Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
20+ CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP NHANH VỀ NHỔ RĂNG KHÔN TẠI NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
Mục lục nội dung
- 1. Vì sao cần phải nhổ răng khôn?
- 2. Nhổ răng khôn tại nha khoa Tâm Đức Smile có đau hay không?
- 3. Độ tuổi nào nhổ răng khôn là thích hợp nhất?
- 4. Khi nào nên nhổ răng khôn?
- 5. Khi nào không nên nhổ răng khôn?
- 6. Nhổ răng khôn bao lâu thì xong?
- 7. Nhổ răng khôn bao lâu thì lành thương?
- 8. Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền tại nha khoa Tâm Đức Smile?
- 9. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
- 10. Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?
- 11. Sau khi nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu?
- 12. Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì có thể súc miệng bằng nước muối?
- 13. Nên ăn gì và không nên ăn gì sau khi nhổ răng khôn?
- 14. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn như thế nào?
- 15. Trước khi nhổ răng khôn có được ăn hay không?
- 16. Quý khách cần chuẩn bị những gì trước khi nhổ răng khôn?
- 17. Có cần phải uống thuốc giảm đau trước khi nhổ răng khôn hay không?
- 18. Có nên nhổ 2 hoặc 4 răng khôn cùng lúc không?
- 19. Vì sao sau nhổ răng khôn nuốt nước bọt bị đau?
- 20. Vì sao sau khi nhổ răng khôn bị đau đầu?
- 21. Nhổ răng khôn xong bị sốt có bất thường không?
1. Vì sao cần phải nhổ răng khôn?
Trên cung hàm, răng khôn là chiếc răng mọc lên sau cùng, khi các chiếc răng khác đã ổn định vị trí. Cung hàm không có đủ không gian cho răng khôn phát triển, làm răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, hoặc mọc đâm ngang vào răng số 7,... Tất cả các trường hợp đều làm cho Quý khách cảm thấy khó chịu, vì vậy cần nhổ răng khôn để giải quyết.
Ngoài ra, vì có vị trí ở trong cùng nên việc làm sạch răng khôn rất khó khăn. Nó vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trên răng khôn, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
Quý khách cần phải nhổ răng khôn, đặc biệt là khi chiếc răng này gây đau nhức. Nếu không nhổ kịp thời, viêm nhiễm sẽ dần lây lan sang các răng kế cận. Vì vậy, Quý khách cần nên nhổ răng khôn ngay khi có thể.
2. Nhổ răng khôn tại nha khoa Tâm Đức Smile có đau hay không?
Câu trả lời là không. Quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa Tâm Đức Smile được thực hiện bởi bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm phong phú. Ngoài ra, bác sĩ còn giúp Quý khách gây tê cục bộ vùng cần nhổ răng khôn, nên Quý khách không cảm thấy đau đớn trong suốt quy trình.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, Quý khách cảm thấy hơi ê đau tại vị trí nhổ răng. Đây là biểu hiện thông thường và biến mất sau 1-2 ngày. Do đó, Quý khách không cần phải lo lắng quá nhiều.
3. Độ tuổi nào nhổ răng khôn là thích hợp nhất?
Độ tuổi nhổ răng khôn thích hợp nhất là từ 18-25 tuổi. Đây là độ tuổi Quý khách còn trẻ và khỏe, giúp quy trình nhổ răng khôn thực hiện dễ dàng hơn.
Ở độ tuổi này, xương hàm và mật độ xương của Quý khách chưa cứng chắc nên rất dễ nhổ răng. Qua đó, nhổ răng khôn không gây ra nhiều sang chấn, giúp rút ngắn thời gian lành thương.
Bước qua độ tuổi này, việc nhổ răng khôn trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Vì răng khôn bám chắc vào xương hàm nên quy trình nhổ răng cần có nhiều thời gian hơn, dễ bị đau nhức sau khi nhổ răng khôn.
4. Khi nào nên nhổ răng khôn?
Khi gặp 1 trong các trường hợp sau đây, Quý khách cần nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.
