Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
THUN TÁCH KẼ LÀ GÌ? VÌ SAO PHẢI ĐẶT THUN TÁCH KẼ
1. Thun tách kẽ là gì?
Thun tách kẽ là các vòng tròn cao su được sử dụng trong lúc chuẩn bị niềng răng. Hiện tại, thun tách kẽ có 2 loại: Thun cao su và thun kim loại. Trong đó, thun cao su có màu xanh, làm từ cao su nguyên chất, có tính đàn hồi tốt. Thun kim loại hình dạng chữ L với lò xo bên trong, được kiểm định an toàn với răng, nướu.
Thun tách kẽ là các vòng tròn cao su được sử dụng trong lúc chuẩn bị niềng răng
1.1. Tác dụng của thun tách kẽ
Đặt thun tách kẽ là bước đầu tiên, quan trọng trong quá trình niềng răng. Thun tách kẽ phù hợp cho các trường hợp răng mọc lệch, mọc chồng chéo, khấp khểnh, răng quá khít,... Nếu là răng thưa thì không cần đặt thun tách kẽ.
Thun thường được đặt ở các vị trí răng số 5, 6, 7 - Răng tiền hàm và răng hàm. Đặt thun tách kẽ mang lại 4 lợi ích chính:
- Tạo ra khoảng trống giữa các răng: Thun tách kẽ được đặt giữa các răng tạo ra khoảng trống để giúp răng dịch chuyển dễ dàng.
- Cố định mắc cài chính xác: Khoảng trống được tạo ra giúp bác sĩ gắn các khí cụ chỉnh nha chắc chắn trên răng một cách dễ dàng.
- Giảm cảm giác khó chịu ban đầu: Gắn thun tách kẽ sớm giúp người niềng quen dần với cảm giác cộm trên răng và giảm áp lực lên răng gắn mắc cài.
- Tăng hiệu quả niềng răng: Thun tách kẽ tạo điều kiện thuận lợi dịch chuyển răng vào các vị trí mong muốn, rút ngắn thời gian niềng răng.
1.2. Đặt thun tách kẽ có đau không?
Thun tách kẽ là gì và đặt thun có đau không là hai câu hỏi luôn được người niềng răng quan tâm. Ban đầu khi đặt thun tách kẽ, người niềng răng có cảm giác khó chịu, cộm vướng. Điều này xảy ra do bạn chưa quen với việc kẽ răng có gắn thun tách kẽ và do răng đang có sự dịch chuyển từ từ.
Tuy nhiên, cảm giác đau nhẹ chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu ở các răng đặt thun tách kẽ. Răng và nướu cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi khi đặt thun. Cảm giác đau sẽ giảm dần sau vài ngày khi răng đã quen với khoảng trống mới và sau đó mất hẳn.
Cảm giác đau nhẹ chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu ở các răng đặt thun tách kẽ
1.3. Cách đặt thun tách kẽ để bớt khó chịu
Các bước khi đặt thun tách kẽ là gì và cần làm gì để bớt khó chịu khi đặt thun? So với thun cao su, thun kim loại thường gây cộm, khó chịu hơn. Tuy nhiên, dù là loại thun nào thì bác sĩ chuyên môn tốt, tay nghề giỏi sẽ biết các đặt thun đúng kỹ thuật:
- Chọn loại thun phù hợp: Thun cao su phù hợp cho những trường hợp răng không quá khít, dễ đặt và ít gây khó chịu. Thun kim loại sử dụng khi cần tạo khoảng trống lớn, răng khít chặt.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng: Chỉ nha khoa, kẹp kéo thun được sử dụng để hỗ trợ kéo thun qua kẽ răng nhanh mà không gây đau nhức.
- Kỹ thuật đặt thun tách kẽ chính xác: Đảm bảo đặt thun chính giữa kẽ răng để lực tác động đồng đều lên bề mặt răng.
- Dùng lực nhẹ nhàng: Khi đặt thun tách kẽ, bác sĩ căn chỉnh lực tay và vị trí đặt tay, dùng dụng cụ phù hợp để tránh làm trầy nướu.
- Uống giảm đau theo chỉ định: Với một số trường hợp răng yếu, bị đau nhức dữ dội thì bác sĩ kê đơn thêm thuốc giảm đau, uống trong 1-2 ngày.
1.4. Khi nào được tháo thun tách kẽ?
Thời gian đặt thun tách kẽ kéo dài ít nhất 5-7 ngày trước niềng răng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ tháo thun tách kẽ để gắn mắc cài khi khoảng trống được tạo ra đủ lớn.
Thời gian đặt thun tách kẽ kéo dài ít nhất 5-7 ngày trước niềng răng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Nếu bạn cảm thấy nướu xung quanh răng đặt thun tách kẽ sưng đỏ, có mùi hôi, ngứa thì hãy liên hệ ngay bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá khoảng trống và có thể hỗ trợ tháo thun tách kẽ sớm hơn dự kiến.
2. Những lưu ý trong quá trình đặt thun tách kẽ
Trong quá trình đặt thun tách kẽ, bạn nên chọn ăn thực phẩm mềm, vệ sinh răng đều đặn, tránh tác động mạnh gây chấn thương răng,...
2.1. Ăn uống trong lúc đặt thun tách kẽ
Chế độ ăn uống khi đặt thun tách kẽ răng rất quan trọng. Răng sẽ tăng cường hoạt động với lực mạnh để nghiền nhỏ thức ăn hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh lý nếu bạn ăn uống không khoa học. Vì vậy, bạn cần:
- Ăn đồ mềm nhừ: Bạn ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm mềm như thịt hầm, cháo, súp, nước ép trái cây,... làm giảm áp lực lên răng và thun tách kẽ.
- Loại bỏ thực phẩm cứng, dính, dai: Đồ nếp, thịt bò khô, xương sụn,... nếu bạn ăn thường xuyên trong giai đoạn đặt thun tách kẽ làm tăng áp lực cho răng, thun tách kẽ.
- Tránh nhai kẹo cao su: Chất kết dính trong kẹo bám chắc, dễ dàng mắc kẹt vào thun tách kẽ răng.
- Tránh hút thuốc, uống bia rượu, nước có gas: Bạn nên tránh sử dụng chất kích thích để giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu, răng ố vàng tại vị trí răng đặt thun tách kẽ.
- Uống đủ 1.5-2l nước mỗi ngày: Giữ cho khoang miệng luôn đủ ẩm, sạch sẽ, giảm thiểu khó chịu khi đặt thun tách kẽ.
2.2. Vệ sinh răng miệng khi đặt thun tách kẽ
Khi đặt thun tách kẽ, việc vệ sinh răng miệng lại càng cần thiết và quan trọng, tác động không nhỏ tới quá trình niềng răng.
- Sử dụng bàn chải mềm: Mỗi ngày bạn đánh răng ít nhất 2 lần bằng bàn chải lông mềm với kem đánh răng chứa fluoride. Đặc biệt chú ý chải kỹ vùng quanh thun tách kẽ răng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
- Dùng chỉ nha khoa: Bạn đưa chỉ nha khoa nhẹ nhàng vào kẽ răng và di chuyển lên xuống để làm sạch mảng bám kẽ răng - nơi bàn chải không thể tiếp cận.
- Súc miệng đúng cách: Đảm bảo súc miệng ít nhất 30 giây sau khi đánh răng để kháng khuẩn và khử mùi hôi.
- Kết hợp dùng máy tắm nước: Máy có đầu xịt nước siêu nhỏ giúp sục sâu vào từng kẽ răng, làm sạch triệt để mọi thức ăn dư thừa.
Bạn đưa chỉ nha khoa nhẹ nhàng vào kẽ răng và di chuyển lên xuống để làm sạch mảng bám kẽ răng
2.3. Xử lý các sự cố trong lúc đặt thun tách kẽ
Quá trình đặt thun tách kẽ có thể xảy ra một số sự cố ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng, chẳng hạn như:
- Thun bị rơi khi ăn uống: Khi kẽ răng có khoảng trống lớn, thun bị lỏng lẻo rơi ra ngoài. Bạn không được tự đặt thun tại nhà mà nên đến nha khoa để được kiểm tra và đặt lại thun.
- Lực chèn giữa kẽ răng của thun quá mạnh: Bạn hãy thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh lại lực căng của thun. Lưu ý không tự ý tháo thun tại nhà do tay không vệ sinh sạch và không đủ dụng cụ tháo thun chuyên dụng.
- Dị ứng với chất liệu thun tách kẽ: Một số người dị ứng với cao su hoặc kim loại, nên khi đặt thun gây kích ứng, đỏ ngứa, sưng nướu. Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và thay loại thun khác.
- Thun bị mắc kẹt: Sự cố mắc kẹt thun tách kẽ do kích thước thun không phù hợp, kỹ thuật đặt thun sai cách,... Bạn có thể dùng chỉ nha khoa hoặc liên hệ bác sĩ tìm cách xử lý.
Dựa vào những nội dung trên, bạn có thể dễ dàng hiểu được thun tách kẽ là gì. Thun tách kẽ răng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng. Hãy giữ cho răng miệng thật sạch sẽ và khám răng định kỳ để kịp thời xử lý các sự cố khi đặt thun tách kẽ.
Khi gặp các vấn đề về răng miệng, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để bác sĩ tư vấn miễn phí bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.