Trang chủ / Bài viết / TRẺ EM MỌC RĂNG BỊ SỐT CÓ LÂU KHÔNG? CÁCH LÀM GIẢM SỐT AN TOÀN HIỆU QUẢ

TRẺ EM MỌC RĂNG BỊ SỐT CÓ LÂU KHÔNG? CÁCH LÀM GIẢM SỐT AN TOÀN HIỆU QUẢ

Trẻ mọc răng thường sẽ xuất hiện các biểu hiện đi kèm như sốt, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú,… Có những trường hợp trẻ mọc răng sốt cao li bì kèm với triệu chứng nôn mửa, khó chịu,… làm cho nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Vậy mọc răng trẻ em sốt mấy ngày thì khỏi? Làm thế nào để có thể giảm sốt an toàn và hiệu quả cho bé? Trong bài viết dưới đây, nha khoa Tâm Đức Smile sẽ giải đáp chi tiết hơn.

1. Mọc răng trẻ em sốt mấy ngày sẽ khỏi?

Trẻ sốt khi mọc răng là một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Về bản chất, mọc răng không phải là nguyên nhân hàng đầu gây sốt. Bởi khi mọc răng, nướu và lợi của bé còn mỏng manh nên rất dễ bị rách. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong gây viêm nướu, viêm quanh khu vực mọc răng.

Mặt khác, ở giai đoạn này bé có cảm giác ngứa nướu nên thường cắn hoặc cho các đồ vật quanh mình vào miệng để làm giảm sự khó chịu. Những đồ vật này nếu không đảm bảo vệ sinh nên có thể làm tăng nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn. Lúc này, để chống lại vi khuẩn gây hại, hệ miễn dịch của trẻ sẽ xuất hiện phản ứng tự nhiên là sốt. Đây là một cơ chế có lợi. Tuy vậy, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu mọc răng trẻ em sốt mấy ngày mới khỏi?

Mỗi trẻ có một quá trình mọc răng không giống nhau, vì vậy khó có thể biết chính xác trẻ bị sốt mấy ngày và bao lâu thì sẽ khỏi. Sốt mọc răng ở trẻ thường tự khỏi sau 3 – 4 ngày và có thể nhanh hơn nếu chăm sóc đúng cách. Thông thường khi hết sốt, bé có thể sốt lại sau đó vài tuần hoặc sau 1-2 tháng theo từng đợt mọc răng.

Sốt mọc răng ở trẻ tự khỏi sau 3 – 4 ngày

Sốt mọc răng ở trẻ tự khỏi sau 3 – 4 ngày 

>>> Xem thêm: 

Mọc răng có ho không? Trẻ bị ho có nguy hiểm không? Cách khắc phục

2. Cách hạ sốt hiệu quả khi bé mọc răng

Mọc răng trẻ em sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào cách chăm sóc trong giai đoạn bị sốt. Nếu Quý khách chăm sóc đúng cách, bé sẽ nhanh chóng hạ sốt, những triệu chứng đi kèm cũng sẽ thuyên giảm. Dưới đây là một số cách hạ sốt cho bé khi bé mọc răng.

2.1. Bé sốt dưới 38.5 độ C

Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, Quý khách chưa cần dùng đến thuốc hạ sốt và cũng không nhất thiết phải tới bệnh viện. Lúc này, hãy dùng khăn ấm để chườm lên trán cũng như lau khô người cho bé để hạ nhiệt. Nên mặc đồ thoáng khí để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tránh cảm giác bí bách. Ngoài ra, Quý khách tuyệt đối không nên dùng khăn lạnh vì có khả năng sẽ gây ra hiện tượng co mạch ngoại vi đột ngột.

2.2. Trường hợp sốt trên 38.5 độ

Trường hợp bé sốt trên 39 độ, Quý khách nên cho bé sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng thích hợp. Hiện nay, 2 loại thuốc hạ sốt an toàn và được bác sĩ kê đơn là Paracetamol và Ibuprofen. Sau khi sử dụng 20 - 30 phút, tình trạng sốt sẽ đỡ hơn. Trong thời gian này, Quý khách vẫn nên thực hiện các phương pháp hạ nhiệt để bé cảm thấy dễ chịu.

Trẻ sốt trên 39 độ cần sử dụng thuốc hạ sốt

Trẻ sốt trên 39 độ cần sử dụng thuốc hạ sốt

2.3. Sốt cao kéo dài kèm triệu chứng

Nhiệt độ cao trên 39 độ làm trẻ bị sốt li bì nhiều ngày không khỏi. Lúc này, cách tốt nhất là đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Ở trẻ, sốt khi mọc răng còn có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài,… Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 2 - 3 ngày. 

