Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
MỌC RĂNG CÓ HO KHÔNG? TRẺ BỊ HO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC
Mục lục nội dung
1. Bé mọc răng có ho không? Các dấu hiệu thường gặp
Bé mọc răng có ho không? Câu trả lời là có, đây vốn dĩ là một triệu chứng khá điển hình khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Bởi khi mọc răng, những cơ quan trong miệng có thể tác động tới họng của bé, gây ra cảm giác ngứa khó chịu. Bé thường xuất hiện những cơn ho đột ngột hoặc kéo dài.
Tuy nhiên, ho còn là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau như cảm cúm, viêm họng….Không thể khẳng định chính xác ho có phải dấu hiệu của việc mọc răng hay không. Mà thực tế, khi trẻ mọc răng sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:
1.1. Ho sốt
Khi phát hiện bé có dấu hiệu sốt kèm theo tình trạng nướu răng đỏ, sưng phồng lên, phần lợi có màu trắng như răng đang nhú lên tức là dấu hiệu của mọc răng. Bé thường sốt nhẹ và có thể hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên bé có thể bị sốt cao kéo dài, do mọc răng hoặc do một số bệnh lý nguy hiểm khác. Quý khách nên nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.
Bé có thể bị ho sốt khi mọc răng
1.2. Tiêu chảy
Một dấu hiệu khác của việc mọc răng ở trẻ chính là tình trạng tiêu chảy. Khi mọc răng, trẻ có thể bị tiêu chảy nặng, thường xuyên đi ngoài với lượng phân lỏng, không có chất nhầy hay máu. Thông thường, tiêu chảy do mọc răng sẽ kéo dài khoảng 3 - 4 ngày. Một số trường hợp tiêu chảy nặng kèm theo chảy nước dãi nhiều, mệt mỏi và bỏ bữa…
Tiêu chảy cũng có thể được sinh ra do nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau. Quý khách cần phân biệt chính xác tiêu chảy ở trẻ là do mọc răng hay do bệnh lý. Nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra nghiêm trọng, Quý khách nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.
1.3. Nôn trớ
Bên cạnh ho, sốt, tiêu chảy, khi mọc răng, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu như nôn mửa, trớ và quấy khóc. Tình trạng này thường xảy ra khi vùng miệng của trẻ có sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Trẻ sẽ có xu hướng quấy khóc nhiều hơn, chán ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Trẻ ho do mọc răng có nguy hiểm không?
Mọc răng có ho không? Cấu trả lời là có. Ho sốt là dấu hiệu điển hình khi trẻ lần đầu mọc răng. Vậy trẻ ho sốt do mọc răng có gây nguy hiểm không?
Ho mọc răng ở trẻ có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng ho sốt do mọc răng chỉ kéo dài 3 - 4 ngày, lâu nhất là 1 tuần. Nếu sau thời gian này tình trạng ho sốt vẫn không thuyên giảm, Quý khách cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế. Mặc dù ho sốt là dấu hiệu thường gặp, tuy nhiên trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Điển hình như:
2.1. Viêm họng & viêm amidan
Viêm họng, viêm amidan là tình trạng niêm mạc họng bị sưng, viêm do vi khuẩn, virus hoặc một số dị ứng gây ra. Khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện tình trạng ho khan, ho khó đờm, đau họng. Một số trường hợp viêm amidan còn có thể kèm theo triệu chứng đau họng, khó nuốt…
2.2. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí từ phần khí quản đến phế nang. Khi bị viêm phế quản, trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm, thở khò khè hoặc khó thở, đau ngực, sốt cao..
2.3. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, trẻ có thể bị ho, khò khè, nôn trớ, đau họng.
Ngoài ra, ho khi mọc răng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như: Bệnh suy tim, tim bẩm sinh, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, dụ ứng phấn hoa, lông thú…Để biết chính xác nguyên nhân trẻ ho là gì, Quý khách nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được sàng lọc và chẩn đoán sớm.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Nên làm gì khi trẻ bị ho do mọc răng?
Ho hay sốt khi mọc răng là hiện tượng bình thường và không thể tránh khỏi. Do đó, Quý khách cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh được những ảnh hưởng tới quá trình mọc răng cũng như sức khỏe của trẻ. Mọc răng có ho không? Nên làm gì khi trẻ bị ho mọc răng? Dưới đây là một số gợi ý.
3.1. Duy trì thực đơn dinh dưỡng
Khi bé bị ho tức là trong cơ thể bé đang tồn tại một số chủng vi khuẩn gây bệnh. Do đó, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết.
Khi bé mọc răng, Quý khách nên ưu tiên những loại thực ăn mềm như bột, súp hay cháo…Một số nguyên liệu tốt cho quá trình mọc răng như: Lòng đỏ trứng gà, khoa tây, thịt vò, các loại hạt. nước ép trái cây…Chúng không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất cho bé mà còn rất dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
3.2. Bổ sung đủ nước cho bé
Ho nhiều cũng có thể làm cổ họng bé bị đau và ơi vào tình trạng mất nước, cơ thể suy nhược. Vì vậy, Quý khách nên bổ sung đủ nước cho bé và hạ sốt trong trường hợp cần thiết. Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho bé bú sữa hoặc uống các loại nước hoa quả, nước uống dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Mẹ nên cho bé uống nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vì sẽ làm cho trẻ ho sốt nghiêm trọng hơn.
Quý khách giúp trẻ hạ sốt tại nhà và đưa bé đi khám sớm nếu sốt đi sốt lại nhiều lần
>>> Xem thêm:
Top 9+ mẹo làm dịu cơn đau khi bé sưng nước mọc răng an toàn
3.3. Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối sinh lý
Mọc răng bị ho có thể là do vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng. Chính vì vậy, việc vệ sinh khoáng miệng cho trẻ là vô cùng cần thiết.
Thực tế, trẻ nhỏ chưa thể sử dụng được các loại kem đánh răng. Giải đáp hiệu quả nhất Quý khách có thể áp dụng là sử dụng nước muối sinh lý. Quý khách nên vệ sinh khoang miệng đều đặn và thường xuyên cho bé để bảo vệ khoang miệng tối đa.
3.4. Khi nào trẻ ho mọc răng nên thăm khám bác sĩ?
Các chuyên gia khuyến cáo, với những trường hợp sau Quý khách cần đưa con tới ngay các cơ sở y tế:
- Ho kèm sốt cao 39 độ: Khi trẻ ho sốt Quý khách có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh không tiến triển tốt, Quý khách nên đưa bé tới các cơ sở y tế.
- Ho kéo dài có đờm xanh: Trường hợp bé bị ho kèm với đờm vàng, xanh hoặc đờm kèm thành cục…cần ngay lập tức đưa bé tới gặp bác sĩ. Đây là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trường hợp ho khi mọc răng, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm ho, giảm đau để sử dụng. Với trường hợp ho khi mọc răng do bệnh lý, trẻ sẽ buộc phải nhập viện để được điều trị dứt điểm.
Trên đây là những giải đáp từ Nha khoa Tâm Đức Smile về thắc mắc mọc răng có ho không và khắc phục thế nào. Hy vọng Quý khách có thể áp dụng để giúp bé giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng đồng thời phát triển khỏe mạnh. Hãy liên hệ với Nha khoa Tâm Đức Smile nếu Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần chúng tôi hỗ trợ:
- Gọi trực tiếp tới tổng đài 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin và những cầu hỏi cần được giải đáp vào bảng bên dưới, bác sĩ sẽ phản hồi ngay.