Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
PANADOL VÀ PARACETAMOL CÓ GIẢM ĐAU RĂNG KHÔNG? DÙNG NHIỀU CÓ HẠI GÌ KHÔNG?
1. Panadol và Paracetamol là thuốc gì?
Panadol và Paracetamol về cơ bản là cùng một loại thuốc. Do chúng cùng chứa hoạt chất chính là Paracetamol. Trên thị trường hiện nay, có 3 loại Panadol với các hoạt chất phụ kèm theo dùng để điều trị các trường hợp khác nhau.
- Panadol vàng: Thành phần gồm có Paracetamol, Cafein và Phenylephrine. Chỉ định dùng cho cảm cúm, sốt, nghẹt mũi.
- Panadol đỏ: Thành phần bao gồm Paracetamol và Cafein. Loại này sử dụng cho trường hợp cảm sốt và đau đầu.
- Panadol xanh: Thành phần chỉ chứa duy nhất Paracetamol. Có công dụng giảm đau hạ sốt.
Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt. Hoạt chất này được bào chế ở rất nhiều dạng khác nhau: Viên nén, viên nang, hỗn dịch, viên đặt,... Paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn nên Quý khách dễ dàng mua được mà không cần có đơn thuốc.
Paracetamol thuộc nhóm thuốc không kê đơn phổ biến hiện nay
>>> Xem thêm:
2. Panadol và Paracetamol có giảm đau răng không?
Để trả lời cho câu hỏi “Panadol và Paracetamol có giảm đau răng không?” Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu về cơ chế tác dụng và chỉ định của Paracetamol.
2.1. Cơ chế tác dụng
Paracetamol (Acetaminophen) là chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin - thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu.
Đối với người đang bị sốt, thân nhiệt cao, Paracetamol giúp làm giảm thân nhiệt và hạ sốt nhanh chóng. Ở người khoẻ mạnh, Paracetamol rất ít khi có tác dụng này. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi, làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến mạch máu ngoại biên. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt.
Paracetamol là thuốc an toàn do ít tác động đến hệ tim mạch, hô hấp, không gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn không tác dụng trên tiểu cầu hoặc làm thay đổi nồng độ máu.
2.2. Chỉ định của thuốc Paracetamol
Paracetamol được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp đau, sốt vừa và nhẹ.
Panadol và Paracetamol có giảm đau răng không?
2.2.1. Dùng để giảm đau
Paracetamol có hiệu quả làm giảm các đơn đau vừa và nhẹ do nhiều nguyên nhân. Tuy vậy, Paracetamol lại có hiệu quả thấp hơn đối với cơn đau có nguồn gốc từ nội tạng, trừ đau bụng kinh. Thuốc cũng không hiệu quả đối với bệnh thấp khớp.
Đối với người có chống chỉ định hoặc không dung nạp với Salicylat để giảm đau, hạ sốt thì Paracetamol chính là lựa chọn thay thế.
2.2.2. Dùng để hạ sốt
Paracetamol được dùng để giảm thân nhiệt ở người đang sốt cao, giúp Quý khách cảm thấy dễ chịu hơn.
Đối với trường hợp đau răng vừa và nhẹ, Paracetamol là lựa chọn hoàn hảo giúp Quý khách giảm đau. Vì thế, đáp án của câu hỏi “Panadol và Paracetamol có giảm đau răng không” chính là có.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Một số lưu ý khi sử dụng Paracetamol
Quý khách không được tự ý điều trị giảm đau bằng Paracetamol quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em. Do trường hợp đau kéo dài cần được chẩn đoán, điều trị bởi người có năng lực chuyên môn cao.
Sử dụng quá liều, lạm dụng Paracetamol gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe như: Suy gan, tăng men gan, hoại tử gan,…
Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng Paracetamol khi thật sự cần thiết
3.1. Không sử dụng Paracetamol cho các trường hợp
- Mắc bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan.
- Đang bị thiếu máu.
- Có mẫn cảm với Paracetamol.
- Đang mắc bệnh thiếu hụt Glucose-6-Phosphat dehydrogenase.
3.2. Những lưu ý khi dùng Paracetamol
- Rượu gây tăng độc tính của Paracetamol lên gan. Quý khách hãy hạn chế uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc.
- Trong thời kỳ mang thai: Chỉ sử dụng Paracetamol khi thật sự cần thiết.
4. Liều dùng Paracetamol điều trị đau răng và một số thuốc giúp giảm đau khác
4.1. Liều dùng của Paracetamol
- Đối với người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: Sử dụng từ 325mg - 650mg, mỗi 4 - 6 giờ một lần khi xuất hiện cơn đau. Quý khách không dùng quá 4 g một ngày. Sử dụng liều 1g đối với trường hợp đau nặng ở người lớn.