- Răng khôn mọc gây đau, gây u nang hoặc nhiễm trùng, nguy cơ làm ảnh hưởng các răng kế cận.
- Thức ăn giắt vào kẽ răng khôn không được vệ sinh sạch làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
- Răng khôn mọc nhưng không có răng ăn khớp ở hàm đối diện. Điều này dễ làm cho răng khôn mọc trồi ra gây sai lệch khớp cắn.
- Răng khôn có hình dáng bất thường làm cho thức ăn bị nhồi nhét, tương lai có thể gây sâu răng hoặc viêm nha chu.
- Răng khôn bị sâu hoặc các bệnh lý khác.
- Cần nhổ răng khôn để phục vụ mục đích chỉnh nha.
Răng khôn mọc lệch nên nhổ từ sớm
5. Khi nào không nên nhổ răng khôn?
Ở đa số các trường hợp, bác sĩ đều chỉ định nhổ răng khôn, tuy nhiên, có 1 vài ngoại lệ.
5.1. Trường hợp đang bị viêm lợi
Khi đang bị viêm lợi, Quý khách không nên nhổ răng khôn vì có thể làm cho viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nhổ răng khôn ngay tại thời điểm này còn tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, tác động không nhỏ đến sức khỏe của Quý khách.
5.2. Không nên nhổ răng khôn cho phụ nữ đang mang thai
Khi đang mang thai, hàm lượng Canxi trong cơ thể của người phụ nữ bị xáo trộn, làm ảnh hưởng quá trình lành thương. Vì vậy, không nên nhổ răng khôn cho phụ nữ đang mang thai. Nhổ răng trong trường hợp này rất dễ gây viêm nhiễm, đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé.
5.3. Không nên nhổ răng khôn cho phụ nữ đang có kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt, lượng Hormone trong cơ thể của phụ nữ tăng cao, gây ra các vấn đề về răng miệng như hôi miệng hoặc viêm nướu. Đây là yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình nhổ răng khôn, gây viêm nhiễm nghiêm trọng và mất nhiều máu. Do đó, không nên nhổ răng khôn cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
5.4. Người vừa mới ốm dậy
Sau khi vừa ốm dậy, sức đề kháng vẫn còn yếu nên thời gian lành thương sẽ rất lâu. Nếu nhổ răng khôn ngay tại thời điểm này có thể gây ra biến chứng khó lường.
Khi gặp phải 1 trong 4 trường hợp vừa nêu, Quý khách không nên nhổ răng khôn. Sau khi sức khỏe ổn định, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định thích hợp nhất cho Quý khách.
Bác sĩ sẽ giải đáp cho Quý khách những trường hợp nên và không nên nhổ răng khôn
6. Nhổ răng khôn bao lâu thì xong?
Một ca nhổ răng khôn thường kéo dài trong khoảng 20-30 phút. So với răng khôn hàm trên thì răng khôn hàm dưới khó nhổ hơn. Nguyên nhân là vì răng khôn thường mọc ngầm, mọc lệch hoặc có hình thù kỳ lạ.
Tuy nhiên, thời gian nhổ răng khôn còn phụ thuộc vào độ tuổi của Quý khách và mức độ phức tạp của ca nhổ răng. Độ tuổi càng cao, ca nhổ răng càng phức tạp và càng cần nhiều thời gian.
Thời gian nhổ răng khôn còn được quyết định bởi các yếu tố sau:
- Tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện nhổ răng khôn.
- Dụng cụ, máy móc và các thiết bị hỗ trợ.
- Tình trạng sức khỏe và tinh thần của Quý khách.
- Số lượng răng khôn cần nhổ.
7. Nhổ răng khôn bao lâu thì lành thương?
Sau khoảng 1-2 tuần nhổ răng khôn, nướu răng của Quý khách sẽ lành hẳn. Sau khoảng 1 tháng nhổ răng khôn, khung xương hàm được lành hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian lành thương sau khi nhổ răng khôn có thể thay đổi bởi tác động của nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:
- Đặc điểm cơ địa ở mỗi người.
