Trang chủ / Kiến thức / HƠI THỞ CỦA EM BÉ CÓ MÙI LÀ DO ĐÂU? CÁCH KHẮC PHỤC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

HƠI THỞ CỦA EM BÉ CÓ MÙI LÀ DO ĐÂU? CÁCH KHẮC PHỤC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Hơi thở em bé có mùi là trường hợp hôi miệng phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân hơi thở bé có mùi chủ yếu do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Ngoài ra, còn nhiều lý do khác làm hơi thở em bé có mùi mà các bậc ba mẹ nên lưu ý. Bài viết này giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra hôi miệng ở trẻ. Đồng thời, Tâm Đức Smile gợi ý cho ba mẹ cách khắc phục mùi hôi từ hơi thở của bé một cách an toàn và hiệu quả.

1. Hơi thở em bé có mùi là do đâu?

Hơi thở bé có mùi hôi do sự giải phóng hợp chất sulphur bên trong khoang miệng. Hợp chất này có đặc tính dễ bay hơi, kèm theo mùi hôi khó chịu.

1.1. Sâu răng làm hơi thở em bé có mùi

Khi răng bé bị sâu, men răng bị phá hủy dẫn đến hình thành lỗ sâu, tích tụ vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Vi khuẩn phát triển rất khó để kiểm soát, chúng dễ dàng xâm lấn đến lưỡi, nướu… làm khoang miệng nhiễm mùi hôi khó chịu.

1.2. Khô miệng làm hơi thở em bé có mùi

Em bé ít uống nước hay uống nước không đủ rất dễ bị khô miệng. Lúc này, nước bọt có vai trò làm sạch vi khuẩn và mảng bám trong miệng nhưng không được tiết ra đầy đủ dễ dẫn đến sâu răng, hôi miệng.

Một số thói quen của bé như ngậm đồ chơi hoặc mút tay cũng làm miệng bé bị khô, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

1.3. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách làm hơi thở bé có mùi hôi

Việc vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm bé bị hôi miệng. 

Đánh răng không kỹ sau khi ăn làm các mảng thức ăn thừa kẹt lại trong các kẽ răng. Sau thời gian dài, vi khuẩn từ thức ăn thừa phát triển gây mùi hôi trong khoang miệng.

hơi thở của em bé có mùi do sâu răng

sâu răng làm hơi thở của em bé có mùi

1.4. Hơi thở em bé có mùi do mắc bệnh lý về hô hấp 

Khi bé đang phải thở bằng miệng do nghẹt mũi, hại khuẩn sẽ thừa cơ tấn công vào khoang miệng và gây hôi miệng. 

Các bệnh lý về hô hấp cũng làm thiếu oxy trong đường thở. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn kỵ khí gia tăng, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng ở trẻ. 

Một số trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp như: Ho, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan… cũng là nguyên nhân làm hơi thở em bé có mùi.

1.5. Hơi thở em bé có mùi do mắc bệnh lý về tiêu hóa

Một số bệnh lý về tiêu hóa như: Ợ nóng ợ chua, đau dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản… thông thường không phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu hôi miệng kèm các triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. 

1.6. Em bé bị hôi miệng do ăn các loại thực phẩm có mùi

Các loại thực phẩm có mùi như: hành, tỏi, phô mai, sữa… sau khi ăn để lại mùi hôi khó chịu trong khoang miệng thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân làm hơi thở em bé có mùi.

hơi thở của em bé có mùi là do đâu

Thức ăn có thể làm cho hơi thở của bé bị nặng mùi

>>> Xem thêm:

Hôi miệng ở trẻ em: Dấu hiệu và những ảnh hưởng không tưởng

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2. Cách khắc phục an toàn và hiệu quả khi hơi thở em bé có mùi

2.1. Hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng đúng

Ba mẹ hãy tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn để giữ răng miệng luôn sạch sẽ. Ba mẹ hướng dẫn cho bé cách đánh răng nhẹ nhàng với 6 bước đơn giản.

Đồng thời, ba mẹ hãy trang bị và tập cho bé cách dùng dụng cụ rơ lưỡi để làm sạch các mảng bám thức ăn đóng trên lưỡi. Điều đó giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và giảm mùi khó chịu từ miệng bé.

2.2. Thay đổi kem đánh răng của trẻ

Ba mẹ hãy trang bị cho bé loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ với các thành phần an toàn với răng miệng. 

Để giúp trẻ hứng thú và xây dựng thói quen đánh răng tốt, ba mẹ hãy lựa chọn kem đánh răng với hương dâu, hương cam… Những mùi hương này không chỉ giúp bé thích thú khi đánh răng mà còn để lại mùi hương thơm tự nhiên trong miệng bé. 

các dòng kem đánh răng cho trẻ em

Thay đổi kem đánh răng để bé hứng thú hơn trong việc vệ sinh răng miệng

2.3. Khuyến khích bé uống nhiều nước

Ba mẹ hãy khuyến khích bé uống thật nhiều nước mỗi ngày. Chỉ khi có đủ lượng nước cần thiết thì nước bọt mới có thể được tiết ra để làm sạch khoang miệng. 

Theo Viện nhi khoa Mỹ, trẻ em trong độ tuổi từ 1 tuổi đến 3 tuổi nên uống khoảng 470 đến 950 ml nước mỗi ngày. Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần bổ sung khoảng 1190 ml nước và trẻ trên 8 tuổi cần duy trì khoảng 1500 ml nước mỗi ngày. 

2.4. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có mùi

Các loại thực phẩm như hành, tỏi, phô mai, sữa… và các loại gia vị mạnh sau khi tiêu hóa có thể làm hơi thở em bé có mùi. Ba mẹ nên hạn chế cho các bé ăn những loại thực phẩm này.

Ba mẹ hãy cho các bé ăn ít đồ ngọt hay đồ ăn nhanh vì các loại kẹo cứng như socola, kẹo dẻo,... rất dễ bị dính vào kẽ răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm răng bé bị sâu, gây mùi hôi khó chịu trong hơi thở của bé. 

2.5. Hạn chế các thói quen xấu ở trẻ

Các thói quen xấu như mút tay, ngậm đồ chơi… có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào bên trong cơ thể của bé. Không những gia tăng vi khuẩn trong miệng, mà hành động này còn làm trẻ dễ mắc phải bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa.

Ba mẹ hãy vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên nếu trẻ có thói quen hay ngậm đồ chơi vào miệng. Đặc biệt, ba mẹ cần khử trùng cẩn thận núm ti giả trước khi cho bé ngậm. Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ba mẹ hãy kiên nhẫn dạy bé từ bỏ thói quen xấu này.

2.6. Cải thiện tình trạng hôi miệng của trẻ thông qua chế độ ăn uống

Ba mẹ hãy bổ sung vào chế độ ăn mỗi ngày của trẻ các loại trái cây nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Chẳng hạn như: cà rốt, rau diếp, táo, cam, dâu tây, nho, bưởi,... Việc bổ sung các loại trái cây còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng tránh bệnh tật. 

hơi thở của em bé có mùi là do đâu

Cho trẻ ăn nhiều trái cây để năng cao sức khoẻ răng miệng

>>> Xem thêm:

Trẻ bị hôi miệng chảy máu chân răng có sao không? 5 cách điều trị hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân làm cho hơi thở em bé có mùi hôi, bao gồm cả bệnh lý răng miệng lẫn bệnh lý khác. Ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Khi gặp các vấn đề về răng miệng, Quý khách hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí qua:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp