Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
HÔI MIỆNG Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÔNG TƯỞNG
Mục lục nội dung
1. Dấu hiệu hôi miệng ở trẻ em
Trẻ nhỏ chưa nhận thức được các vấn đề mà các bé đang mắc phải. Các bé không nhận ra những ảnh hưởng mà hôi miệng gây ra như sâu răng, viêm nướu. Do đó, Quý khách nên chú ý những thay đổi nhỏ trong hoạt động hàng ngày của các bé. Quý khách có thể theo dõi và phát hiện vấn đề hôi miệng ở trẻ qua những dấu hiệu sau đây.
1.1.Hơi thở có mùi
Quý khách có thể dễ dàng ngửi thấy mùi hôi miệng của trẻ vào buổi sáng, trước mỗi bữa ăn hoặc khi trẻ đang đói.
1.2. Trẻ bị sâu răng
Vi khuẩn sâu răng sẽ tạo mùi hôi từ những chiếc răng sâu của trẻ.
Tình trạng sâu răng và hôi miệng ở trẻ sẽ ngày càng nặng nếu không giải quyết sớm.
1.3. Răng trẻ có nhiều cao răng và mảng bám
Cao răng là nơi vi khuẩn tích tụ rất nhiều. Vi khuẩn trong quá trình phá hủy răng, nướu sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra những mảng bám trên răng sẽ bị phân hủy bởi nước bọt cũng tạo ra mùi hôi miệng.
Vi khuẩn phá huỷ kết cấu của răng và gây mùi hôi miệng
1.4. Trẻ khó chịu ở lưỡi
Khi lưỡi của trẻ bị trầy xước, vi khuẩn sẽ rất nhanh bám vào vùng bị tổn thương. Những mảnh vụn thức ăn còn sót lại tại đây sẽ bị phân hủy và lên men thành mùi hôi miệng.
1.5.Trẻ hay liếm môi
Liếm môi thường xuyên là dấu hiệu trẻ đang bị khô miệng. Khoang miệng nếu không được giữ ẩm sẽ dễ tăng sinh vi khuẩn gây hôi miệng cho trẻ.
2. Hôi miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Hôi miệng ở trẻ em không gây nguy hiểm ngay lập tức mà nó sẽ gây ra tác động lâu dài. Trẻ bị hôi miệng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giao tiếp hàng ngày.
2.1. Ảnh hưởng về sức khỏe
2.1.1. Tăng nguy cơ sâu răng nghiêm trọng hơn
Hôi miệng ở trẻ em thường bắt nguồn từ xiết ăn răng. Vi khuẩn gây sâu răng liên tục phát triển nếu Quý khách không đưa trẻ đến nha khoa để chữa trị từ sớm.
2.2.2. Tăng nguy cơ viêm lợi, viêm nha chu
Môi trường khoang miệng không được sạch là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phá hủy nướu và răng tồn tại. Khi các vi khuẩn này tấn công vào lợi và tủy răng, những chất thải phân hủy của vi khuẩn sẽ tạo ra mùi hôi miệng. Càng về lâu dài, lợi và tủy răng của trẻ sẽ bị tổn thương nhiều, dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu, mất răng.
2.2.3. Nguy cơ dẫn đến các bệnh lý khác
Trẻ em có sức đề kháng kém hơn người trưởng thành nên vi khuẩn gây hôi miệng dễ dàng gây hại đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm nhiễm trùng lan rộng gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm khớp…
Hôi miệng kéo dài cảnh báo bệnh lý răng miệng đang tiến triển
2.2. Ảnh hưởng về cuộc sống
2.2.1. Trở ngại trong học tập, vui chơi
Trẻ nhỏ vốn rất năng động và thích đùa chơi. Mùi hôi miệng có thể làm trẻ bị bạn bè xa lánh, cô lập tránh xa. Những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và quá trình lớn lên của trẻ nhỏ.
Hôi miệng còn làm giảm sự tập trung của các bé trong học tập. Nó còn làm ảnh hưởng đến hoạt động làm việc nhóm, làm giảm sự tự tin ở trẻ.
2.2.2. Mặc cảm, tự ti
Trẻ bị hôi miệng thường có cảm giác mặc cảm và tự ti. Từ đó, các bé dần ngại giao tiếp, trốn tránh nói chuyện với mọi người, thụ động trong giờ học.
3. Cách điều trị hôi miệng ở trẻ em hiệu quả
Nha Khoa Tâm Đức Smile là một địa chỉ uy tín mà Quý khách có thể yên tâm khi đưa trẻ đến điều trị. Nắm bắt được tâm lý lo sợ của trẻ khi đến phòng khám, bác sĩ và nhân viên tư vấn luôn tạo cảm giác thoải mái để trẻ yên tâm trong quá trình điều trị tại đây. Quý khách được bác sĩ tại đây tư vấn về các phương pháp chữa trị cho trẻ một cách phù hợp.
Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là sâu răng hoặc răng bị hư hỏng nặng. Loại bỏ chỗ sâu răng hoặc chiếc răng hư là cách điều trị tận gốc chứng hôi miệng ở trẻ em.
3.1. Trám răng
Trám răng là phương pháp điều trị tiết kiệm chi phí và vẫn giữ lại được răng gốc cho trẻ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sâu răng để đưa ra quyết định trám hay nhổ răng. Nếu chân răng chưa bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Trám răng ở Nha khoa Tâm Đức smile đảm bảo các yếu tố sau:
- Không đau.
- Không ê buốt.
- Miếng trám răng trùng màu với răng gốc.
- Vật liệu trám răng bền bỉ.
- Nhanh chóng - an toàn.
Thông thường, trẻ sẽ cảm thấy cộm ở vị trí răng vừa trám. Bác sĩ sẽ căn chỉnh miếng trám vào đúng khớp nhai ban đầu. Do lúc bị sâu răng, khớp nhai đã bị thay đổi. Xương hàm sẽ sụp xuống tại nơi bị sâu và mất khả năng nâng đỡ răng.
Trẻ sẽ cảm thấy bị cộm ở miệng vài ngày để khớp nhai trở lại đúng vị trí ở cơ xương hàm. Sau khi loại bỏ phần răng bị sâu và trám lại, mùi hôi miệng ở trẻ sẽ biến mất. Điều này giúp các bé lấy lại được sự tự tin trong giao tiếp, ăn uống cũng ngon hơn.
>>> Xem thêm:
Cận cảnh quy trình trám răng thẩm mỹ tại nha khoa Tâm Đức Smile
3.2. Nhổ răng
Trong trường hợp răng của trẻ không thể giữ lại, bác sĩ sẽ khuyến khích nhổ răng. Quy trình nhổ răng tại Nha Khoa Tâm Đức smile chú trọng tính an toàn và hiệu quả:
- Không đau.
- Nhanh chóng - an toàn.
- Không biến chứng.
Nhổ răng sâu cũng chính là loại bỏ được yếu tố gây hôi miệng ở trẻ. Nó giúp ngăn chặn lây lan sâu răng đến những chiếc răng khác, tránh rủi ro mắc các bệnh về răng hàm.
4. Phòng ngừa hôi miệng ở trẻ em như thế nào?
- Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn ngọt vì dễ gây sâu răng.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa…
- Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần.
>>> Xem thêm:
Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng có sao không? 5 cách điều trị hiệu quả
Đừng để những vấn đề về răng miệng cản bước phát triển của trẻ nhỏ. Quý khách cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt. Sở hữu một nụ cười tự tin cùng hàm răng chắc sẽ giúp trẻ thoải mái học tập vui chơi. Nếu bé đang gặp vấn đề về răng miệng, Quý khách hãy gọi cho Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ khám trị ngay.
Chúc Quý khách và gia đình luôn mạnh khỏe và thăng tiến trong cuộc sống!