Trang chủ / Kiến thức / RĂNG SÚN LÀ GÌ? TRẺ BỊ SÚN RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

RĂNG SÚN LÀ GÌ? TRẺ BỊ SÚN RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Sún răng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Nếu không được điều trị kịp thời, sún răng có thể tác động đến răng vĩnh viễn của trẻ. Vậy răng sún là gì? Trẻ bị sún răng có ảnh hưởng gì không?

1. Răng sún là gì?

Răng sún là bệnh lý xảy ra do cấu trúc răng bị phá huỷ, làm cho răng bị mài mòn, tiêu dần phần thân răng. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ em, chiếc răng bị sún có kích thước nhỏ hơn các răng bình thường khác.

Khi trẻ bị sún răng, giữa kẽ răng xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen, dần lan rộng sang các răng kế cạnh. Sún răng nghiêm trọng làm răng bị vụn đen, men răng dần yếu hơn.

Sún răng không làm cho trẻ bị đau nhưng lại gây ra tình trạng tụt nướu, làm chân răng cứng và có màu đen. Nếu sún răng kéo dài mà không được điều trị, sức khỏe răng miệng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Răng sún là gì

Trẻ em là đối tượng dễ bị sún răng nhất

2. Tại sao trẻ dễ bị sún răng?

Có rất nhiều nguyên có thể làm cho trẻ bị sún răng, chẳng hạn như:

  • Do trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh như: Gà rán, khoai tây chiên, bỏng ngô,...
  • Trẻ dùng nhiều nước uống có gas, thức ăn chứa hàm lượng đường cao nhưng không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Trẻ bẩm sinh bị thiếu Canxi, thiểu sản men răng hoặc do uống nhiều thuốc kháng sinh.
  • Răng trẻ bị sún do sâu răng toàn hàm.
  • Chế độ ăn uống của trẻ không có đủ Canxi hoặc thiếu Fluor làm răng trẻ dễ bị tổn thương.
  • Mẹ dùng thuốc kháng sinh khi đang mang thai làm răng của trẻ phát triển không tốt.
  • Vàng da ở trẻ cũng là bệnh lý có thể gây sún răng.

trẻ bị sún răng do sâu

Sâu răng tàn phá răng của trẻ

3. Những ảnh hưởng khi trẻ bị sún răng

Để hiểu rõ hơn răng sún là gì, Quý khách cần tìm hiểu những ảnh hưởng mà bệnh lý này có thể gây ra.

3.1. Răng sún gây mất thẩm mỹ

Thân răng sún bị tiêu làm kích thước giữa các răng không đồng đều. Ngoài ra, các đốm nâu đen trên thân răng cũng làm giảm điểm thẩm mỹ trên khuôn mặt của trẻ. Dù trẻ chưa thực sự nhận thức về thẩm mỹ nụ cười, nhưng đây vẫn là ảnh hưởng mà Quý khách cần lưu tâm.

3.2. Làm răng vĩnh viễn mọc lệch

Răng sữa và răng vĩnh viễn có liên hệ mật thiết với nhau. Nếu răng sữa bị sún dẫn đến rụng sớm, răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch.

3.3. Răng sún gây hôi miệng

Các đốm màu nâu đen trên thân răng sún là nơi trú ngụ của nhiều loại hại khuẩn, trong đó có vi khuẩn kỵ khí. Vì vậy răng sún làm cho hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu.

3.4. Tăng nguy cơ viêm nhiễm, tích tụ vi khuẩn

Răng bị sún là vị trí trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến nướu răng. Nguy hiểm hơn, răng sún có thể gây viêm nhiễm và kéo theo nhiều bệnh lý răng miệng: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng,...

3.5. Gây viêm họng thường xuyên

Khi không được điều trị kịp thời, vi khuẩn tích tụ trong răng sún sẽ dần lây lan xuống vòm họng. Vấn đề này làm cho trẻ bị viêm họng thường xuyên. Nếu không nhanh chóng xác định nguyên nhân, tình trạng viêm họng sẽ ngày càng nghiêm trọng.

răng sún là gì

Sâu răng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Trả góp 0% lãi suất qua hệ thống ngân hàng lớn

 

4. Cách trị sún răng cho trẻ an toàn và hiệu quả

Sau khi hiểu rõ răng sún là gì, Quý khách cần nhanh chóng điều trị bệnh lý này cho trẻ. Hãy tham khảo và thực hiện các cách thức sau.

4.1. Trị sún răng cho trẻ bằng cách súc miệng với nước muối

Trị sún răng cho trẻ bằng nước muối là cách đơn giản nhất. Quý khách hãy hoà tan 1 muỗng muối vào 100ml nước sạch, sau đó khuấy đều. Cho trẻ ngậm nước muối vào buổi sáng và tối mỗi ngày để làm sạch hại khuẩn tại vị trí sún răng.

4.2. Trị sún răng bằng lá trầu không

Trị sún răng cho trẻ bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu. Lá trầu không chứa nhiều nước và có tính kháng khuẩn, có tác dụng chữa sún răng rất tốt.

Quý khách rửa sạch lá trầu không và giã nhuyễn, sau đó đun sôi trong nước sạch hoặc rượu trắng. Pha loãng dung dịch có được và cho trẻ súc miệng 1 lần/ngày, cơn đau nhức do răng sún gây ra sẽ thuyên giảm.

4.3. Trị sún răng bằng lá lốt

Lá lốt giàu Beta-Caryophylen, Alcaloid và Benzyl Axetat, có tác dụng kháng khuẩn và cải thiện cơn đau sún răng. Quý khách hãy xay nhuyễn lá lốt với muối tinh, sau đó chắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm đều nước cốt và bôi vào vị trí sún răng, cảm giác đau răng ở trẻ sẽ biến mất.

4.4. Đưa trẻ đi khám nha khoa

Các phương pháp chữa răng sún tại nhà đòi hỏi Quý khách phải kiên trì trong thời gian dài và chỉ thích hợp khi sún răng ở mức độ nhẹ. Nếu trẻ bị sún răng nặng làm thân răng tiêu gần hết và lộ tuỷ răng, Quý khách cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám ngay.

Quý khách không nên kéo dài thời gian điều trị sún răng ở trẻ để tránh làm ảnh hưởng sự phát triển của răng vĩnh viễn. Căn cứ vào mức độ răng sún, bác sĩ sẽ chỉ định giữ lại răng hoặc nhổ bỏ.

răng sún là gì

Đưa trẻ đến khám nha khoa đều đặn để đảm bảo sức khoẻ răng miệng

5. Làm sao để phòng ngừa sún răng cho trẻ

Để giúp trẻ phòng ngừa răng sún, Quý khách cần thực hiện những biện pháp sau đây.

5.1. Giúp trẻ vệ sinh răng miệng

Khi trẻ vừa mọc răng sữa, Quý khách cần dùng gạc mềm để vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi răng trẻ cứng cáp hơn, Quý khách nên chuyển sang dùng bàn chải nhỏ, có lông chải mềm mại.

Hãy cho trẻ đánh răng và súc miệng 2 lần mỗi ngày để phòng ngừa sún răng. Nếu trẻ có thói quen ăn vặt, Quý khách cần cho trẻ đánh răng ngay sau khi ăn. Khi trẻ được 3 tuổi, Quý khách hãy hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng cách.

5.2. Thực đơn giúp trẻ phòng ngừa răng sún

Để phòng ngừa sún răng, Quý khách không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Thay vào đó, hãy tăng cường các thực phẩm giàu Canxi và Fluor cho trẻ như: Gan động vật, sữa tươi, cá biển,... Quý khách cần hạn chế: Nước lạnh, nước ngọt, kẹo ngọt,... trong thực đơn của trẻ.

5.3. Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể làm hỏng men răng, đổi màu ngà răng và gây sún răng. Vì vậy, Quý khách chỉ nên cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.

5.4. Cải thiện các thói quen xấu của trẻ

Quý khách cần giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu như: Mút tay, nghiến răng, ngậm cơm,... để phòng ngừa sún răng. Các thói quen này còn có thể ảnh hưởng xương hàm và quá trình thay răng vĩnh viễn.

5.5. Đưa trẻ thăm khám răng miệng đúng định kỳ

Tuân thủ lịch khám răng từ 3-6 tháng/lần là cách phòng ngừa sún răng cho trẻ hiệu quả nhất. Nha khoa uy tín giúp trẻ chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Nhờ đó, sún răng được phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả.

Qua những thông tin được cung cấp trong bài viết, Tâm Đức Smile hy vọng Quý khách đã hiểu được răng sún là gì. Nếu bé đang có dấu hiệu bị sún răng, Quý khách hãy liên hệ với Tâm Đức Smile ngay qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber). Bác sĩ sẽ hướng dẫn Quý khách cách chữa trị an toàn và hiệu quả.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp