Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT CHÂN RĂNG HÀM DƯỚI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Nguyên nhân gây ê buốt chân răng hàm dưới
Ăn uống, vệ sinh răng miệng, thói quen hằng ngày,... đều là nguyên nhân có thể gây ra những cơn ê buốt chân răng hàm dưới. Mời bạn cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân này ở thông tin dưới sau đây.
1.1. Ê buốt chân răng hàm dưới do tụt lợi
Tụt lợi hay tụt nướu chính là hiện tượng nướu bị mất đi lớp nâng đỡ và bị kéo tụt xuống dưới. Lúc này, nướu không còn khả năng che phủ chân răng. Khi bị tụt lợi, ngà răng lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nước uống và nước bọt.
Ngà răng là nơi chứa dây thần kinh và không được men răng bao bọc. Khi ngà răng bị lộ, acid trong thức ăn hoặc nước uống tác động đến dây thần kinh. Điều này tạo nên những cơn ê buốt chân răng hàm dưới một cách đột ngột và kéo dài rất khó chịu.
Ngoài ra, tụt lợi chân răng còn làm nụ cười của bạn mất đi tính thẩm mỹ, gây ra cảm giác tự ti.
1.2. Ê buốt chân răng hàm dưới do răng sâu đang hoại tử tuỷ
Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của răng sâu, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào tuỷ răng gây viêm và hoại tử tuỷ. Dấu hiệu hoại tử tủy răng thường gặp:
- Răng bị đổi sang màu xám hoặc đen.
- Viêm tủy răng gây cảm giác đau buốt dữ dội và kéo dài.
- Răng đã hoại tử tuỷ không còn bất kỳ cảm giác nào.
Lúc này, cảm giác ê buốt chân răng hàm dưới không chỉ làm bạn cảm thấy khó chịu, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo răng đang yếu đi.
1.3. Ê buốt chân răng hàm dưới do viêm chóp răng
Răng bị hoại tử tuỷ là chính là một ổ vi khuẩn sâu bên trong răng. Nếu bạn không điều trị tuỷ sớm, viêm nhiễm tiếp tục lan rộng đến chóp răng và tạo thành ổ nhiễm trùng ở đây.
Viêm chóp răng còn được gọi là viêm cuống răng hay viêm chân răng. Đây là nguyên nhân làm bạn cảm thấy ê buốt chân răng hàm dưới. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để chụp phim răng và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm chóp răng kéo dài làm nhiễm trùng lan rộng đến xương hàm, gián tiếp gây tiêu xương hàm, làm răng lung lay và gãy rụng.
1.4. Ê buốt chân răng hàm dưới do nhiệt độ trong thức ăn
Thức ăn hoặc nước uống có nhiệt độ quá lạnh làm bạn cảm thấy ê buốt chân răng hàm dưới. Một số món ăn phổ biến gây ra cảm giác này như: Kem lạnh, nước đá, sữa lạnh, trái cây đông lạnh,...
Thói quen nhai cắn nước đá rất dễ làm tổn thương men răng, gây tụt nướu, để lộ ngà răng. Khi nước đá lạnh tiếp xúc với ngà răng sẽ gây ra cảm giác đau buốt vô cùng khó chịu.
Nếu bạn thấy ê buốt chân răng hàm dưới sau khi dùng thực phẩm lạnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Vì đây là dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị mòn men răng, bị tụt lợi hoặc lộ ngà răng.
Thức ăn hoặc nước uống có thể làm bạn bị ê buốt chân răng hàm dưới
1.5. Ê buốt chân răng hàm dưới do thực phẩm có tính axit mạnh
Tương tự như nhiệt độ, nồng độ acid trong thức ăn cũng gây ra những cơn ê buốt bất chợt, làm cho bạn giảm đi cảm giác ngon miệng. Nếu răng của bạn yếu, bị sâu, bạn nên hạn chế nhai trực tiếp các loại thực phẩm có tính acid cao. Chẳng hạn như: Trái cây họ cam quýt, táo xanh, kim chi, quả cóc, quả khế, nước ngọt có ga,...
Thay vào đó, bạn có thể chế biến các loại thực phẩm này bằng cách:
- Đối với trái cây có vị chua: Bạn nên ép chúng thành nước để uống.
- Đối với nước ngọt có ga: Bạn nên dùng ống hút thay vì uống trực tiếp trong chai hoặc lon.
Bạn cần lưu ý, sau khi dùng các loại thực phẩm có tính acid mạnh, bạn nên súc miệng lại với nước sạch để làm loãng acid trong khoang miệng. Điều này vừa giúp bạn loại bỏ nguyên nhân gây ê buốt chân răng hàm dưới, vừa giúp bạn cân bằng độ pH trong nước bọt.
2. Ảnh hưởng do ê buốt chân răng gây ra
Ê buốt chân răng là dấu hiệu cảnh báo sớm của các bệnh về răng miệng. Nếu bạn phớt lờ dấu hiệu này, bệnh lý có thời gian trở nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
- Sâu răng: Bạn khó nhận biết sâu răng giai đoạn đầu do vị trí bị sâu thường nằm ở góc khuất hoặc ở kẽ răng. Sâu răng rất dai dẳng và dễ lây lan giữa các răng với nhau.
- Hoại tử tủy răng: Ê buốt chân răng hàm dưới do viêm nhiễm đã lan đến tủy răng, chỉ vài ngày sau, tủy răng bị hoại tử nhanh chóng làm răng yếu đi. Răng bị chết tủy đồng nghĩa với răng đã mất đi sự sống, bị giòn và dễ gãy rụng.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Ê buốt chân răng khiến bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu, ăn không ngon miệng, chán ăn và mệt mỏi.
- Mất răng vĩnh viễn: Răng bị nhiễm trùng và hoại tử tủy dễ bị lung lay, gãy rụng. Mất răng cũng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười.
- Nguy cơ bị tiêu xương hàm: Viêm nhiễm diễn ra ở chóp răng là nơi tiếp xúc với xương hàm, dễ làm tiêu xương hàm dẫn đến biến dạng khuôn mặt.
Sâu răng thường nằm ở góc khuất hoặc ở kẽ răng
3. Giải pháp chữa trị, làm giảm ê buốt chân răng hàm dưới
Cảm giác ê buốt chân răng hàm dưới thường tái đi tái lại nhiều lần, làm ảnh hưởng rất lớn đến niềm vui ăn uống. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị sớm. Việc điều trị kịp thời không chỉ giúp bạn xóa đi cảm giác khó chịu, mà nó còn giúp răng của bạn thoát khỏi nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
3.1. Khám răng tại nha khoa
Tại nha khoa, bác sĩ tiến hành chụp phim để tìm ra nguyên nhân gây ê buốt chân răng hàm dưới. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các biện pháp điều trị tương ứng.
Chẳng hạn như:
- Sâu răng: Bác sĩ loại bỏ tổ chức răng bị sâu và trám lại với vật liệu trám chuyên dụng.
- Nhiễm trùng chóp răng: Bác sĩ chỉ định bạn dùng các loại thuốc kháng sinh và hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Viêm tủy răng: Bác sĩ tiến hành điều trị tủy răng để loại bỏ tổ chức tuỷ bị viêm và cắt đứt cơ đau buốt khó chịu của bạn.
- Tụt nướu, lộ ngà răng: Bác sĩ tiến hành cấy ghép nướu hoặc tái khoáng răng.
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây ê buốt chân răng hàm dưới
3.2. Phòng trị ê buốt chân răng tại nhà
Để không phải chịu đựng cảm giác ê buốt chân răng hàm dưới, bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây.
3.2.1. Phòng ê buốt chân răng hàm dưới bằng cách vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là điều quan trọng giúp răng loại bỏ mầm bệnh và trả lại hơi thở thơm mát. Theo đó, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, 1 lần vào lúc sáng sau khi thức dậy, 1 lần vào lúc tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, sau các bữa ăn trong ngày, bạn nên súc miệng lại với nước. Tiếp đến, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn còn bị mắc kẹt trong kẽ răng. Nếu bạn có răng sâu, việc loại bỏ vụn thức ăn càng quan trọng hơn.
Để làm sạch 99% vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, những nơi mà bàn chải không thể chạm tới, bạn có thể dùng thêm máy tăm nước.
3.2.2. Phòng ê buốt chân răng bằng cách cạo vôi răng định kỳ
Vôi răng được hình thành từ những mảng thức ăn dính chặt vào răng. Tùy theo cơ địa, chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng của mỗi người mà vôi răng được tạo ra nhiều hay ít. Nếu bạn chăm sóc răng miệng không tốt, quá trình hình thành vôi răng nhanh hơn và vôi răng đóng nhiều hơn. Ngược lại, bạn thường xuyên làm sạch răng, thường dùng chỉ nha khoa, vôi răng sẽ ít có cơ hội được hình thành.
Ngoài ra, bạn thường xuyên ăn bánh kẹo ngọt hoặc đồ ăn nhiều tinh bột, cao răng cũng được hình thành nhiều hơn.
Phòng ê buốt chân răng bằng cách cạo vôi răng định kỳ
3.2.3. Hạn chế ăn các loại thực phẩm hại răng
Các loại thực phẩm hại răng thường làm mòn men răng, dễ bám dính vào răng và khó loại bỏ nếu bạn chỉ súc miệng với nước. Theo đó, để tránh bị ê buốt răng và ngăn ngừa cao răng tích tụ, bạn hãy hạn chế các loại thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn nhiều tinh bột: Các loại khoai, các loại hạt… bạn không nên ăn các loại thực phẩm này vào buổi tối và sau khi ăn, bạn nên súc miệng thật kỹ.
- Bánh kẹo ngọt dẻo dính: Đây chính là môi trường nuôi sống vi khuẩn gây sâu răng.
- Nước ngọt có ga: Chứa nhiều acid làm hại men răng.
Ngoài ra, để phòng tránh ê buốt chân răng hàm dưới, bạn không nên hút thuốc lá và uống bia rượu. Nguyên nhân là vì các chất này đều làm phá hủy men răng, gây sâu răng và viêm nướu. Ngay khi có dấu hiệu bị ê buốt răng, sưng nướu hoặc chảy máu chân răng, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh hiệu quả các vấn đề sâu răng, viêm nướu, xỉn màu răng, bạn có thể chọn bọc răng sứ tại nha khoa Tâm Đức Smile. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ bằng cách gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây để được tư vấn miễn phí.