Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
VIÊM LƯỠI LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG KHI BỊ VIÊM LƯỠI SẼ NHƯ THẾ NÀO?
1. Viêm lưỡi là gì?
Viêm lưỡi là bệnh lý làm cho Quý khách không thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Lưỡi bị sưng tấy, chuyển đổi màu sắc từ hồng hào sang tái nhợt hoặc đỏ. Với bệnh lý này, lưỡi của Quý khách bị đau kéo dài, bề mặt lưỡi trở nên trơn và nhẵn hơn.
Viêm lưỡi là bệnh không hiếm gặp, không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng làm cho Quý khách khó chịu và đau nhức, đặc biệt là khi ăn uống. Bệnh lý này có thể xuất hiện đột ngột (dạng viêm lưỡi cấp tính) hoặc tái phát nhiều lần (viêm lưỡi mãn tính) gây sưng. Khi mắc phải bệnh này, Quý khách sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai hoặc nói chuyện.
2. 4 dạng viêm lưỡi thường gặp
Để biết chính xác viêm lưỡi là gì, việc tìm hiểu về các dạng viêm lưỡi thường gặp cũng là chủ đề rất hữu ích. Các nhà nghiên cứu đã phân loại bệnh viêm lưỡi thành 4 dạng phổ biến. Bao gồm: Viêm teo lưỡi, viêm lưỡi hình thoi trung bình, lưỡi bản đồ và hội chứng bỏng lưỡi.
2.1. Viêm lưỡi teo
Còn có thể gọi là viêm lưỡi Hunter. Nguyên nhân của bệnh lý này là do Quý khách bị mất nhiều gai lưỡi, làm cho lưỡi trơn và nhẵn bóng hơn bình thường.
2.2. Viêm lưỡi hình thoi trung bình
Ở dạng viêm lưỡi này, bề mặt lưỡi của Quý khách xuất hiện 1 vùng đỏ và nhẵn, có thể là bằng phẳng hoặc nổi trên bề mặt của lưỡi. Viêm lưỡi hình thoi trung bình làm ảnh hưởng đến vùng ở giữa hoặc ở sau lưỡi của Quý khách. Các bác sĩ xác định, dạng viêm lưỡi này chính là 1 trong những biểu hiện của nhiễm nấm Candida.
2.3. Lưỡi bản đồ (Lưỡi địa lý)
Là 1 dạng viêm lưỡi lành tính, chỉ gây ra các tổn thương có màu đỏ trên bề mặt lưỡi, hình dạng giống như bản đồ. Viêm lưỡi bản đồ tuy vô hại, nhưng vẫn cần được điều trị.
Viêm lưỡi bản đồ có thể xuất hiện ở trẻ em và người lớn
2.4. Hội chứng bỏng lưỡi
Dạng viêm lưỡi này chủ yếu làm ảnh hưởng đến phần đầu lưỡi và vòm miệng của Quý khách. Hội chứng bỏng lưỡi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau, nhưng nguy cơ cao nhất thường ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao các chuyên gia gọi bệnh lý này là viêm lưỡi mãn kinh.
>>> Xem thêm:
Viêm lưỡi hạt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị viêm lưỡi hạt như thế nào?
3. Bị viêm lưỡi nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho lưỡi của Quý khách bị viêm, nhưng trong đó có 4 nguyên nhân phổ biến nhất.
3.1. Do các tác nhân dị ứng
Khi Quý khách tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thuốc hoặc thực phẩm (tùy vào cơ địa của từng người) có thể làm mô lưỡi bị viêm. Trên lưỡi xuất hiện các biểu hiện bất thường. Khi gặp phải trường hợp này, Quý khách cần khẩn trương điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm về sau.
3.2. Do bị nhiễm virus
Nhiễm virus cũng là 1 trong những nguyên nhân có thể làm cho Quý khách bị viêm lưỡi. Khi xâm nhập vào trong lưỡi, virus sẽ bắt đầu tấn công, làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Điều này làm cho các mô cơ trên lưỡi bị ảnh hưởng.
Trong số các loại virus tấn công vào lưỡi, virus Herpes Simplex là loại thường thấy nhất. Nếu Quý khách bị nhiễm phải loại virus này sẽ phải đối mặt với 1 số vấn đề. Chẳng hạn như: Sưng đau lưỡi, quanh miệng bị mụn rộp hoặc các mảng phồng lớn.
3.3. Do bị thiếu chất sắt
Bị viêm lưỡi là 1 trong những biểu hiện cảnh báo cơ thể đang bị thiếu chất sắt. Vì sắt là chất rất quan trọng để tạo nên tế bào hồng cầu, góp phần cấu tạo mô cơ của lưỡi. Vì vậy, cơ thể bị thiếu chất sắt làm cho Quý khách có nguy cơ bị viêm lưỡi cao hơn.
3.4. Do bị chấn thương ở vùng miệng
Một số dạng va chạm và tác động mạnh có thể làm cho vùng miệng và niêm mạc tại lưỡi bị tổn thương. Thông qua đó, vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công và trú ngụ tại lưỡi, làm cho lưỡi của Quý khách bị viêm.
Viêm lưỡi có thể xảy ra do chấn thương ở lưỡi
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
4. Triệu chứng khi bị viêm lưỡi
Thông qua các triệu chứng nhận biết, Quý khách có thể hiểu hơn viêm lưỡi là gì.
- Bị sưng đau lưỡi.
- Trên lưỡi xuất hiện các vết nứt.
- Bề mặt lưỡi thay đổi màu sắc từ hồng hào sang đỏ thẫm.
- Cảm giác rát lưỡi thường xuyên xuất hiện.
- Viêm lưỡi làm cho các hoạt động cơ bản gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là trong khi nói chuyện hoặc ăn uống.
- Làm cho Quý khách không còn cảm nhận được mùi vị của đồ ăn.
- Lưỡi bị viêm cực kỳ nhạy cảm.
Quý khách tuyệt đối không nên chủ quan dù bị viêm lưỡi ở cấp độ nào. Vì bệnh lý này có thể tái phát nhiều lần và diễn ra trong khoảng thời gian dài. Trong 1 số trường hợp, viêm lưỡi còn xuất hiện kèm tình trạng chảy máu, làm lưỡi đau rát, đau họng và hàm,... Ngoài ra, viêm lưỡi còn có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư ở lưỡi.
Bác sĩ khuyên rằng, Quý khách nên đi thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng bất thường dù là nhỏ nhất. Việc này giúp cho bệnh lý được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng về sau.
Ngay khi có dấu hiệu bất thường ở lưỡi, Quý khách hãy đi khám ngay
5. Cách điều trị viêm lưỡi an toàn và hiệu quả
Sau khi tìm hiểu viêm lưỡi là gì, Quý khách cần nhanh chóng điều trị bệnh lý này. Cách điều trị viêm lưỡi hiệu quả nhất theo khuyến nghị của bác sĩ chính là dùng thuốc kê toa, kết hợp chăm sóc lưỡi đúng cách tại nhà.
5.1. Điều trị bằng thuốc
Để giúp Quý khách điều trị viêm lưỡi, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Hai loại thuốc này có tác dụng tránh nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Ở mỗi bệnh nhân khác nhau, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định đơn thuốc thích hợp nhất với từng cơ địa.
5.2. Chăm sóc lưỡi đúng cách tại nhà
Song song cùng với việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, Quý khách cần lưu ý chăm sóc lưỡi đúng cách tại nhà.
- Đánh răng thường xuyên, mỗi ngày ít nhất 2 lần. Không chỉ trong thời gian điều trị viêm lưỡi, thói quen này cũng cần được duy trì trong tương lai để ngăn không cho bệnh tái phát.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Quý khách nên tránh xa các chất kích thích, như: Thuốc lá, trà, bia, rượu,...
- Nên hạn chế các thức ăn cay nóng để không tạo cảm giác khó chịu ở lưỡi.
- Nên ưu tiên ăn thực phẩm có dạng lỏng trong thời gian điều trị viêm lưỡi, như: Cháo, súp, sinh tố, nước ép,...
>>> Xem thêm:
Đánh răng mấy phút để không làm mòn men răng mà răng vẫn sạch
Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, nha khoa Tâm Đức Smile đã giúp Quý khách hiểu rõ viêm lưỡi là gì. Nếu lưỡi của Quý khách hiện đang xuất hiện các biểu hiện bất thường, Quý khách không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám. Nếu Quý khách còn có thắc mắc khác về bệnh viêm lưỡi, hãy liên hệ ngay với Tâm Đức Smile để được giải đáp. Quý khách hãy gọi qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin tại đây.