Trang chủ / Bài viết / NGUYÊN NHÂN NHAI BỊ ĐAU GẦN TAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

NGUYÊN NHÂN NHAI BỊ ĐAU GẦN TAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Đau nhức vùng quai hàm gần tai là hiện tượng phổ biến, nhưng mức độ nguy hiểm không thể coi thường. Mỗi cử động khi ăn nhai đều tạo thành cơn đau dai dẳng, thậm chí làm bạn đau đầu, khó tập trung làm việc. Vậy nguyên nhân nhai bị đau gần tai là do đâu và làm thế nào để khắc phục? Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân nhai bị đau gần tai

Đau gần tai khi nhai là hiện tượng đau hoặc nhức nhối ở khu vực xung quanh tai, đặc biệt khi bạn ăn uống. Đi kèm với cơn đau dai dẳng, bạn còn nhận thấy nhiều dấu hiệu khác như:

  • Phần hàm cảm giác đau và co cứng, cử động khó khăn.
  • Cơn đau nhức lan lên đầu và toàn bộ vùng mặt.
  • Đóng mở miệng khó khăn và có khả năng sưng nhẹ, nổi hạch ở vùng gần tai.

Theo bác sĩ, có 4 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Đó là: Mọc răng khôn, rối loạn khớp thái dương hàm, lệch khớp cắn và sâu răng.

nguyên nhân nhai bị đau gần tai và cách khắc phục

Đau gần tai khi nhai là hiện tượng đau hoặc nhức nhối ở khu vực xung quanh tai

1.1. Nhai bị đau gần tai do mọc răng khôn

Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm, dễ mọc lệch, mọc ngầm hoặc chen chúc với răng khác do thiếu không gian. Do đó, nếu răng khôn không mọc thẳng như bình thường, bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng hàm gần tai. Đặc biệt khi nhai, lực nghiền tác động lên phần răng mọc lệch, tạo thành cơn đau dai dẳng. Khi mọc răng số 8, bạn phải đến nha khoa để nhổ bỏ.

1.2. Nhai bị đau gần tai do rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là căn bệnh thuộc tình trạng rối loạn hệ thống sọ mặt, viết tắt là TMJ. Khớp thái dương hàm có vai trò nhai, nuốt, nói chuyện, nối giữa xương hàm dưới và hộp sọ. Khi mắc bệnh, ngoài hiện tượng đau gần tai khi nhai, bạn còn gặp nhiều dấu hiệu như: 

  • Nghe thấy tiếng lục cục trong khớp thái dương hàm khi nhai hoặc khi cử động hàm dưới.
  • Cơ hàm bị mỏi khi nhai, vậy nên người bệnh chán ăn, bỏ ăn.
  • Sưng tấy ở khu vực xung quanh tai hoặc má tại vùng quai hàm.
  • Cơn đau lan lên đầu, bạn cảm thấy choáng váng kèm ù tai.

1.3. Nhai bị đau gần tai do lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn là một trong các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau gần tai khi ăn nhai. 70% nguyên nhân của tình trạng lệch khớp cắn là do di truyền, ngoài ra còn do chấn thương, biến chứng của bệnh lý nha chu gây ra. Trong trường hợp khớp cắn lệch nặng, phanh lưỡi bám thấp nên cơ hàm hoạt động quá mức. Cơ hàm mất kiểm soát gây ra loạn chức năng khớp thái dương hàm - nguyên nhân của cơn đau gần tai khi ăn uống.

1.4. Nhai bị đau gần tai do sâu răng hàm

Răng hàm nằm ở vị trí trong cùng, khó vệ sinh nên rất dễ bị sâu răng. Vi khuẩn làm tổn thương men răng, ngà răng, tủy răng và gây nên các cơn đau âm ỉ. Đặc biệt, khi bạn nhai thức ăn, tác động lực lên răng hàm càng làm cho đơn đau thêm dữ dội.

nguyên nhân nhai bị đau gần tai và cách khắc phục

Răng hàm nằm ở vị trí trong cùng, khó vệ sinh nên rất dễ bị sâu răng

2. Nhai bị đau gần tai gây ảnh hưởng gì?

Có nhiều người lơ là với hiện tượng đau gần tai. Nếu không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, bạn có thể bị mất răng vĩnh viễn, chán ăn hoặc lệch khớp cắn nặng.

2.1. Nguy cơ mất răng vĩnh viễn

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhai bị đau gần tai là sâu răng. Vậy nên, nếu bạn không phát hiện kịp thời, lỗ sâu răng lan rộng ảnh hưởng tủy răng, làm răng bị áp xe. Nếu răng bị hư hại nghiêm trọng, bắt buộc bạn phải nhổ bỏ răng bị sâu. Răng vĩnh viễn bị nhổ sẽ không mọc răng thay thế, nếu bạn muốn đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ thì phải trồng răng giả.

2.2. Đau đớn, chán ăn

Đau nhức kéo dài kèm theo hiện tượng khó đóng mở miệng làm cho bạn sợ cơn đau, không muốn ăn. Ngoài ra, cơn nhức nhối dai dẳng ảnh hưởng đến cả tâm lý, gây khó chịu, bực bội và mất tập trung. Khi không có đủ chất dinh dưỡng, cơ thể bạn ngày càng suy nhược, đề kháng kém, càng thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.

nguyên nhân nhai bị đau gần tai và cách khắc phục

Đau nhức kéo dài kèm theo hiện tượng khó đóng mở miệng làm cho bạn sợ cơn đau, không muốn ăn

2.3. Nhai bị đau gần tai gây lệch khớp

Nếu nguyên nhân đau gần tai là do rối loạn khớp thái dương hàm, bạn có thể bị lệch khớp cắn nặng nếu không khắc phục sớm. Vì khớp thái dương hàm nối hàm dưới với hộp sọ, khi bị rối loạn, khớp cắn không được điều chỉnh. Nếu tình trạng loạn năng thái dương hàm xảy ra trong thời gian dài, khớp cắn sẽ bị lệch hoàn toàn.

3. Khắc phục tình trạng nhai bị đau gần tai

Khi bị đau quai hàm gần tai ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử một số biện pháp giảm đau tại nhà trước khi đến gặp bác sĩ:

  • Chườm nóng: Bạn dùng dụng cụ chườm nóng hoặc khăn nhúng nước nóng, sau đó đặt lên vùng bị đau. Nhiệt độ cao giúp cơ bắp thả lỏng, cải thiện hiện tượng cứng khớp và đau nhức.
  • Chườm lạnh: Nếu bạn bị đau ở vùng gần tai, kèm theo triệu chứng sưng tấy, bạn nên thử cách chườm lạnh. Bạn dùng khăn bọc đá viên bên trong, chườm nhẹ nhàng lên vùng bị đau.
  • Uống thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen sẽ giúp giảm đau và viêm. Khi sử dụng, bạn lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc liều dùng khuyến nghị của nhà sản xuất.
  • Xoa bóp, ấn huyệt: Bạn dùng 2 ngón trỏ và ngón giữa ấn nhẹ vào chỗ bị đau, sau đó xoa vòng tròn 5-10 vòng, sau đó cử động cơ hàm. Bạn nên duy trì động tác này trong 1-2 phút hoặc đến khi cảm thấy cơn đau đã giảm.

nguyên nhân nhai bị đau gần tai và cách khắc phục

Nếu bạn bị đau ở vùng gần tai, kèm theo triệu chứng sưng tấy, bạn nên thử cách chườm lạnh

Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ áp dụng cho trường hợp đau nhẹ và không phải do bệnh lý. Nếu hiện tượng nhai bị đau gần tai là do bệnh lý, bạn phải lập tức điều trị.

  • Do mọc răng khôn: Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để tiêu cơn đau. Trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp chườm nóng, chườm lạnh để giảm nhức nhối, ăn uống dễ dàng hơn.
  • Do sâu răng hàm: Bác sĩ sẽ điều trị sâu răng bằng cách làm sạch lỗ sâu, trám răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Nếu bạn bị sâu răng nặng và ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ sẽ điều trị tủy. Nếu bạn cần phải nhổ răng thì nên cân nhắc trồng răng sau đó.
  • Do lệch khớp cắn: Trong trường hợp này, bạn phải niềng răng để đưa khớp cắn về vị trí bình thường. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn, giúp giảm bớt cơn đau nhanh chóng. 
  • Do rối loạn khớp thái dương hàm: Bác sĩ điều trị nhai bị đau gần tai do rối loạn khớp thái dương hàm bằng cách dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, để giảm áp lực lên khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng nhai hoặc niềng răng. Nếu tình trạng quá nặng, bạn phải phẫu thuật để điều chỉnh khớp.

nguyên nhân nhai bị đau gần tai và cách khắc phục

Nếu hiện tượng nhai bị đau gần tai là do bệnh lý, bạn phải lập tức điều trị tại nha khoa

Để ngăn ngừa tình trạng đau gần tai khi ăn nhai, bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn nên tránh các thói quen không tốt như: Cắn móng tay, cắn bút, dùng răng cắn vật cứng,... Nếu đang mắc bệnh nha chu, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị, tránh gặp biến chứng không mong muốn.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu về hiện tượng nhai bị đau gần tai và nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả. Để tránh bị đau quai hàm khi nhai và nhiều bệnh lý răng miệng khác, bạn nên đến nha khoa để thăm khám định kỳ. Khi gặp phải các vấn đề về răng miệng, bạn cần tìm hướng chữa trị ngay bằng cách liên hệ với Tâm Đức Smile qua: