Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
RĂNG TRÁM BỊ MẺ CÓ TRÁM LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
Mục lục nội dung
1. Răng trám bị mẻ có làm sao không?
Khi bị sâu răng hoặc viêm gây đau nhức, bác sĩ thường chỉ định hàn trám răng. Đây là kỹ thuật giúp khôi phục, tái tạo lại hình thể và lấy đầy những lỗ hổng li ti trên răng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bảo vệ mô răng trước sự tấn công của vi khuẩn và tác nhân gây hại.
Trong thực tế, mối hàn hay trám răng có thể bị mẻ, nứt hoặc vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy răng trám không may bị mẻ có gây ảnh hưởng gì không?
Mẻ miếng trám răng là tình trạng khá phổ biến nhưng rất nhiều Quý khách thường chủ quan và cho rằng nó không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc trám răng bị mẻ có thể dẫn tới nhiều mối nguy hại như:
1.1. Răng trám bị mẻ gây mất thẩm mỹ
Mối trám răng bị mẻ, nứt hay vỡ, nhất là ở những vị trí mặt ngoài của răng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ. Điều này đã khiến không ít Quý khách cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người đối diện.
1.2. Răng trám bị mẻ làm tái phát cơn đau
Khi miếng trám răng bị mẻ, các mô răng ở bên dưới có thể lộ ra ngoài. Mỗi khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng, Quý khách có thể cảm thấy đau nhức khó chịu.
Răng trám bị mẻ gây mất thẩm mỹ, đau nhức
1.3. Răng trám bị mẻ làm tăng nguy cơ sâu răng & mất răng
Răng trám bị mẻ sẽ tạo thành các khe hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong răng và gây sâu răng. Nếu không điều trị sâu răng sớm, vi khuẩn sẽ lây lan qua những vùng xung quanh, tấn công tủy, nướu. Quý khách không những phải chịu đựng cơn đau nhức thường xuyên mà còn có nguy cơ mắc viêm tủy, viêm nha chu.
Ngoài ra, khi miếng trám bị mẻ, răng không còn lớp bảo vệ chắc chắn nên sẽ yếu hơn, nền răng không ổn định. Do đó, răng dễ bị lung lay và thậm chí là nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Tình trạng răng trám bị mẻ, nứt hay vỡ rất khó có thể xử lý tại nhà. Vì vậy, cách tốt nhất Quý khách nên đến nha khoa uy tín để được khắc phục một cách triệt để.
>>> Xem thêm:
Răng trám bị bể: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
2. Nguyên nhân làm cho răng trám bị mẻ
Răng trám bị vỡ, mẻ có thể xảy ra do các yếu tố chủ quan và khách quan tác động lên. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến miếng trám răng bị mẻ, vỡ thường gặp.
2.1. Quá trình nhai nuốt thức ăn xảy ra va chạm
Khi ăn uống, Quý khách vô tình cắn trúng vật cứng nào đó hay vô tình dùng răng để mở đồ vật… Lúc này, miếng trám răng có thể bị mẻ, nứt vỡ thậm chí là bong ra ngoài.
Mặt khác, độ bền của miếng trám cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cách vệ sinh răng miệng của Quý khách. Cụ thể, nếu Quý khách thường xuyên chà xát vật cứng lên miếng trám sẽ khiến mối hàn nhanh chóng bị bào mòn. Theo thời gian, chúng sẽ bị mất đi độ bám dính, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể bị nứt, vỡ hay bung ra ngoài.
2.2. Răng trám bị mẻ do miếng trám kém chất lượng
Răng trám lâu ngày bị mẻ, nứt…có thể là do miếng trám không đạt chất lượng. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite hoặc Amalgam để trám răng. Nếu những vật liệu này không không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ không đảm bảo được độ bền, dễ làm răng trám bị mẻ.
Tay nghề của bác sĩ kém hoặc kỹ thuật trám răng không tốt làm cho mối hàn không chắc, trám không kín,… Mối hàn không thể bám chặt vào bề mặt răng nên rất dễ bị tác động và rơi ra ngoài.
2.3. Răng trám bị mẻ do miếng trám đã dùng lâu năm
Thông thường, hàn trám răng có thể giúp Quý khách bảo tồn răng ít nhất là 4 - 5 năm. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, miệng trám trở nên yếu hơn, dễ bị nứt, vỡ hoặc bung ra ngoài. Đây là lúc Quý khách nên đi trám lại hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
3. Răng trám bị mẻ có trám lại được không?
Răng trám bị mẻ, vỡ hay nứt có trám lại được không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Theo các chuyên gia, việc trám lại răng là hoàn toàn khả thi. Khắc phục càng sớm sẽ tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho vùng răng đã bị tổn thương.
Việc trám răng lại lần thứ 2 cũng không quá khác biệt so với lần đầu tiên. Quan trọng nhất là Quý khách cần tìm một nha khoa uy tín cùng công nghệ trám răng hiện đại để duy trì hiệu quả lâu dài.
Nếu kích thước miếng trám bị mẻ lớn hoặc miếng trám bị rớt ra ngoài nhiều lần, việc trám đè lên sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Lúc này, bác sĩ bắt buộc phải tháo bỏ miếng trám cũ và tiến hành hàn trám lại. Nếu phần còn lại của miếng trám bị đen, bác sĩ buộc phải tháo bỏ miếng trám cũ và hàn lại miếng trám mới.
Bên cạnh đó, bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một giải pháp hiệu quả trong trường hợp này. Bọc răng sứ vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, hơn nữa độ bền cũng cao hơn so với kỹ thuật trám răng.
Răng trám bị mẻ có thể trám lại hoặc bọc răng sứ
Lưu ý:
Trong trường hợp miếng trám răng bị mẻ, trước hết Quý khách nên lấy miếng trám bị rớt ra ngoài. Bởi nếu miếng trám vỡ ở trong miệng, Quý khách có thể nuốt phải hoặc có thể đâm vào má và lợi gây đau.
4. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng hạn chế răng trám bị mẻ
Khi trám răng, bác sĩ áp dụng công nghệ hiện đại để miếng trám chắc chắn, không gây ra cảm giác khó chịu. Nếu Quý khách không chăm sóc răng miệng cẩn thận, miếng trám có thể bị nứt, mẻ hay bung ra bất cứ lúc nào.
4.1. Sử dụng lực nhai vừa phải mỗi khi ăn uống
Nên sử dụng lực ăn nhai vừa phải, không dùng lực quá mạnh vì có thể gây ảnh hưởng tới mối trám. Mặt khác, Quý khách tuyệt đối không sử dụng răng như một công cụ để mở nắp chai, hoặc cắn nước đá. Ngoài ra, Quý khách nên hạn chế nhai bên hàm có mối trám trong thời gian đầu sau khi trám.
Điều chỉnh lực nhai, chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hạn chế răng trám bị mẻ
4.2. Ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều đường, có tính axit
Quý khách nên ưu tiên những loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp và không có tính axit. Những loại đồ ăn, thức uống quá nóng hay quá lạnh cũng gây ra cảm giác ê buốt răng nên Quý khách cần tránh.
4.3. Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Quý khách nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận, tuy nhiên không nên đánh răng quá nhiều lần trong ngày. Quý khách có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý, chỉ nha khoa,… để vệ sinh khoang miệng thường xuyên.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết những thông tin về trường hợp răng trám bị mẻ. Hy vọng với những thông tin này đã giúp Quý khách có thêm những kiến thức hữu ích áp dụng được trong thực tế.
Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng là vô cùng cần thiết, nhất là ở vị trí trám răng. Quý khách cần trám răng hoặc bọc răng sứ hãy liên hệ ngay cho nha khoa Tâm Đức Smile để bác sĩ tư vấn miễn phí bằng cách:
- Gọi tới sốHotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng dưới đây.