuổi mọc răng khôn rất khó để xác định chính xác, vì còn phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe, di truyền,...

2.3. Nhổ răng khôn có mọc lại không?

Răng số 8 là chiếc răng thuộc vào hệ thống răng vĩnh viễn, vì vậy sẽ không thể mọc lại được sau khi bị nhổ hoặc mất đi. Như vậy, sau khi Quý khách nhỏ bổ răng khôn ở vị trí đó thì không cần phải lo lắng sẽ có thêm răng khôn khác mọc lên.

3. Quy tắc đánh số răng trên cung hàm trong nha khoa

Tìm hiểu răng khôn là răng số mấy trên cung hàm chỉ giúp Quý khách xác định vị trí răng khôn. Để biết được thứ tự của các răng còn lại, Quý khách cần tìm hiểu về quy tắc đánh số răng trên cung hàm.

3.1. Vị trí của răng cửa

Trong tổng số 32 chiếc răng của Quý khách, răng cửa được đánh số từ 1 đến 2. Mỗi hàm có tổng cộng 4 răng cửa, được gọi là răng cửa ở giữa và răng cửa ở bên.

Răng cửa có vị trí ở trung tâm hàm răng, trở thành yếu tố chính quyết định thẩm mỹ nụ cười. Quý khách có thể dễ dàng vệ sinh cho răng cửa, thực hiện điều trị khi mắc phải các bệnh lý.

3.2. Vị trí của răng nanh

Răng nanh nằm kế cạnh răng cửa, còn được gọi là răng số 3. Con người có tất cả 4 chiếc răng nanh: 2 răng nanh hàm trên và 2 răng nanh hàm dưới.

So với những chiếc răng khác, răng nanh có hình dáng đặc thù hơn, chúng thường nhọn và mọc hơi chếch ra ngoài. Răng nanh mọc chếch quá mức được gọi là răng khểnh, cần phải niềng răng để đưa nó về đúng vị trí.

vị trí của các răng trên cung hàm

Sơ đồ vị trí của các răng trên cung hàm

3.3. Vị trí của răng hàm

Răng hàm là tất cả những chiếc răng tính từ vị trí số 4 đến số 8, được chia thành răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.

3.3.1. Cụm răng hàm nhỏ

Cụm răng hàm nhỏ bao gồm chiếc răng số 4 và răng số 5, Quý khách còn có thể gọi là răng cối nhỏ hoặc răng tiền hàm. Con người sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng hàm nhỏ, chia đều cho cả 2 hàm. Sau khi răng hàm sữa mất đi, răng hàm vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế.

Cụm răng hàm nhỏ có chức năng hỗ trợ ăn nhai, xé thức ăn nhỏ hơn để thuận tiện cho việc tiêu hoá.

3.3.2. Cụm răng hàm to

Cụm răng hàm to bao gồm chiếc răng số 6, răng số 7 và răng số 8 (răng khôn), còn được gọi là răng cối lớn. Những chiếc răng này đảm nhiệm chức năng ăn nhai, trong đó, răng số 6 có vai trò chủ đạo nhất.

Cụm răng hàm to thuộc hệ thống răng vĩnh viễn, trực tiếp mọc lên mà không cần phải trải qua thời gian thay răng sữa. Do đó, Quý khách cần chăm sóc những chiếc răng này thật cẩn thận.

4. Cách chữa khi bị đau răng khôn

Sau khi xác định răng khôn là răng số mấy, Quý khách cũng biết chiếc răng này rất thường gây đau. Do đó, tìm hiểu cách chữa đau răng khôn là việc làm rất cần thiết.

4.1. Các trường hợp mọc răng số 8 gây đau

Đa số các trường hợp mọc răng số 8 đều sẽ gây đau, rất hiếm khi răng khôn mọc bình thường. Khi răng khôn mọc, Quý khách cảm thấy đau vùng nướu trong cùng, rất khó chịu. Ngoài ra, răng khôn mọc còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: Chảy máu, nhức đầu, hôi miệng,...

Răng số 8 sẽ gây đau trong các trường hợp mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm vào răng số 7,... Mặt khác, sự phát triển của răng khôn cũng làm cho bề mặt nướu bị phá vỡ, từ đó gây đau nhức dai dẳng. Sở dĩ mọc răng khôn gây đau vì lúc này xương hàm đã phát triển hoàn thiện, không đủ chỗ cho răng khôn mọc lên.

phim chụp răng khôn

phim chụp răng khôn

4.2. Chữa đau răng khôn như thế nào?

Quý khách cần áp dụng một số cách chữa đau răng khôn sau đây để cải thiện vấn đề này.

  • Súc miệng bằng nước muối. Nước muối có tính sát khuẩn, chống viêm, sẽ làm giảm sưng đau răng khôn nhanh chóng.

  • Chườm đá lạnh vào vùng má bên ngoài vị trí mọc răng khôn. Nhiệt độ lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại, ngăn cản khả năng dẫn truyền cảm giác đến hệ thần kinh.

  • Quý khách nên sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để đề phòng rủi ro không đáng có.

  • Hạn chế nhai thức ăn ở khu vực mọc răng khôn.

  • Nếu cơn đau trở nên bất thường, Quý khách cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Mời Quý khách xem qua cảm nhận của MC Nguyên Bảo khi nhổ răng mọc lệch tại nha khoa Tâm Đức Smile

>>> Xem thêm:

Mới nhổ răng khôn thì nên ăn và kiêng ăn gì là tốt nhất?

Cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn như thế nào?

Như vậy, thông qua những thông tin vừa được chia sẻ, Quý khách đã biết được răng khôn là răng số mấy. Đồng thời, Tâm Đức Smile còn sơ lược về vị trí của các răng trên cung hàm, mang đến Quý khách góc nhìn nha khoa toàn diện hơn. Quý khách có thể cải thiện cơn đau răng khôn tại nhà, tuy nhiên cần thăm khám tại nha khoa nếu cơn đau dần trở nên nghiêm trọng. Hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin vào bảng bên dưới để được tư vấn nhanh nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp