Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
RĂNG LUNG LAY NHƯNG KHÔNG ĐAU LÀ VÌ SAO? CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?
1. Nguyên nhân làm răng lung lay nhưng không đau
Răng miệng là bộ phận quan trọng của cơ thể, có chức năng chính là nhai nghiền thức ăn. Hiện tượng răng lung lay nhưng không có cảm giác đau xảy ra rất phổ biến. Từ trẻ em tới người già đều có thể gặp trường hợp răng lung lay không đau. Sau đây là 5 nguyên nhân chính dẫn đến răng lung lay nhưng không đau.
1.1. Răng lung lay nhưng không đau do tủy răng đã bị hoại tử
Tủy răng là phần nuôi sống, giúp răng phát triển khỏe mạnh. Trong tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi tủy răng chết đi hay còn gọi là hoại tử tủy, các dây thần kinh cũng mất chức năng. Do đó, răng không còn cảm giác đau khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hay các chất kích thích khác.
Tủy răng chết, nguồn cung cấp dinh dưỡng cho răng bị cắt đứt. Chân răng trở nên giòn hơn và lung lay, dễ gãy. Ngoài biểu hiện răng lung lay nhưng không đau, hoại tử tủy có các dấu hiệu khác như:
- Răng bị đổi màu: Răng bị hoại tử thường có màu xám hoặc đen.
- Sưng nướu: Viêm nhiễm tủy lan rộng ra nướu, gây sưng đỏ và đau nhức.
- Mùi hôi miệng: Thức ăn đọng lại tại khu vực tủy bị viêm nhiễm, không vệ sinh sạch sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.
- Áp xe: Tủy răng bị hoại tử còn làm xuất hiện áp xe xung quanh nướu và chân răng, chỗ viêm có mủ vàng.
1.2. Ở trẻ em: Răng lung lay nhưng không đau là dấu hiệu sắp thay răng
Răng của người hình thành và phát triển qua 2 giai đoạn: răng sữa và răng vĩnh viễn. Răng sữa được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của trẻ trong những năm đầu đời. Khi trẻ lớn lên, răng sữa không còn đủ chắc khỏe để chịu được lực nhai mạnh.
Dưới mỗi chiếc răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn. Khi răng vĩnh viễn phát triển sẽ tạo áp lực lên chân răng sữa. Răng sữa có dấu hiệu lung lay và rụng đi. Quá trình thay răng diễn ra tự nhiên, kích cỡ răng nhỏ nên trẻ có răng lung lay nhưng không đau.
Trẻ bắt đầu thay răng sữa ở khoảng 6-7 tuổi. Tuy nhiên, thời gian thay răng có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Các răng cửa thường là những chiếc răng đầu tiên bị lung lay và rụng. Sau đó, các răng khác lần lượt rụng theo: răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm.
Trẻ bắt đầu thay răng sữa ở khoảng 6-7 tuổi
1.3. Ở người già: Răng lung lay nhưng không đau là do răng yếu sắp rụng
Khi về già, tủy răng teo nhỏ, khiến răng mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng. Xương hàm cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa, dẫn đến việc răng bị lung lay và dễ rụng. Tương tự như thay răng sữa, rụng răng ở người già diễn ra đúng theo quy trình tự nhiên nên không có cảm giác đau.
Thời điểm rụng răng ở người già không cố định và phụ thuộc vào độ tuổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt, cách chăm sóc răng miệng,... Tuy nhiên, dựa trên khảo sát thực tế, răng lung lay và rụng ở người già bắt đầu từ độ tuổi 65 - 70 trở đi.
1.4. Răng lung lay nhưng không đau là dấu hiệu của tiêu xương hàm
Xương hàm đóng vai trò như một điểm tựa vững chắc để nâng đỡ răng. Tiêu xương hàm là tình trạng xương ổ răng bị tiêu biến dần đi, khiến cho răng trở nên lung lay và dễ rụng. Nhiều người thắc mắc tại sao răng lung lay do tiêu xương hàm lại không gây đau nhức, là do:
- Quá trình diễn ra từ từ: Quá trình tiêu xương thường diễn ra chậm, không gây ra những cơn đau đột ngột như viêm nha chu hay áp xe,...
- Ít tổn thương dây thần kinh: Tiêu xương chủ yếu ảnh hưởng đến phần xương hàm, xương ổ răng chứ không gây tổn thương trực tiếp tới dây thần kinh.
Bên cạnh răng lung lay nhưng không đau, một số biểu hiện phổ biến của tiêu xương hàm bạn nên chú ý đó là:
- Lợi bị tụt xuống, lộ ra phần chân răng.
- Các răng bị xô lệch, tạo ra những khoảng trống.
- Răng dễ bị ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh.
- Răng lung lay khiến việc nhai thức ăn trở nên khó khăn.
- Tiêu xương hàm có thể dẫn đến tình trạng hai bên má bị hóp lại.
Tình trạng tiêu xương hàm hai bên
1.5. Răng lung lay nhưng không đau do sự thay đổi hormone đột ngột
Răng lung lay nhưng không có cảm giác đau sau sinh hoặc trong quá trình mang thai khiến cho nhiều bà mẹ lo lắng. Nguyên nhân được giải thích rằng:
- Cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi lớn về nội tiết tố. Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone ảnh hưởng đến các mô liên kết quanh răng, khiến chúng trở nên lỏng lẻo hơn.
- Mẹ bầu cần cung cấp một lượng canxi lớn cho sự phát triển của thai nhi. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi ở mẹ. Canxi là chất quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo răng và xương.
- Trường hợp người mẹ không bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, cơ thể suy yếu kéo theo các bệnh lý về răng. Từ đó làm răng lung lay.
Quá trình răng lung lay diễn ra trong thời gian dài, biểu hiện không lộ rõ nên người mẹ thường chủ quan. Nếu không xử lý kịp thời sẽ tăng nguy cơ tiêu xương răng, viêm nướu, bệnh nha chu,...
2. Những ảnh hưởng khi răng lung lay
Răng lung lay nhưng không đau có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, tăng nguy cơ viêm nướu, mất răng. Khi bạn hiểu được những hậu quả răng lung lay để lại, bạn sẽ chủ động hơn trong việc khám, điều trị và phòng ngừa.
2.1. Răng lung lay gây khó khăn trong ăn uống
Khi răng bắt đầu lung lay, việc nhai thức ăn trở nên khó khăn. Điều này được giải thích bởi các lý do sau đây:
- Khi nhai, lực tác động mạnh lên răng lung lay, gây ra cảm giác khó chịu, khiến bạn phải thay đổi chế độ ăn uống.
- Răng lung lay đến mức sắp rụng khiến bạn lo lắng khi ăn, không dám cắn mạnh hoặc ăn những thức ăn cứng.
- Khả năng nghiền nát thức ăn của răng lung lay giảm sút. Thức ăn không được nhai nghiền nhỏ làm cho bạn cảm thấy khó tiêu. Dạ dày phải hoạt động co bóp mạnh, đôi khi áp lực quá tải.
- Khi răng lung lay tổn thương, bạn cần hạn chế ăn đồ cứng, dai hoặc quá nóng, quá lạnh để tránh viêm nhiễm nặng thêm. Như vậy, chế độ ăn hằng ngày của bạn sẽ không có sự đa dạng.
Răng lung lay gây khó khăn trong ăn uống
2.2. Răng lung lay làm tăng nguy cơ bị mất răng
Như phần trên trình bày, răng lung lay do hoại tử tủy, tiêu xương hàm, thay răng sữa hay bởi tuổi cao, răng lão hóa và rụng đi. Trường hợp mất răng do thay răng, rụng răng ở người già ít đáng lo, đúng theo tự nhiên. Trường hợp răng vĩnh viễn lung lay do các bệnh lý dẫn tới mất răng mới là hậu quả nghiêm trọng.
Thời gian răng lung lay càng lâu thì phần chân răng được bao quanh bởi nướu và các dây chằng càng lỏng lẻo. Vi khuẩn tích tụ trong các kẽ hở giữa nướu và chân răng, tấn công xương ổ răng và gây mất răng vĩnh viễn.
2.3. Răng lung lay tạo điều kiện cho răng kế cạnh xô lệch vào nhau
Chỉ một tác động nhỏ như dùng tay lay nhẹ hay cắn phải vật cứng cũng khiến cho các răng lung lay có xu hướng nghiêng đổ. Các răng xung quanh mất đi điểm tựa vững chắc để giữ vị trí cố định. Lực nhai, cắn mạnh mỗi ngày khiến cho các răng kế cận dễ dàng xô lệch vào vị trí của răng bị lung lay.
Đồng thời, răng bị lung lay và rụng tạo ra một khoảng trống trên cung hàm. Nếu không được làm cầu răng hay trồng Implant kịp thời, các răng xung quanh di chuyển đến để lấp đầy khoảng trống. Tình trạng răng bị xô lệch, thưa hoặc chồng chéo lên nhau diễn ra nghiêm trọng hơn.
Răng lung lay tạo điều kiện cho răng kế cạnh xô lệch vào nhau
2.4. Răng lung lay nhưng không đau làm tăng nguy cơ bị viêm nướu
Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm mô nướu xung quanh răng, do mảng bám và cao răng tích tụ gây ra. Biểu hiện là nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng. Viêm nướu xảy ra nếu răng bạn có dấu hiệu của răng lung lay. Thức ăn đọng lại trong kẽ hở của răng lung lay tích tụ vi khuẩn.
Nướu trở nên nhạy cảm hơn dưới tác động của vi khuẩn. Viêm nhiễm nướu tiến triển lan sâu vào xương ổ răng, làm tiêu xương và các mô liên kết giữ răng. Điều này khiến răng trở nên lung lay hơn.
3. Giải pháp chữa trị và phòng tránh răng lung lay
Chữa trị răng lung lay kịp thời giúp bạn ăn uống dễ dàng và tránh được các bệnh về răng miệng. Để điều trị răng lung lay, bạn nên đến các nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, thiết bị y tế hiện tại, chuẩn y khoa.
3.1. Chữa trị răng lung lay nhưng không đau
Răng lung lay gây phiền toái cho chính bạn trong vấn đề ăn uống. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng do răng lung lay tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
3.1.1. Uống thuốc hoặc nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc theo kê đơn hoặc thực hiện nhổ răng là 2 phương pháp xử lý răng lung lay nhanh chóng nhất. Trong một số trường hợp, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm viêm để điều trị các bệnh lý làm răng lung lay.
Nếu răng đã bị tổn thương quá nặng, không thể phục hồi, nhổ răng là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về các phương pháp phục hình răng sau khi nhổ.
Bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về các phương pháp phục hình răng sau khi nhổ
3.1.2. Chữa trị các bệnh răng miệng hiện có
Hoại tử tủy và tiêu xương hàm là 2 nguyên nhân bệnh lý chính làm lung lay răng. Vậy do đâu mà răng của bạn bị hoại tử tủy, tiêu xương hàm? Đây chính là những biến chứng của các vấn đề răng miệng cơ bản nhưng không được điều trị. Ví dụ: sâu răng, viêm chân răng có mủ, cao răng,... Do đó, trước khi tiến hành chữa trị răng lung lay thì bạn cần xử lý dứt điểm các bệnh răng miệng cơ bản này.
3.2. Phòng tránh răng lung lay
Để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cần chú ý đến việc phòng ngừa răng lung lay nhưng không đau ngay từ đầu.
3.2.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Thời gian cho mỗi lần đánh răng khoảng 2-3 phút. Trong khi đánh răng, bạn chải theo hình tròn nhỏ, bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
Những mảng bám thức ăn ở khu vực kẽ răng khó vệ sinh bằng bàn chải, bạn hãy sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và máy tăm nước. Bạn hãy tham khảo dùng thêm nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn và khử mùi hôi miệng hiệu quả.
3.2.2. Cạo vôi răng định kỳ
Vôi răng là nguyên nhân chính gây ra viêm nướu và bệnh nha chu. Cạo vôi răng giúp loại bỏ nguồn gây bệnh, ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng: tiêu xương ổ răng, răng lung lay và mất răng.
Bạn nên cạo vôi răng định kỳ 6-12 tháng một lần để phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Nếu răng có dấu hiệu xỉn vàng, nhiều mảng cứng bám xung quanh chân răng, thì hãy chủ động lấy cao răng sớm hơn.
Bạn nên cạo vôi răng định kỳ để phòng ngừa các bệnh về răng miệng
3.2.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Răng chắc khỏe phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp xây dựng và duy trì cấu trúc răng vững chắc. Từ đó ngăn ngừa tình trạng răng lung lay.
Đặc biệt, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi. Đây là thành phần chính cấu tạo nên men răng. Khi cơ thể thiếu canxi, men răng yếu đi, dễ bị mòn và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây sâu răng và viêm nha chu.
Gợi ý cho bạn một số thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào, tốt cho sức khỏe răng miệng và tổng thể:
- Các loại sữa bò, sữa hạt, sữa chua, phomai,...
- Hải sản: cá ngừ, cá hồi, cá thu, tôm, cua, ốc,...
- Rau màu xanh đậm: cải bó xôi, bông cải xanh, cải xoăn,...
3.2.4. Hạn chế dùng chất kích thích và các loại bánh kẹo ngọt
Sau đây là những lý do cụ thể giải thích tại sao bạn nên hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và bánh kẹo ngọt:
- Thuốc lá làm giảm khả năng kháng khuẩn tự nhiên của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc trung hòa axit, loại bỏ mảng bám và bảo vệ răng. Sử dụng rượu bia làm hạn chế lượng nước bọt, khiến miệng khô.
- Đường trong bánh kẹo ngọt là thức ăn yêu thích của vi khuẩn gây sâu răng. Đường có thể bám vào kẽ răng và các rãnh nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu. Sâu răng và viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy.
Bạn đừng chủ quan vì cho rằng răng lung lay nhưng không đau. Tình trạng này có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng nướu, tiêu xương hàm. Khi phát hiện răng lung lay, bạn hãy đến nha khoa để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám và tư vấn miễn phí bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Để lại câu hỏi thắc mắc vào bảng bên dưới.