- Kích thước, hình dáng và vị trí của răng khôn.
- Độ tuổi nhổ răng khôn.
- Cách thức vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
- Tay nghề và kỹ thuật nhổ răng.
Thời gian vết thương lành lại phụ thuộc vào cách chăm sóc của Quý khách
8. Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền tại nha khoa Tâm Đức Smile?
Tùy vào mức độ khó hoặc dễ của ca nhổ răng khôn, chi phí sẽ thay đổi thích hợp. Nhìn chung, mức giá nhổ răng khôn tại nha khoa Tâm Đức Smile hợp lý và phù hợp với đa số khách hàng tại Việt Nam.
>>> Xem thêm:
9. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn là 1 kỹ thuật đơn giản trong nha khoa, không gây nguy hiểm cho Quý khách. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn sai cách, hoặc không đúng kỹ thuật, quá trình nhổ răng khôn có thể gặp sự cố.
- Chảy máu kéo dài do làm đứt mạch máu lớn, hoặc nhổ răng khôn trong tình trạng viêm nhiễm.
- Làm nhiễm trùng vùng nướu vừa nhổ răng khôn tạo ổ mủ, sưng nướu răng, đau nhói cổ,...
- Làm sưng vùng mặt trong nhiều ngày, xuất hiện tình trạng hôi miệng, hình thành ổ mủ tại vị trí nhổ răng khôn.
- Nhổ răng khôn sai cách làm tổn hại các dây thần kinh liên quan, gây tê lưỡi, má, môi, cằm,...
- Làm ảnh hưởng chiếc răng số 7 kế cận gây đau nhức.
- Nhổ răng khôn sai cách làm thủng xoang hàm trên. Dấu hiệu nhận biết bao gồm: sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, cơn đau lan rộng sang hàm trên, mắt và trán.
- Nếu bác sĩ dùng lực nhổ răng khôn quá mạnh sẽ làm cho xương hàm bị vỡ. Quý khách có thể nhận biết tình trạng này thông qua biểu hiện sưng tấy, đau nhức và chảy máu kéo dài.
- Dùng thuốc tê có nồng độ vượt ngưỡng cho phép khi nhổ răng khôn có thể gây ngộ độc. Biểu hiện của biến chứng này chính là: Toàn thân co giật, da nổi vân tím, khó thở,...
- Sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân là do nha khoa kém uy tín không nhổ răng khôn theo quy trình chuẩn. Nếu không xử lý kịp thời khi bị sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao.
10. Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?
Quy trình nhổ răng khôn cơ bản bao gồm 4 bước chính sau đây.
10.1. Chụp phim và tư vấn
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình nhổ răng khôn an toàn. Quý khách cần chụp phim X-quang để bác sĩ xác định vị trí và tư thế của răng khôn. Qua đó, bác sĩ dễ dàng đưa ra phương án nhổ răng an toàn nhất.
10.2. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nhằm mục đích xác định khả năng đông máu của Quý khách. Trong trường hợp máu khó đông, bác sĩ phải cân nhắc có nên nhổ răng khôn không để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, Quý khách cũng được kiểm tra tim mạch và huyết áp tại bước này.
10.3. Nhổ răng khôn
Bác sĩ tiến hành gây tê vùng nướu xung quanh răng khôn đang cần nhổ. Trước khi nhổ răng, mọi dụng cụ và thiết bị đều được sát khuẩn kỹ để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm chéo bệnh lý.
10.4. Tái khám
Bác sĩ hướng dẫn Quý khách cách chăm sóc răng miệng tại nhà, hẹn lịch tái khám để kiểm tra quá trình lành thương. Trong vòng 7-10 ngày sau khi nhổ răng khôn, Quý khách nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
Tâm Đức Smile thực hiện quy trình nhổ răng khôn an toàn, uy tín
11. Sau khi nhổ răng khôn sau bao lâu thì hết chảy máu?
Sau khi nhổ răng khôn, tình trạng chảy máu thường kéo dài trong khoảng 30 - 60 phút. Một số trường hợp đặc biệt, chảy máu kéo dài khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, nước bọt có màu hồng là biểu hiện bình thường, Quý khách không cần quá lo lắng.
Thời gian máu ngưng chảy sau khi nhổ răng khôn còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu sau 1 ngày, máu ở vết thương vẫn chưa ngừng chảy, có thể Quý khách đã gặp phải sự cố sau đây:
- Nhổ răng khôn khi đang bị viêm chân răng, làm các mạch máu giãn ra gây chảy máu nhiều.
- Do u nang xương hàm, giảm tiểu cầu hoặc tim mạch, làm cho máu khó đông.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
12. Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì có thể súc miệng bằng nước muối?
Vì nước muối có tính sát khuẩn mạnh, có thể làm chết hoặc trôi đi các tế bào vừa hình thành tại vị trí nhổ răng khôn. Nếu súc miệng bằng nước muối quá sớm, vết thương rất khó lành. Quý khách chỉ nên dùng nước muối từ ngày thứ 2 trở đi sau khi nhổ răng khôn.
>>> Xem thêm:
13. Nên ăn gì và không nên ăn gì sau khi nhổ răng khôn?
Sau khi nhổ răng khôn, sức khỏe răng miệng của Quý khách rất nhạy cảm, nên Quý khách cần lưu ý ăn uống thích hợp. Cụ thể, Quý khách nên và không nên ăn 1 số thực phẩm sau đây.
13.1. Sau khi nhổ răng khôn Quý khách nên ăn gì?
Sau khi nhổ răng khôn, Quý khách nên ăn các thực phẩm sau.
13.1.1. Thức ăn mềm và dễ nhai
Thức ăn mềm và dễ nhai, như: Cháo, súp, sinh tố, nước ép, bột yến mạch,... Nhóm thức ăn này có nguồn dinh dưỡng dồi dào, không cần dùng nhiều lực ăn nhai. Nhờ đó, Quý khách dần cải thiện được tình trạng sưng đau, chảy máu sau khi nhổ răng khôn.
13.1.2. Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa
Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa, bao gồm: Sữa tươi, phô mai, sữa chua,... Đây là nhóm thực phẩm giàu Canxi, khoáng chất và Protein, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong sữa còn chứa nhiều lợi khuẩn, mang lại hiệu quả chống lại hại khuẩn tại vị trí vừa nhổ răng khôn.
13.1.3. Trái cây tươi và rau củ quả các loại
Trái cây và các loại rau củ quả, như: Chuối, dâu, nho, bắp cải,... Trái cây và các loại rau củ quả giàu chất xơ, khoáng chất và Vitamin, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của Quý khách sau khi nhổ răng khôn. Ăn nhiều nhóm thực phẩm này giúp Quý khách bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt.
13.1.4. Trứng và các thực phẩm được chế biến từ trứng
Trứng là nguồn thực phẩm giàu Protein, Vitamin và khoáng chất, cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể sau khi nhổ răng khôn. Quý khách có thể chế biến trứng theo rất nhiều cách khác nhau: Luộc, chiên, xào, làm bánh,...
13.2. Sau khi nhổ răng khôn Quý khách không nên ăn gì?
Trong khoảng thời gian kiêng cữ hậu phẫu răng khôn, Quý khách không nên ăn các thực phẩm sau đây.
13.2.1. Thức ăn có vị cay và nóng
Các thức ăn có vị cay và nóng bao gồm: Ớt, gừng, tiêu, lẩu,... không thích hợp cho Quý khách sau khi nhổ răng khôn. Vì dạng thức ăn này có thể làm giãn mạch máu, kích thích sưng đau tại vùng nướu vừa nhổ răng khôn, gây ra chảy máu, nhiễm trùng.
13.2.2. Thức ăn giòn và dễ bị vỡ vụn
Sau khi nhổ răng khôn, trên nướu xuất hiện 1 lỗ hỏng. Quý khách không nên ăn thức ăn giòn hoặc dễ bị vỡ vụn trong vài ngày đầu tiên. Vì các mảnh vụn từ thức ăn có thể bị lọt vào ổ răng gây nhiễm trùng. Quý khách nên kiêng: Snack, khoai tây chiên, bánh quy,...
13.2.3. Thức ăn dai và cứng
Các thức ăn dai và cứng như: Bánh nếp, bánh dày, Pizza,... có thể làm vết thương tại vị trí nhổ răng bị đau nhức nghiêm trọng. Vì vậy, đây cũng là nhóm thực phẩm Quý khách không nên ăn sau khi nhổ răng khôn. Nếu vô tình để thức ăn dài và cứng chạm vào vết thương, cục máu đông dễ bị vỡ và làm chảy máu.
13.2.4. Rượu bia
Uống rượu bia ngay sau khi nhổ răng khôn sẽ kéo dài thời gian lành thương, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng. Mặt khác, bia rượu còn làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau, làm cho Quý khách bị đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn. Vì vậy, Quý khách cần kiêng rượu bia trong vài ngày.
14. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn như thế nào?
Quý khách cần làm sạch răng miệng để bảo vệ sức khỏe và rút ngắn thời gian lành thương.
14.1. Súc miệng đều đặn
Quý khách hãy lưu ý:
- Không súc miệng trong vòng 6 tiếng kể từ thời điểm nhổ răng khôn.
- Khoảng 8 - 12 tiếng sau đó, Quý khách chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước thường.
- Sau khi nhổ răng khôn 1 ngày, Quý khách có thể súc miệng bằng nước muối loãng. Không nên dùng nước súc miệng có tính sát khuẩn cao.
14.2. Đánh răng đúng cách
Quý khách hãy lưu ý:
- Không đánh răng trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng khôn.
- Chỉ nên dùng bàn chải có lông mềm để chải răng. Khi chải răng, Quý khách cần đặt nghiêng bàn chải 1 góc 45 độ, dùng lực chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc.
- Tránh để bàn chải tiếp xúc trực tiếp với vết thương trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn.
6 bước đánh răng đúng cách
15. Trước khi nhổ răng khôn có được ăn hay không?
Trước khi nhổ răng khôn, Quý khách có thể ăn uống bình thường. Lời khuyên phải nhịn ăn trước khi nhổ răng khôn là nguồn thông tin sai lệch. Điều này làm cho cơ thể của Quý khách mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ khi nhổ răng khôn.
Quý khách nên ăn uống no trước khi nhổ răng khôn để giữ sức khỏe và tinh thần. Việc làm này còn giúp cho quy trình nhổ răng khôn được thực hiện thuận lợi hơn.
16. Quý khách cần chuẩn bị những gì trước khi nhổ răng khôn?
Trước khi nhổ răng khôn, Quý khách cần:
- Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và chủ động thông báo với bác sĩ. Đặc biệt cần lưu ý đến các vấn đề: Tim mạch, huyết áp, máu khó đông, phụ nữ đang mang thai, tiền sử bị dị ứng thuốc,...
- Quý khách nên chuẩn bị tinh thần thoải mái, thư giãn và giữ sức khỏe ổn định.
- Quý khách nên ngủ sớm trước khi nhổ răng khôn.
- Lưu ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không uống bia rượu hoặc hút thuốc lá 1 ngày trước khi nhổ răng khôn.
- Khoảng vài giờ trước khi nhổ răng khôn, Quý khách nên ăn nhẹ để ổn định lượng đường trong máu.
- Quý khách nên chủ động vệ sinh răng miệng sạch sẽ tại nhà trước khi đến nha khoa.
- Quý khách cần tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín để phòng ngừa các sự cố đáng tiếc.
17. Có cần phải uống thuốc giảm đau trước khi nhổ răng khôn hay không?
Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện rất kỹ càng tại nha khoa Tâm Đức Smile. Trước khi thực hiện, Quý khách sẽ được tiêm thuốc tê tại vị trí cần nhổ răng. Quý khách không cần uống thuốc giảm đau trước khi nhổ răng khôn.
Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định cho Quý khách dùng thuốc an thần nhẹ để ổn định tâm lý.
18. Có nên nhổ 2 hoặc 4 răng khôn cùng lúc không?
Nếu đáp ứng được điều kiện về sức khỏe, Quý khách có thể nhổ 2 - 4 chiếc răng khôn cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, Quý khách cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định này.
Nhổ 2 - 4 chiếc răng khôn cùng lúc sẽ gây đau nhiều hơn, Quý khách cần nhiều thời gian để lành thương và việc vệ sinh cũng phức tạp hơn. Khi được bác sĩ đồng ý, Quý khách có thể nhổ 2 - 4 răng khôn cùng lúc. Sau đó, Quý khách cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.
Qua thăm khám sức khoẻ, bác sĩ sẽ chỉ định số lượng răng khôn cần phải nhổ bỏ
19. Vì sao sau nhổ răng khôn nuốt nước bọt bị đau?
Nuốt nước bọt bị đau sau khi nhổ răng khôn có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân là do ổ vi khuẩn không được làm sạch triệt để, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây đau họng phát triển.
Vấn đề này còn có thể là do Quý khách vệ sinh răng miệng chưa tốt sau khi nhổ răng khôn. Để phòng tránh, Quý khách cần ăn uống theo chỉ định của bác sĩ và làm sạch răng miệng đúng cách.
20. Vì sao sau khi nhổ răng khôn bị đau đầu?
Nhổ răng khôn xong bị đau đầu là biến chứng của 1 trong những vấn đề sau đây.
20.1. Nhổ răng khôn sai kỹ thuật
Bác sĩ có tay nghề kém có thể gây tổn thương đến xương ổ răng và dây thần kinh. Trong đó, có nhiều dây thần kinh thuộc hệ thần kinh trung ương. Khi bị tổn thương các dây thần kinh này, Quý khách dễ bị đau đầu.
20.2. Nhổ răng khôn làm tổn thương mô mềm
Nếu bác sĩ mở xương quá rộng khi nhổ răng khôn sẽ làm mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương. Điều này làm cho dây thần kinh sinh ba (là dây thần kinh số 5) bị ảnh hưởng. Kéo theo sau đó là tình trạng đau đầu sau khi nhổ răng khôn.
20.3. Bị viêm huyệt ổ răng
Bị đau đầu sau khi nhổ răng khôn cũng có thể là dấu hiệu huyệt ổ răng đang viêm nhiễm. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, nguyên nhân chủ yếu là do dụng cụ nha khoa không được vô khuẩn trước khi sử dụng.
Có thể thấy, chỉ cần 1 vài sơ suất nhỏ trong quy trình nhổ răng khôn cũng có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Nếu Quý khách bị đau đầu sau khi nhổ răng khôn, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.
21. Nhổ răng khôn xong bị sốt có bất thường không?
Bị sốt sau khi nhổ răng khôn là tình trạng thường thấy, không bất thường và không đáng ngại. Vì vết thương sau khi nhổ răng rất nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công trong những ngày đầu, gây sốt khoảng 1-2 ngày. Sau khi vết thương lành, triệu chứng sốt cũng dần biến mất.
Tuy nhiên, sốt cũng có thể là biểu hiện bất thường nếu vượt quá ngưỡng 38 độ C. Trong trường hợp này, Quý khách cần đến nha khoa thăm khám để xác định nguyên nhân. Ngoài tình trạng sốt, Quý khách nên chú ý thêm 1 số biểu hiện khác. Chẳng hạn như: Chảy máu mũi, khó thở, nuốt khó khăn,... Tất cả đều là biến chứng bất thường sau khi nhổ răng khôn, cần được chữa trị sớm.
>>> Xem thêm:
Trong bài viết vừa rồi, nha khoa Tâm Đức Smile đã giải đáp tất cả các thắc mắc xoay quanh về chủ đề nhổ răng khôn. Quý khách cần nhổ răng khôn an toàn và không đau, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay bằng cách:
- Gọi vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.