- Trẻ em dưới 11 tuổi: Quý khách hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn.
4.2. Một số thuốc giảm đau răng khác
- Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid: Ibuprofen, Celecoxib, Aspirin... Có tác dụng giảm đau kết hợp với kháng viêm giúp điều trị đau răng, viêm, sưng nướu. Tương tự như Paracetamol, nhóm thuốc này cũng không được tự ý dùng quá 10 ngày.
- Kháng sinh răng miệng: Beta lactam với Metronidazol dùng để diệt khuẩn trong khoang miệng. Trước khi sử dụng, Quý khách cần phải được sự cho phép và tư vấn của bác sĩ.
- Thuốc gây tê Benzocain: Có tác dụng gây tê, làm giảm cơn đau nhanh chóng sau khi bôi vào răng.
- Vitamin: Vitamin: A, D3, C, B2 cần thiết cho người bị đau răng.
Kết hợp Paracetamol với kháng sinh răng miệng Beta lactam để diệt khuẩn
5. Nguyên nhân gây ra đau răng
Đau răng là biến chứng của nhiều vấn đề về răng miệng. Trước khi tìm hiểu xem Panadol và Paracetamol có giảm đau răng không, Quý khách cần biết rõ nguyên nhân đau răng để kịp thời xử trí đúng cách.
5.1. Đau răng do sâu răng
Đây là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến đau răng. Các mảng bám dính vào răng không được vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm mòn răng. Lâu dần, tủy và ngà răng bị phá hủy làm cho răng đau nhức và nhạy cảm.
5.2. Đau răng do mọc răng khôn
Hiện tượng răng mọc lệch, đâm vào nướu hoặc đâm vào răng bên cạnh, gây đau răng và sưng lợi. Để chấm dứt tình trạng này, Quý khách nên nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt.
5.3. Các bệnh lý về răng miệng gây đau răng
Các bệnh lý thường gặp gây ra các cơn đau răng như:
- Viêm tủy răng.
- Áp xe răng.
- Viêm nha chu.
Mọc răng khôn gây đau răng và sưng lợi
6. Một số tác dụng phụ khi Quý khách dùng Paracetamol
- Tác dụng phụ trên da: Nổi ban đỏ hoặc mày đay.
- Tác dụng phụ trên dạ dày và ruột: Buồn nôn và nôn.
- Tác dụng phụ trên hệ huyết học: Rối loạn tạo máu, thiếu máu.
7. Một số biện pháp điều trị đau răng không dùng thuốc
Paracetamol chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau răng. Để điều trị dứt điểm, Quý khách cần tìm ra nguyên nhân chính làm đau răng và khắc phục nó.
7.1. Điều trị đau răng do sâu răng
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của răng bị tổn thương mà các cách điều trị cũng khác nhau.
- Đối với vết sâu răng chưa gây tổn hại đến tủy: Bác sĩ thực hiện tái khoáng răng để phục hồi răng cho Quý khách.
- Khi vết sâu đã đi đến tủy răng và làm hư tủy: Bác sĩ xử lý bằng cách lấy tủy, làm sạch vết sâu và trám vết sâu răng bằng chất liệu chuyên dụng trong nha khoa.
- Đối với trường hợp răng sâu quá nặng: Quý khách cần nhổ bỏ răng sâu đó.
Quý khách cần đến nha khoa để điều trị đau răng dứt điểm
7.2. Điều trị đau răng do mọc răng khôn
Quá trình mọc răng khôn không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng khác phát triển. Nhổ bỏ răng khôn là lựa chọn tốt nhất để giải quyết dứt điểm vấn đề đau răng.
8. Thói quen giúp răng miệng khỏe mạnh, hạn chế đau răng
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày và ít nhất 2 phút trong mỗi lần đánh.
- Khám răng định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và kịp thời điều trị.
- Hạn chế dùng các loại thức ăn ngọt như bánh, kẹo,... tránh tích tụ vi khuẩn.
- Ăn thức ăn có chứa nhiều Calci, tốt cho men răng.
- Kết hợp vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa, dung dịch vệ sinh răng.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề Panadol và Paracetamol có giảm đau răng không. Dùng thuốc giảm đau răng chỉ là biện pháp nhất thời. Quý khách nên thăm khám răng càng sớm càng tốt để chữa trị dứt điểm nguyên nhân gây đau răng.
Quý khách hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Gửi yêu cầu tư vấn bằng cách điền vào bảng sau đây.