Lúc này Quý khách cần lưu ý:

  • Bù nước cho trẻ: Bé bị sốt thường bị mất nước, vì vậy Quý khách nên bổ sung thêm nhiều nước cho trẻ. Bên cạnh nước, Quý khách có thể sử dụng nước hoa quả, sữa,… để bù nước và khoáng chất cho bé. Với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo cho bé dùng thêm Oresol.
  • Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh với tác dụng giảm tình trạng lười ăn, khó tiêu, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, Quý khách có thể tham khảo bổ sung thêm cho bé nếu cần thiết.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Một số lưu ý quan trọng khi chăm trẻ đang sốt mọc răng 

Mọc răng trẻ em sốt mấy ngày? Điều này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cách chăm sóc răng miệng và sức khỏe cho bé. Để bé nhanh hạ sốt, trong quá trình chăm sóc trẻ, Quý khách nên lưu ý những điều sau đây.

3.1. Theo dõi thân nhiệt thường xuyên

Quý khách nên cho bé mặc trang phục có khả năng thấm hút mồ hôi, tránh mặc đồ quá kín gây cảm giác bí bách. Lưu ý, Quý khách không nên quấn khăn hoặc trùm chăn cho bé vì nhiệt độ không thoát ra bên ngoài được. Điều này không những không hạ sốt mà ngược lại còn làm bé cảm thấy khó chịu hơn.

Quý khách chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi sốt cao quá 38.5 độ C và phải tuân theo liều lượng, chỉ định của bác sĩ. Với trẻ có triệu chứng sốt cao kèm co giật, cách tốt nhất là đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

3.2. Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng

Thông thường mọc răng trẻ sẽ sốt trong khoảng 3 - 4 ngày, do đó Quý khách nên bổ sung nước cho trẻ trong giai đoạn này. Điều này nhằm hạn chế việc trẻ bị khô môi, khô họng do thiếu nước. Bên cạnh nước lọc, sữa, nước ép hoa quả hay oresol cũng là những dưỡng chất có tác dụng bù nước hiệu quả. Với trường hợp bé không uống được nước lọc, mẹ có thể lấy bông thấm quanh miệng để cấp nước cho bé.

Bổ sung nước, đủ chất dinh dưỡng và thức ăn mềm cho trẻ khi mọc răng

Bổ sung nước, đủ chất dinh dưỡng và thức ăn mềm cho trẻ khi mọc răng

Bổ sung nước, đủ chất dinh dưỡng và thức ăn mềm cho trẻ khi mọc răng

Bổ sung nước, đủ chất dinh dưỡng và thức ăn mềm cho trẻ khi mọc răng

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn sốt mọc răng của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài nước, Quý khách cũng nên bổ sung thêm canxi, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho bé. Nên ưu tiên những loại thức ăn lỏng, mềm để bé dễ tiêu hóa như canh, súp hay cháo…

3.3. Vệ sinh răng miệng

Trong thời gian trẻ sốt mọc răng, Quý khách nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho bé thật cẩn thận. Hãy sử dụng gạc tiệt trùng để làm sạch nướu, lưỡi cũng như răng cho bé. Bên cạnh đó, Quý khách có thể dùng nước muối sinh lý để việc vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: 

Top 9+ mẹo làm dịu cơn đau khi bé sưng nướu mọc răng an toàn

3.4. Tránh làm tổn thương nướu khi trẻ mọc răng

Việc ngứa nướu khi mọc răng làm cho bé có cảm giác thích gặm cắn đồ vật hơn. Do đó, bé thường có xu hướng tìm kiếm những đồ vật xung quanh cho vào miệng để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, chính việc này lại có thể làm nướu của bé bị tổn thương và làm cho răng mọc chậm hơn. 

Mặt khác, những loại vật dụng này không được vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn. Vì vậy, ba mẹ cần tránh để những loại vật dụng sắc nhọn hoặc những loại đồ chơi có góc cạnh, cứng ở gần bé. Quý khách không nên để những đồ chơi quá nhỏ ở gần vì có thể gây nên tình trạng hóc dị vật.

Nếu bé bị khó chịu do mọc răng, Quý khách có thể cho bé ngậm núm giả để giảm bớt cảm giác khó chịu. Việc ngậm ti cũng có tác dụng hỗ trợ xương hàm phát triển, giúp bé biết nhai nhanh hơn.

Bài viết trên đây là những giải đáp về thắc mắc mọc răng trẻ em sốt mấy ngày và cách chăm sóc thế nào cho hiệu quả. Như vậy, trẻ sốt mọc răng bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, Quý khách nên theo dõi thường xuyên để có phương pháp xử lý phù hợp. Mọi vấn đề cần thắc mắc, Quý khách có thể liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile: